14 tháng 9 2020

Thơ Đường

<R.01~Luật Thơ>

Thác Pongour Dalat

THƠ ĐƯỜNG
★★★

1. KHÁI NIỆM
    1.1. Khái niệm về thơ
    1.2. Lịch sử thơ Đường
    1.3. Thơ Đường thời nay
    1.4. Các định nghĩa
2. LUẬT THƠ ĐƯỜNG
    2.1. Các quy tắc căn bản
    
2.2. Quy tắc thể loại
    2.3. Quy tắc bố cục
    2.4. Quy tắc niêm
    2.5. Quy tắc vần    
    2.6. Quy tắc đối
    2.7. Các phụ lục
3. HÌNH THỨC  BIẾN THỂ
    3.1. Chính thể và Biến thể
    3.2. Biến thể số từ
        1) Thể ngũ ngôn
        2) Thể lục ngôn
        3) Thể yết hậu
    3.3. Biến thể số câu
        1) Thể tứ tuyệt
        2) Thể gia cú
        3) Thể liên hoàn
    3.4. Biến thể thanh điệu 
        1) Thể bất luận
        2) Thể trốn vần
        3) Thể khoán thủ
        4) Thể mỹ thanh
4. PHÉP XƯỚNG HỌA
    4.1. Khái niệm về xướng họa
    4.2. Nguyên tắc xướng họa
    4.3. Ứng dụng mở rộng 
5. LỖI BỆNH THƠ ĐƯỜNG
    5.1. Vấn đề lỗi bệnh
    5.2. Phân loại và diễn giải
        1) Vi phạm nguyên tắc
        2) Biện pháp dùng từ   
        3) Biện pháp hài âm
    5.3. Biện pháp khắc phục và áp dụng 
    
★★★ 

1. KHÁI NIỆM 

1.1. Khái niệm về thơ

        Thơ là một loại hình văn học diễn tả ý tưởng của con người về một chủ đề nhất định;
        Cũng như Văn, Thơ xuất phát từ ngôn ngữ nói của con người, khởi nguồn có tính tự phát bằng các từ, ngữ được trau chuốt và phát triển thành câu, bài; nhưng Thơ khác Văn ở chỗ Thơ luôn hình thành một bộ khung cấu trúc có tính tiết điệu, vần điệu theo quy định của luật thơ, gọi là BÀI THƠ.

 1.2. Lịch sử thơ Đường 

        Trung Quốc có một nền văn hóa sớm phát triển, thoạt đầu người Trung Quốc đã lưu hành một loại hình văn học tiếng Hán cổ với một hình thức ca từ tự do chưa có quy luật nhất định gọi là thơ cổ thể. Đến thời Nhà Đường (618-907), các thi nhân biên soạn lại các quy tắc hình thành một loại hình thể thơ cận thể với các bộ khung cấu trúc nhất định gọi là bài thơ. Thể thơ cận thể phát triển rực rỡ và các bài thơ gọi là Đường thi.
        Quá trình du nhập vào Việt Nam từ thời Nhà Trần (1225-1400), Đường thi gọi theo tiếng Việt là thơ Đường. Trải qua nhiều thăng trầm, thơ Đường phát triển và giữ nguyên cấu trúc từ buổi ban đầu cho tới ngày nay, dựa vào bộ khung cấu trúc có giá trị bền vững và thu hút. 
        Ngay từ lúc ra đời ở thế kỷ thứ 7, nét tinh hoa kiên cố, cân xứng và nguy nga của bài thơ Đường vẫn giữ nguyên giá trị qua các thời đại và lưu truyền cho tới hiện nay. 

1.3. Thơ Đường thời nay

        Ngày nay, người chơi thơ vẫn giữ nguyên luật thơ và phong cách diễn đạt ý tưởng của người xưa nhưng diễn giải và bày vẽ thêm nhiều tính chất đặc biệt liên quan đến bài thơ và chú trọng nhiều hơn về biện pháp dùng từ biểu đạt và biện pháp hài âm êm tai cho bài thơ.

1.4. Định nghĩa từ dùng 


★★★

2. LUẬT THƠ ĐƯỜNG
        
 2.1. Các quy tắc căn bản:

       Luật thơ Đường là toàn bộ các quy tắc quy định về việc hình thành bài thơ, gồm 5 quy tắc căn bản: 
        1. Quy tắc thể loại quy định về việc hình thành thể thơ và luật bằng trắc của bộ khung cấu trúc của bài thơ;
        2. Quy tắc bố cục quy định về việc hình thành các phân nhiệm của bộ khung cấu trúc của bài thơ;
        3. Quy tắc niêm quy định về việc hình thành bộ phận cấu trúc giữ vai trò ổn định tính tiết điệu của bài thơ;
        4. Quy tắc vần quy định về việc hình thành bộ phận cấu trúc giữ vai trò liên thông tính vần điệu của bài thơ;
        5. Quy tắc đối quy định về việc hình thành tính cân xứng từ giữ vai trò biểu cảm đặc thù của bài thơ;
        Các quy tắc căn bản được trình bày thống nhất theo 3 nội dung: 1) Mục đích và đối tượng; 2) Quy định chuẩn; 3) Quy định mở.

 2.2. Quy tắc thể loại

        1) Mục đích và đối tượng: 
        Mục đích của quy tắc thể loại là quy định về việc hình thành thể thơ và luật bằng trắc của bài thơ căn cứ các yếu tố thể loại: số từ, số câu và thanh điệu; 
        Đối tượng của quy tắc thể loại là "Từ hoạt động ở tất cả vị trí" của bài thơ.

