Nhãn

30 tháng 12 2018

Năm tàn khắc khoải

<D.410><Tiết Khí>



NĂM TÀN KHẮC KHOẢI

Tiết lạnh nhen dầy buổi vãn đông
Đường đi tạo hóa vẫn xuôi dòng
Tà dương nhạt nhẽo chiều im lắng
Gió bão tiêu điều cảnh đợi trông
Duỗi mộng hồn côi tìm sóng ảo
Vầy hương vị ủ nhóm mơ hồng
Năm tàn lịch gỡ dần rơi hết
Để nghiệm âm thầm nỗi trống không.

Mai Thắng
181224

★ Bài xướng của Thầy Mai Lộc

NĂM TÀN

Thư phòng quạnh quẽ, lạnh chiều đông.
Mưa gió lê thê buốt giá hồn.
Sương trắng mơ hồ giăng khắp phố
Lá vàng tan tác chảy theo dòng.
Đèn sao nhấp nháy rực đường phố
Nhạc thánh u trầm vọng cõi không.
Thoi thóp năm tàn, cuốn lịch mỏng
Mấy tờ còn lại, sắt se trông!

Mailoc
12-23-18

★ Bài hoạ của Dung Nguyên

ĐÔNG TÀN

Cây giờ nảy lộc sắp tàn đông
Tí tách phùn giăng chảy hóa dòng
Đám cỏ xanh rờn xao xuyến mộng
Hoa đào rực đỏ ngỡ ngàng trông
Trào dâng cảm xúc hòa tươi thắm
Trỗi dậy niềm tin ủ thắm hồng
Dạ khát khao nhiều bao ước vọng
Cho hồn bổng vút tận tầng không...

27/12/2018
DUNG NGUYÊN

★ Bài hoạ của Mai Thành

CẢNH XÔ BỒ

Chạp về chẳng lạnh dẫu mùa đông
Chợt nắng xen mưa héo hắt lòng
Lãng đãng mù sương che hút lối
Mịt mờ mây kịt phủ quây dòng
Chiều tà lặng lẽ lòng tê tái...
Tuổi xế âm thầm chốn tĩnh không
Ngẫm sự thế nhân sao chán cảnh
Xô bồ danh lợi hám tiền trông !

122718 - Mai Thành.

27 tháng 12 2018

X82. Mưa Buổi Sớm Đông

<D.409~Bốn Mùa> 


MƯA BUỔI SỚM ĐÔNG

Rả rích bên hè những giọt mưa
Tàn đông vệt hửng khó lên vừa
Bình minh buổi sớm còn im đọng
Lửa bếp hương trà vẫn nhẹ đưa
Nghiệm chuỗi nguy nàn treo bất ổn
Tìm phương bỏ chạy lướt đi bừa
Nhìn quanh thế cuộc màn sinh tử
Khéo vẽ an nhàn cảnh dạ thưa!

Mai Thắng
181227

★ Bài hoạ của Van Be Ngo (Đức)

VỀ HAMBURG

Chân về Hamburg ngày đông mưa,
Ba tám năm xa kỷ niệm thừa.
Quãng vắng sau lưng buồn chất chứa,
Dòng đời định mệnh khúc hơn thua!
Nơi đây mái ấm ngày nương tựa,
Chốn cũ ân tình thuở nắng xưa.
Tuổi đã xế chiều nghiêng bóng cửa,
Từng ngày tóc