        2) Quy định chuẩn: 
        a) Thể thơ Đường thuộc loại hình thể thơ có số từ của câu thơ là 7 từ, (âm Hán Việt gọi là thể thơ thất ngôn). Khi kết hợp với số câu là 8 câu sẽ hình thành một bài thơ 7 chữ 8 câu (âm Hán Việt gọi là bài thơ thất ngôn bát cú);
        b) Luật bằng trắc của thơ Đường là sự kết hợp 2 thanh điệu bằng trắc của từ tiếng Việt của 2 bộ phận cấu trúc niêm, vần hình thành 4 hệ quả dạng thể niêm-vần của bài thơ Đường: - Bài thơ Niêm Bằng Vần Bằng; - Bài thơ Niêm Bằng Vần Trắc; - Bài thơ Niêm Trắc Vần Bằng; - Bài thơ Niêm Trắc Vần Trắc; (Mục 2.7. Sơ đồ minh họa ~ Phụ lục 2) 

         3) Quy định mở:
         Việc điều chỉnh các yếu tố thể loại của bài thơ chính thể sẽ hình thành các loại hình bài thơ biến thể: - Biến thể số từ; - Biến thể số câu; - Biến thể thanh điệu; mỗi loại hình biến thể hình thành một số thể thơ nhất định; 
         
2.3. Quy tắc bố cục

        1) Mục đích và đối tượng:
        Mục đích của quy tắc bố cục là quy định về việc hình thành các phân nhiệm của bộ khung cấu trúc của bài thơ; 
       Đối tượng của quy tắc bố cục là "Từ tổ hợp thành 4 cặp câu bố cục" của bài thơ.

        2) Quy định chuẩn: 
        Bài thơ được phân đoạn thành 4 cặp câu bố cục gắn liền với tên gọi, vị trí và nhiệm vụ:
        a) Cặp đề: cặp câu 1-2, nhiệm vụ giới thiệu chủ đề của bài thơ; 
        b) Cặp thực: cặp câu 3-4, nhiệm vụ trình bày phần thực trạng của chủ đề; 
        c) Cặp luận: cặp câu 5-6, nhiệm vụ mở rộng phần luận điểm của thực trạng;
        d) Cặp kết: cặp câu 7-8, nhiệm vụ đúc kết phần ý tưởng đã trình bày.

        3) Quy định mở: 
        Từ được dùng trong cặp thực và cặp luận không được dùng làm tên bài thơ, vi phạm gọi là lỗi Phạm đề. Quy định này được dùng trong nền thi cử trước đây và ngày nay vẫn còn một số thi đàn áp dụng.

2.4. Quy tắc niêm

       1) Mục đích và đối tượng:
        Mục đích của quy tắc niêm là quy định về việc hình thành một bộ phận cấu trúc giữ vai trò ổn định tính tiết điệu của bài thơ; 
        Đối tượng của quy tắc niêm là “Từ tổ hợp thành bộ niêm xếp ở vị trí cột từ thứ 1 đến thứ 6" của bài thơ. 

       2) Quy định chuẩn: 
        a) Niêm là những cặp từ xếp theo 2 phương ngang và dọc của bài thơ: - Theo phương ngang gọi là cặp từ niêm, xếp ở 3 vị trí cặp từ: 1-2, 3-4, 5-6; - Theo phương dọc gọi là cặp câu niêm, xếp ở 4 vị trí các cặp câu: 1-8, 2-3, 4-5 và 6-7;
        b) Tính chất của niêm: - 2 từ chung cặp thì đồng thanh; - 2 cặp từ liền kề thì đối thanh; - Trường hợp ngoại lệ đặc biệt là cột từ niêm thứ 5 thì luôn phụ thuộc và đối thanh với cột từ vần (cột từ thứ 7) nên cặp từ niêm 5-6 luôn biến đổi là đồng thanh hay đối thanh;
        c) Niêm chủ là từ đại diện bộ niêm đặt ở vị trí từ thứ 2 câu 1. Niêm chủ hình thành bộ niêm căn cứ quy định chuẩn này. (Mục 2.7. Sơ đồ minh họa ~ Phụ lục 1 và Phụ lục 2)

        3) Quy định mở:
        a) Sự tương quan của từ niêm thứ 2, thứ 4 với từ vần thứ 7 hình thành tiết điệu 2-2-3 của câu thơ và là nền tảng hài âm căn bản của thơ Đường. 
        b) Đối với các trường hợp biến thể thanh điệu của các từ ở vị trí thứ 3 của câu vần hoặc vị trí thứ 5 của câu tự do, nếu là từ bằng mà đổi ra từ trắc sẽ gây cảm giác khó nghe thì gọi là “khổ độc” (Chương 3. Hình thức biến thể, Mục 3.4. Biến thể thanh điệu, Tiểu mục 3.4.1. Thể bất luận).

2.5. Quy tắc vần

        1) Mục đích và đối tượng:
        Mục đích của quy tắc vần là quy định về việc hình thành một bộ phận cấu trúc giữ vai trò liên thông tính vần điệu của bài thơ;
        Đối tượng của quy tắc vần là "Từ tổ hợp thành bộ vần xếp ở vị trí cột từ thứ 7" của bài thơ.

        2) Quy định chuẩn: 
        Vần có 3 loại vần:
        a) Vần chính: là các từ vần của các câu thứ 1, 2, 4, 6, 8; đó là các từ đồng vần cái, đồng thanh điệu bằng hay trắc; câu mang vần chính gọi là câu vần;
        b) Vần tự do: là các từ vần của các câu thứ 3, 5, 7; có vần cái tự do và đối thanh điệu với vần chính; câu mang vần tự do gọi là câu tự do;
        c) Vần chủ: là từ đại diện bộ vần, ở vị trí câu 1. Vần chủ cũng là một vần chính đặc biệt, hình thành bộ vần căn cứ quy định chuẩn này.

        3) Quy định mở: 
        a) Sự tương quan của từ vần với từ niêm trọng yếu thứ 2, thứ 4 hình thành tiết điệu 2-2-3 của câu thơ (Mục 2.4. Quy tắc niêm, Tiểu mục 2.4.1. Quy định chuẩn); 
        b) Tiêu chuẩn giá trị của bộ vần gồm 2 loại hình: - Loại vần căn bản là vần chính vận, vần thông vận có giá trị kém hơn; - Cách gieo căn bản của vần chính và vần tự do xếp (liền kề hay liên tiếp) thì phải khác dấu thanh. (Mục 2.7. Sơ đồ minh họa ~ Phụ lục 1 và Phụ lục 2)

 2.6. Quy tắc Đối

        1) Mục đích và đối tượng:
        Mục đích của quy tắc đối là quy định về việc hình thành tính cân xứng từ giữ vai trò biểu cảm đặc thù của bài thơ; 
        Đối tượng của quy tắc đối là “Từ tổ hợp thành cặp câu đối (hay cặp đối) ở vị trí cặp thực và cặp luận" của bài thơ. Mỗi cặp đối có 2 vế đối, mỗi vế đối gồm các từ đối.

        2) Quy định chuẩn
        Các từ đối của 2 vế đối phải được xếp tương ứng cùng vị trí thứ tự trong câu và đảm bảo tính cân xứng từ trong vế đối, hay còn gọi là đối nhau về các mặt:
        a) Từ loại, gọi là đối từ, là sự phân loại từ đối theo lớp từ vựng (thực từ, hư từ), và cấu tạo từ (từ đơn, từ ghép, từ nguyên); 
        b) Âm tiết, gọi là đối âm, là sự cân xứng 2 thanh điệu bằng trắc của các từ đối tương ứng, còn gọi là đối thanh; 
        c) Ý nghĩa, gọi là đối ý, là sự phù hợp ngữ cảnh được diễn tả bằng các sự: đồng nghĩa, trái nghĩa, bổ sung, hỗ tương, … của các từ đối tương ứng.

        3) Quy định mở:  
        Các vế đối có thể điều chỉnh vị trí của các từ đối tương ứng theo quy định cụ thể như sau:
        aGiao cổ đối: là điều chỉnh chia mỗi vế đối thành 2 tiểu vế đối 3 từ và tiểu vế đối 4 từ, đặt ở 2 vị trí trái ngược nhau trong cặp đối sao cho tiểu vế đối 3 từ đối với tiểu vế đối 3 từ, tiểu vế đối 4 từ đối với tiểu vế đối 4 từ, biến thể này còn gọi là phép đối chéo
        bGiao duyên đối: là điều chỉnh đảo ngược thứ tự các từ đối tương ứng sao cho từ đối thứ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 của vế trên đối với từ đối thứ 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1 của vế dưới, biến thể này còn gọi là phép đối đảo. 
        • Ghi chú: Trên thi đàn hiện nay lưu truyền còn nhiều hình thức đối khác, vì xét thấy không theo quy tắc đối này nên chúng tôi không chọn vào đây. 

2.7. Sơ đồ minh họa 

        
• Phụ lục 1) Minh họa sơ đồ cấu trúc Niêm-Vần của bài thơ chính thể  

Cấu trúc Niêm-Vần của bài thơ chính thể

0

1

2

3

4

5

6

7

Bố cục

Đối

1

n

N

n

n

n

n

V

Cặp đề

Ko đối

2

n

n

n

n

n

n

V

3

n

n

n

n

n

n

v

Cặp thực

Đối

4

n

n

n

n

n

n

V

5

n

n

n

n

n

n

v

Cặp luận

Đối

6

n

n

n

n

n

n

V

7

n

n

n

n

n

n

v

Cặp kết

Ko đối

8

n

n

n

n

n

n

V


        Ghi chú:
        - Niêm (n): ô nền màu xanh, 2 loại xanh tượng trưng 2 loại thanh điệu bằng trắc đối nhau, chữ viết hoa (N) là niêm chủ;
        - Vần (v): ô nền màu đỏ, chữ viết thường (v) là vần tự do, viết hoa (V) là vần chính và có gạch đít (V) là vần chủ. 
 
        • Phụ lục 2) Minh họa Luật bằng trắc của bài thơ chính thể 

LUẬT BẰNG TRẮC của 4 bài thơ chính thể

 

1

2

3

4

5

6

7

1

2

3

4

5

6

7

 

1

b

b

t

t

t

b

B

N

b

b

t

t

b

b

T

 

2

t

t

b

b

t

t

B

I

t

t

b

b

b

t

T

 

3

t

t

b

b

b

t

t

Ê

t

t

b

b

t

t

b

 

4

b

b

t

t

t

b

B

M

b

b

t

t

b

b

T

 

5

b

b

t

t

b

b

t

B

b

b

t

t

t

b

b

 

6

t

t

b

b

t

t

B

t

t

b

b

b

t

T

 

7

t

t

b

b

b

t

t

N

t

t

b

b

t

t

b

 

8

b

b

t

t

t

b

B

G

b

b

t

t

b

b

T

 

 

V

N

B

N

G

 

V

N

T

R

C

 

1

t

t

b

b

t

t

B

N

t

t

b

b

b

t

T

 

2

b

b

t

t

t

b

B

I

b

b

t

t

b

b

T

 

3

b

b

t

t

b

b

t

Ê

b

b

t

t

t

b

b

 

4

t

t

b

b

t

t

B

M

t

t

b

b

b

t

T

 

5

t

t

b

b

b

t

t

T

t

t

b

b

t

t

b

 

6

b

b

t

t

t

b

B

R

b

b

t

t

b

b

T

 

7

b

b

t

t

b

b

t

b

b

t

t

t

b

b

 

8

t

t

b

b

t

t

B

C

t

t

b

b

b

t

T

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


        Ghi chú:
       - Chữ viết: b, B = từ bằng; t, T = từ trắc; viết hoa chỉ bộ vần chính
       - Màu nền: niêm → xanh; vần → đỏ nhạt;

★★★

3. HÌNH THỨC BIẾN THỂ

3.1. Chính thể và biến thể

        1) Bài thơ chính thể
        Bài thơ chính thể là bài thơ hình thành đúng quy định chuẩn của các quy tắc căn bản quy định về việc hình thành bài thơ. 
         Các câu thơ của bài thơ chính thể gọi là câu thơ chính thể;
        Về mặt số từ của thanh điệu bằng/trắc, câu thơ chính thể chia ra thành 2 loại câu: - Câu thanh bằng hay Câu Bằng, là câu có 4 từ bằng và 3 từ trắc; - Câu thanh trắc hay Câu Trắc, là câu có 4 từ trắc và 3 từ bằng.
           
        2) Bài thơ biến thể
        Bài thơ biến thể là những hình thức điều chỉnh các yếu tố thể loại của bài thơ chính thể theo các quy định cụ thể. Hệ quả ghi nhận:
        a) Việc điều chỉnh các yếu tố thể loại hình thành 3 loại hình biến thể: - Biến thể số từ; - Biến thể số câu; - Biến thể thanh điệu; mỗi loại hình biến thể có một số thể thơ nhất định; (Chương 2: Luật Thơ Đường, Mục 2.2. Quy tắc thể loại ~ 3) Quy định mở)
        b) Khi đã hình thành, thể thơ biến thể vẫn có tính năng của thể thơ chính thể, tức là có thể áp dụng thêm một hay nhiều dạng biến thể khác; ví dụ như bài thơ ngũ ngôn (biến thể số từ), vẫn có thể có dạng tứ tuyệt (biến thể số câu), hoặc theo thể bất luận (biến thể thanh điệu) và cũng có thể tổ hợp theo thể liên hoàn (biến thể số câu đặc biêt) hay điều chỉnh dấu thanh  theo thể mỹ thanh (biến thể thanh điệu đặc biệt, v.v…);
        Thể thơ biến thể được ghi nhận và trình bày theo 3 nội dung: - Chỉ tiêu điều chỉnh; - Cách điều chỉnh cấu trúc bài thơ; - Các hệ quả hoạt động nếu có.

3.2. Biến thể số từ

        Biến thể số từ là điều chỉnh giảm số từ của câu thơ của bài thơ chính thể;
        Cách điều chỉnh cấu trúc bài thơ là giảm số từ đúng theo quy định cụ thể; 
        Biến thể số từ hình thành 3 dạng biến thể: thể ngũ ngôn; thể lục ngôn; thể yết hậu.

        1) Thể ngũ ngôn
        Là một dạng thể thơ quy định số từ của câu thơ là 5 từ;
        Cách điều chỉnh cấu trúc bài thơ là cắt giảm 2 cột từ đầu (cột từ thứ 1, cột từ thứ 2) của mỗi câu thơ;
        Thể ngũ ngôn được xem như là thể 
giản lược 2 từ đầu của tất cả các câu thơ của thể thất ngôn. 

        2) Thể lục ngôn
        Là một dạng thể thơ quy định số từ trong câu thơ là 6 từ;
        Cách điều chỉnh cấu trúc câu thơ là cắt giảm từ thứ 5 của các câu thơ, các cấu trúc còn lại giữ nguyên theo bài thơ chính thể;
        Bài thơ lục ngôn có thể có thuần câu 6 từ, hay chỉ xen kẽ một số câu 6 từ vào các câu 7 từ của bài thơ chính thể; cần lưu ý nếu áp dụng cho các cặp đối thì phải bảo đảm sự cân xứng từ của vế đối.

        3) Thể yết hậu
        Là một dạng thể thơ quy định số từ của câu thơ cuối là 1 từ;
        Cách điều chỉnh là cắt giảm các từ của câu thơ cuối chỉ chừa lại 1 từ là vần thơ, các cấu trúc còn lại giữ nguyên so với bài thơ chính thể;
        Thể thơ yết hậu có thể áp dụng cho tất cả các dạng thể bài thơ có các loai câu 5 từ, 6 từ, 7 từ.

3.3. Biến thể số câu

        Biến thể số câu là điều chỉnh giảm hay tăng số câu của bài thơ chính thể;
        Cách điều chỉnh cấu trúc của thể thơ áp dụng các biện pháp thích hợp căn cứ vào quy định cụ thể;
        Biến thể số câu có 3 dạng biến thể: thể tứ tuyệt, thể gia cú, và 1 dạng thể đặc biệt là thể liên hoàn.

        1) Thể tứ tuyệt
        Là một dạng thể thơ quy định số câu của bài thơ là 4 câu;
        Cách điều chỉnh cấu trúc thể thơ tứ tuyệt là cắt bỏ và giữ lại từng 2 cặp câu bố cục liền kề, thứ tự từ trên xuống dưới; cụ thể bài thơ có số câu còn lại là (1,2,3,4), (3,4,5,6), (5,6,7,8), (1,2,7,8), cấu trúc các cặp câu này giữ nguyên theo bài thơ chính thể;
        Các yếu tố hoạt động khác: a) Nếu câu thơ chính thể có đối thì có thể áp dụng đối hay không; b) Được kết hợp thành một tổ hợp gọi là thể trường thiên tứ tuyệt với số lượng khổ thơ bất kỳ.

        2) Thể gia cú 
        Là một dạng thể thơ quy định gia tăng từng 2 cặp câu thực và luận vào bài thơ với số lượng bất kỳ;
        Cách điều chỉnh cấu trúc bài thơ là gia tăng từng cặp câu thực và luận (4 câu) theo quy định cụ thể vào vị trí nối tiếp cặp luận của thể thơ chính thể;
        Các yếu tố hoạt động khác là điều chỉnh hài hòa chức năng biểu đạt giữa thực và luận cho phù hợp.

        3) Thể liên hoàn
        Là một dạng thể thơ biến thể số câu đặc biệt, nhằm điều chỉnh mở rộng bài thơ chính thể thành một tổ hợp bài thơ gọi là khổ thơ theo quy định;
        Cách điều chỉnh cấu trúc của thể thơ là áp dụng theo quy định cụ thể về số lượng và mối liên kết hình thành thể thơ biến thể
        Cách trình bày theo 3 tiêu chí: - Số lượng khổ thơ; - Mối liên kết giữa các khổ thơ; - Tương quan của bộ vần chính:

        a) Thể liên hoàn vận
        Số tổng khổ thơ là 2;
        Mối liên kết như 2 khổ thơ bình thường;
        Cấu trúc bộ vần chính của khổ thơ nối tiếp là bộ vần chính đảo ngược thứ tự của khổ thơ đầu.

        b) Thể thuận nghịch độc
        Số tổng khổ thơ là 2: gọi là bài thơ thuận và bài thơ nghịch,
        Mối liên kết là sự đảo ngược thứ tự của số từ trong mỗi câu thơ và số câu trong mỗi khổ thơ của khổ thơ sau so với khổ thơ trước;
        Cấu trúc bộ vần chính của 2 khổ thơ gieo bình thường.

        c) Thể xa luân ngũ bộ
        Số tổng khổ thơ là 5;
        Mối liên kết là 5 câu vần sẽ làm 5 câu mở đề của 5 khổ thơ trong tổ hợp;
        Cấu trúc bộ vần chính của thể thơ áp dụng vần chủ theo quy định, các vần còn lại của từng khổ gieo xoay vòng theo thứ tự của khổ đầu.

        d) Thể lộc lư ngũ bộ
        Số tổng khổ thơ là 5;
        Mối liên kết là 5 vần chính của khổ đầu sẽ làm 5 vần chủ của 5 khổ thơ trong tổ hợp;
        Cấu trúc bộ vần chính của từng khổ có vần chủ theo quy định, các vần còn lại gieo đủ số vần của bộ vần chính.

        e) Thể liên hoàn thức
        Số tổng khổ thơ bất kỳ;
        Mối liên kết là dùng câu 8 của khổ thơ trước làm câu 1 của khổ thơ nối tiếp;
        Cấu trúc bộ vần chính của mỗi khổ thơ nối tiếp là bộ vần đảo ngược thứ tự của khổ thơ trước.

        f) Thể ô thước kiều
        Số tổng khổ thơ bất kỳ (thường thấy là 10);
        Mối liên kết là dùng vài từ của câu 8 của khổ thơ trước đưa vào gợi mở đề cho câu 1 của khổ thơ nối tiếp;
        Cấu trúc bộ vần chính của mỗi khổ thơ gieo bình thường.

3.4. Biến thể thanh điệu

        Biến thể thanh điệu là điều chỉnh thanh điệu của từ ở các vị trí quy định;
    
    
Cách điều chỉnh cấu trúc câu thơ là hoán đổi thanh điệu bằng trắc của
từ: ở các vị trí và thỏa điều kiện quy định cụ thể;
    
    
Biến thể thanh điệu có 4 dạng biến thể: thể bất luận, thể trốn vần, thể khoán thủ, thể mỹ thanh.

       1) Thể bất luận
        Là một dạng thể thơ được phép hoán đổi thanh điệu bằng trắc của các từ ở các vị trí quy định cụ thể là: thứ 1, thứ 3 và thứ 5 của câu thơ chính thể;
        Cách điều chỉnh cấu trúc của bài thơ biến thể là hoán đổi thanh điệu bằng trắc cho các từ có yêu cầu ở các vị trí quy định cụ thể;        
        Bài thơ chính thể vốn là một hệ cấu trúc hài hòa nên việc điều chỉnh thanh điệu của một từ bất kỳ có thể gây xáo trộn cho vấn đề hài âm. Tùy thuộc yếu tố vị trí và mối liên hệ của từ điều chỉnh mà hệ quả hài âm có mức độ ảnh hưởng khác nhau: - Ở vị trí cột từ thứ 1, từ điều chỉnh nằm trong phạm vi cặp từ niêm đồng thanh, hệ quả hài âm gây ảnh hưởng không đáng kể nên thường được dùng làm thể khoán thủ; - Ở vị trí cột từ thứ 3, từ điều chỉnh nằm giữa 2 cặp từ niêm đối thanh nên hệ quả hài âm có trường hợp gây ảnh hưởng nặng hơn; - Ở vị trí cột từ thứ 5, từ điều chỉnh biến đổi theo từ vần khác quy luật với từ niêm nên hệ quả hài âm gây có trường hợp ảnh hưởng rất nặng nề; - Với 2 vị trí cột từ thứ 3 và thứ 5 này, có trường hợp rất là khó nghe, khi từ đáng là từ bằng lại hoán đổi thành từ trắc ở cột từ thứ 3 của câu vần, hoặc ở cột từ thứ 5 của câu tự do, quan niệm lỗi bệnh gọi đó là lỗi “khổ độc”.

        2) Thể trốn vần
        Là một thể thơ quy định hoán đổi thanh điệu vần chủ của bài thơ;
        Cách điều chỉnh cấu trúc của bài thơ biến thể là hoán đổi thanh điệu của vần chủ, đồng thời với vần phụ tương ứng ở vị trí từ thứ 5 câu 1; các cấu trúc còn lại giữ nguyên như bài thơ chính thể;
        Hệ quả hoạt động của bài thơ điều chỉnh là áp dụng thêm 1 phép đối trực tiếp cho cặp đề của bài thơ biến thể.

        3) Thể khoán thủ 
        Là một dạng thể thơ biến thể thanh điệu đặc biệt của thể bất luận, quy định các từ đầu câu (từ thứ 1) gọi là từ thủ phải theo đúng tổ hợp từ quy định sẵn gọi là từ khoán thủ của thể thơ;
        Cách điều chỉnh cấu trúc của thể thơ biến thể là lắp đặt các từ khoán thủ vào vị trí cột từ thủ (cột từ thứ 1) của thể thơ chính thể;
        Thể thơ khoán thủ có các loại hình cụ thể như sau:

        a) Thể thủ nhất tự
        Tổ hợp từ khoán thủ là 1 từ duy nhất được quy định dùng làm 8 từ thủ của bài thơ biến thể.

         b) Thể áp cú
        Tổ hợp từ khoán thủ là các từ vần của bài thơ được quy định từ vần của câu trên thành từ thủ của câu dưới theo thứ tự câu của bài thơ biến thể.

         c) Thể dĩ đề di thủ
        Tổ hợp từ khoán thủ là những cụm từ được quy định dùng tất cả các từ của cụm từ làm thành các từ thủ theo thứ tự cho bài thơ biến thể.

         d) Thể tung hoành trục khoán 
        Tổ hợp từ khoán thủ là 1 cặp thơ thất ngôn được quy định áp dụng theo 2 bước: - Bước 1: dùng 7 từ của câu khoán 1 làm 7 từ thủ của 7 câu thứ tự từ 1 đến 7; - Bước 2: dùng câu khoán 2 làm câu kết của bài thơ biến thể.

        e) Thể khoán thủ chiết tự
        Tổ hợp từ khoán thủ là 1 danh từ riêng được quy định dùng phép phân tích thành tố âm tiết của danh từ riêng thành các ký tự mẫu, để từ đó áp dụng cho mỗi ký tự mẫu thành 1 từ thủ có cùng phụ âm đầu cho bài thơ biến thể.

        4) Thể mỹ thanh
        Là một dạng thể thơ biến thể thanh điệu đặc biệt, nhằm điều chỉnh và sắp xếp dấu thanh theo quy định cụ thể của thể mỹ thanh và không ảnh hưởng đến Luật bằng trắc của thể thơ chính thể.
        Cách điều chỉnh và sắp xếp dấu thanh chỉ thuộc phạm vi thanh điệu bằng trắc của từ trong câu thơ; 
        Biến thể dấu thanh có 2 dạng thể: thể song thanh, thể ngũ độ thanh và 1 dạng thể đặc biệt xem như là một dạng biến thể kết hợp giữa thể bất luận và thể ngũ độ thanh gọi là thể mỹ lục thanh.

        a) Thể song thanh
       Là một thể thơ điều chỉnh dấu thanh của bài thơ chính thể theo quy định về việc hình thành thể song thanh là câu thơ chính thể phải là 3 cặp từ đồng dấu thanh và 1 từ độc lập khác dấu thanh với từ liền kề;
        Cách điều chỉnh dấu thanh căn cứ quy định của Luật bằng trắc (Chương 2. Luật Thơ Đường, Mục 2.7. Sơ đồ minh họa ~ Phụ lục 2), phân chia câu thơ chính thể về mặt cấu trúc thanh điệu thành cặp từ (2 từ) và nhóm từ (3 từ): - Đối với 1 cặp từ thì phải là 2 từ đồng dấu thanh, nếu 2 cặp từ cách khoản thì phải là 2 cặp từ khác dấu thanh; - Đối với nhóm từ đồng thanh bằng/trắc thì có thể hoán đổi vị trí giữa 1 cặp từ đồng dấu thanh và 1 từ độc lập khác dấu thanh.
        Thể song thanh chú trọng về thể thức hài âm điệp thanh của câu thơ gây cảm giác êm tai khi nghe đọc hoặc ngâm thơ.

        b) Thể ngũ độ thanh
        Là một dạng thể thơ điều chỉnh sắp xếp dấu thanh của thể thơ chính thể theo quy định của thể ngũ độ thanh là các từ đồng thanh điệu trong câu thơ phải khác dấu thanh;        
        Cách điều chỉnh dấu thanh của câu thơ chính thể căn cứ vào thanh điệu của câu: - Đối với câu trắc, từ trắc có 4 dấu thanh trắc, phải áp dụng đủ 4 dấu thanh khác dấu vào câu trắc; - Đối với câu bằng, từ bằng có 2 dấu thanh bằng, được xếp trùng dấu vào câu bằng, nhưng phải xếp xen kẽ sao cho 2 từ bằng liền kề không được trùng dấu thanh.
       Thể ngũ độ thanh chú trọng thể thức hài âm hòa thanh của câu thơ, tạo cảm giác êm tai cao nhất khi nghe đọc hoặc ngâm thơ. 

        c) Thể mỹ lục thanh
        Là một dạng thể thơ hoán đổi thanh điệu và sắp xếp dấu thanh của thể thơ chính thể theo quy định của thể mỹ lục thanh, cụ thể là bài thơ phải gồm đủ 8 câu trắc, và gieo dấu thanh theo thể ngũ độ thanh;     
        Cách điều chỉnh cấu trúc là trước hết phải biến thể chúng thành thể ngũ độ thanh (Tiểu mục 4b)tiếp theo là hoán đổi 4 thanh bằng của từ thủ của câu bằng thành 4 thanh trắc khác dấu thanh với các từ trắc khác trong câu; 
        Có thể xem như thể mỹ lục thanh là thể thơ kết hợp của 2 thể ngũ độ thanh và thể bất luận ở từ thứ 1 hay thể khoán thủ thanh trắc.

★★★

5. PHÉP XƯỚNG HỌA

5.1. Khái niệm về xướng họa

        Khi có một bài thơ đã sáng tác xong, trình ra diễn đàn và được một số bài thơ khác trình đáp trả gọi là họa thơ. Bài thơ trình ra trước theo một thể thơ nhất định gọi là bài xướng, các bài thơ đáp trả tuân theo một số nguyên tắc gọi là bài họaĐây là một cách chơi đặc biệt của thơ Đường gọi là phép xướng họa.

5.2. Nguyên tắc xướng họa

        Có 4 nguyên tắc căn bản của phép xướng họa là:
        1) Bài họa phải theo đúng thể thơ mà bài xướng đã dùng;
        2) Bài họa phải theo đúng chủ đề của bài xướng đã diễn tả;
        3) Bài họa phải dùng bộ niêm đối vận với bộ niêm của bài xướng;
        4) Bài họa phải theo đúng bộ vần của bài xướng;

5.3. Ứng dụng mở rộng
       
        Nguyên tắc xướng họa có các hình thức ứng dụng mở rộng như sau:
        1) Về thể thơ: bài thơ không theo đúng thể thơ của bài xướng thì không phải là bài họa mà gọi là bài cảm tác;
        2) Về chủ đề: bài thơ theo không đúng chủ đề của bài xướng thì gọi là bài họa mượn vận hay tá vận;
        3) Về bộ niêm: gặp trường hợp bất khả kháng phải dùng bộ niêm đồng thanh điệu thì không được dùng trùng từ niêm thứ 6 của bài xướng, vi phạm điều này gọi là phạm lỗi khắc lục;
        4) Về bộ vần: bộ vần chính của bài họa có thể áp dụng 1 trong 3 hình thức như sau so với bộ vần chính của bài xướng:
         - Nếu đúng theo thứ tự vần thì gọi là họa y vận hay nguyên vận;
         - Nếu theo thứ tự đảo ngược vần thì gọi là họa đảo vận;
         - Nếu theo thứ tự hoán đổi vần bất kỳ thì gọi là họa hoán vận;
         - Nếu sai vần bất kỳ của bộ vần xướng thì gọi là họa lạc vận.
         - Có trường hợp đặc biệt thường được tổ chức trong các cuộc thi gọi là họa hạn vận, tức là họa theo bộ vần chính được ấn định sẳn.

★★★

5. LỖI BỆNH THƠ ĐƯỜNG

5.1. Vấn đề lỗi bệnh

        Thi đàn hiện hành lưu truyền quan niệm lỗi bệnh của thơ Đường, tất cả được liệt kê thành 12 lỗi và 8 bệnh: 
        - 12 Lỗi: (1) Thất vận/Lạc vận; (2) Thất luật; (3) Thất niêm; (4) Thất đối; (5) Khổ độc; (6) Điệp thanh; (7) Điệp điệu; (8) Điệp âm; (9) Trùng vận; (10) Trùng từ/điệp từ; (11) Trùng ý/Hiệp chưởng; (12) Phạm đề/Mạ đề;
        - 8 Bệnh: (1) Bình đầu; (2) Thượng vỹ; (3) Phong yêu; (4) Hạc tất; (5) Chánh nữu; (6) Bàng nữu; (7) Đại vận; (8) Tiểu vận;
        Với các nhận xét: ”Lỗi là những điều cấm kỵ của thơ, phạm lỗi sẽ dẫn tới sai hỏng bài thơ hoặc ý tứ; bệnh là yếu tố làm giảm tính thơ, mắc bệnh dẫn tới kém chất lượng bài thơ”. (tham khảo các tài liệu đăng trên google)

5.2. Phân loại và diễn giải

        Căn cứ vào các ghi nhận trên, phần trình bày sắp xếp lại thành 3 loại hình lỗi bệnh: 1) Vi phạm quy tắc; 2) Biện pháp dùng từ; 3) Biện pháp hài âm. 
        Mỗi loại hình trình bày thành 4 cột: - Cột 1, số thứ tự theo từng loại hình; - Cột 2, sắp xếp lại thứ tự đã áp dụng cho mã hiệu truyền thống của lỗi bệnh: lỗi = L (từ L1 đến L12), bệnh = B (từ B1 đến B8); - Cột 3, tên gọi của lỗi bệnh; - Cột 4, diễn giải nội dung chi tiết của lỗi bệnh.

        1) Loại hình 1: Vi phạm quy tắc

        Vi phạm quy tắc là áp dụng sai quy định của Quy tắc căn bản của Luật thơ; 
        Có 2 tình huống vi phạm: 
        - Tình huống 1: Vi phạm quy định chuẩn là các lỗi bệnh L1, L2, L3, L4; 
        - Tình huống 2: Vi phạm quy định mở là các lỗi bệnh L5, L12.

        Bảng phân loại và diễn giải lỗi bệnh loại hình 1:

Số mã

Liệt kê

Tên gọi

Diễn giải

1

L1

Thất vận

Vi phạm quy định chuẩn của quy tắc vần đối với từ vần trong phạm vi của bộ vần

2

L2

Thất luật

Vi phạm quy định chuẩn (Luật bằng trắc) của quy tắc thể loại đối với từ trong bài thơ

3

L3

Thất niêm

Vi phạm quy định chuẩn của quy tắc niêm đối với từ niêm trong phạm vi của bộ niêm

4

L4

Thất đối

Vi phạm quy định chuẩn của quy tắc đối đối với các từ đối trong phạm vi các cặp đối

5

L5

Khổ độc

Vi phạm quy định mở của quy tắc thể loại, từ đáng là từ bằng mà đổi ra từ trắc, ở vị trí thứ 3 của câu vần hoặc vị trí thứ 5 của câu tự do

6

L12

Phạm đề

Vi phạm quy định mở của quy tắc bố cục khi  tên bài có từ trùng với từ dùng trong cặp thực, cặp luận theo quy phạm của nền thi cử xưa
         
        2) Loại hình 2: Biện pháp dùng từ

         Dùng từ là biểu đạt tính biểu cảm của từ dùng trong bài thơ gây ấn tượng tốt đẹp hay nhàm chán. Vấn đề lỗi bệnh đặt ra là nêu cảm giác nhàm chán do biện pháp dùng từ trùng lắp tác động vào cấu trúc bài thơ;
        Biện pháp dùng từ trùng lắp các mặt từ biểu lộ ở: chữ viết, ý nghĩa, tiết điệu và từ loại;
        Cấu trúc bài thơ quy định: a) Yếu tố vị trí dùng từ trùng lắp các mặt từ nằm ở vị trí bất kỳ hay có quy định cụ thể trong bài thơ; b) Yếu tố số lượng dùng từ trùng lắp các mặt từ của các câu thơ liên tiếp của bài thơ không được vượt qua là 4 câu.

        Bảng phân loại và diễn giải lỗi bệnh loại hình 2: 

Số mã

Liệt kê

Tên gọi

Diễn giải

1
-
2
L10
-
L9
Trùng từ
- Điệp từ
- Trùng vận
Trùng chữ viết của từ ở vị trí bất kỳ trong bài thơ: - Do dùng biện pháp tu từ gọi là Điệp từ; - Ở vị trí bộ vần gọi là Trùng vận

3

L11

Trùng ý
Hiệp chưởng

Trùng ý nghĩa của từ, cụm từ ở vị trí bất kỳ trong bài thơ; - nếu trùng ở vị trí cặp đối thì có tên là Hiệp chưởng

4

L7

Điệp điệu

Trùng tiết điệu về cách ngắt nhịp của câu thơ có số lượng ≥ 4 câu liên tiếp

5

B1

Bình đầu

Trùng từ loại ở vị trí từ thứ 1 đến thứ 4 trong câu thơ, có số lượng ≥ 4 câu liên tiếp

6

B2

Thượng vĩ

Trùng từ loại ở vị trí từ thứ 5 đến thứ 7 trong câu thơ, có số lượng ≥ 4 câu liên tiếp; - riêng ở vị trí từ thứ 5 thì có tên là Phạm nhãn

    
    
       3) Loại hình 3: Biện pháp hài âm

        Hài âm là tính biểu cảm về mặt thanh điệu của từ dùng trong câu thơ gây cảm giác êm tai hay khó nghe. Vấn đề lỗi bệnh đặt ra là nêu cảm giác khó nghe do biện pháp hài âm trùng lắp các âm tiết của từ tác động vào cấu trúc câu thơ;
        Biện pháp hài âm trùng lắp các âm tiết của từ biểu lộ ở bộ phận cấu trúc âm tiết: âm đầu, vần cái, dấu thanh;
        Cấu trúc câu thơ quy định: a) Yếu tố vị trí các âm tiết trùng lắp ở 2 vị trí của từ niêm thứ 2, từ niêm thứ 4 và từ vần thứ 7 trong câu thơ; b) Yếu tố số lượng các âm tiết trùng lắp trong câu thơ không được vượt qua là 2 đơn vị;

        Bảng phân loại và diễn giải lỗi bệnh loại hình 3:

Số mã

Liệt kê

Tên gọi

Diễn giải

1

B3

Phong yêu

Trùng dấu thanh của từ ở vị trí  từ niêm thứ 2 với từ vần thứ 7

2

B4

Hạc tấc

Trùng dấu thanh của từ ở vị trí từ niêm thứ 4 với từ vần thứ 7

3

L6

Điệp thanh

Trùng dấu thanh của từ với số lượng > 2 từ/câu bất kỳ

4

B7

Tiểu vận

Trùng vần cái của từ ở vị trí từ niêm thứ 2 với từ vần thứ 7, hoặc từ niêm thứ 6

5

B8

Đại vận

Trùng vần cái của từ ở vị trí từ niêm thứ 4 với từ vần thứ 7

6

L8

Điệp âm

Trùng vần cái của từ với số lượng > 2 từ/câu bất kỳ

7

B5

Chánh nữu

Trùng âm đầu của từ với số lượng > 2 từ/câu bất kỳ

8

B6

Bàng nữu

Trùng âm đầu của từ với số lượng > 3+1 hoặc 2+2 từ/cặp câu bố cục

  
        Ghi chú: trường hợp quy định về "nữu" không thống nhất với "thanh" và "vận": - Thiếu sót 2 yếu tố vị trí của từ niêm thứ 2, từ niêm thứ 4 và từ vần thứ 7; -  Không đồng nhất với yếu tố số lượng quy định chung với số từ trùng lắp là 2 từ/câu thơ; - Bệnh "bàng nữu B6" là một trường hợp thêm vào không có quy định tương đồng nào khác. 

5.3. Biện pháp khắc phục và áp dụng

        1) Biện pháp khắc phục
        Các lỗi bệnh có những đặc tính chung của từng loại hình nên biện pháp khắc phục sẽ có các giải pháp chung cho từng loại hình:
        - Loai hình 1: Dùng biện pháp sửa sai để áp dụng cho đúng quy định chuẩn hoặc quy định mở của quy tắc căn bản.
        - Loại hình 2: Chọn giải pháp gây ấn tượng tốt đẹp thể hiện bằng các biện pháp dùng từ: a) Với các mặt từ: chữ viết, ý nghĩa, tránh trùng lắp theo quy định về yếu tố vị trí là vị trí bất kỳ hay cụ thể; b) Với các mặt từ tiết điệu, từ loại tránh vượt qua quy định về yếu tố số lượng là 4 câu thơ trong bài thơ.
        - Loại hình 3: Chọn giải pháp gây cảm giác êm tai thể hiện bằng biện pháp hài âm của các âm tiết: a) tránh trùng lắp theo quy định về yếu tố vị trí là 2 vị trí từ niêm thứ 2 và từ niêm thứ 4 với từ vần thứ 7; b) tránh vượt qua quy định về yếu tố số lượng là 2 âm tiết trong câu thơ.

        2) Biện pháp áp dụng 
        Theo lẽ thường, các quy tắc căn bản hình thành luật thơ luôn tạo các bản sắc tốt đẹp, hài hòa cho bài thơ. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế, ngoại trừ sai sót do vô ý hoặc không thể sửa được, thường xảy ra các trường hợp cố ý vi phạm hoặc áp dụng biện pháp đối kháng:
        - Ở loại hình 1, việc vi phạm Quy tắc là cố ý tạo ra ấn tượng đặc biệt thường được gọi là biện pháp phá cách;
        - Ở loại hình 2, biện pháp dùng từ trùng lắp yếu tố vị trí hoặc vượt qua yếu tố số lượng, thường thuộc về việc áp dụng các biện pháp tu từ;
        - Ở loại hình 3, biện pháp hài âm trùng lắp yếu tố vị trí, hoặc vượt qua yếu tố số lượng thường do áp dụng các biện pháp hài âm nhịp chỏi để nhấn mạnh;
        Tóm lại, việc áp dụng các trường hợp cố ý vi phạm hoặc các biện pháp đối kháng ở một mức độ, ngữ cảnh nào đó nhằm mục đích nhấn mạnh, làm cho nổi bật để gây sự chú ý đặc biệt, rất cần được quan sát kỹ để phán đoán các hệ quả cần thiết.

Không có nhận xét nào: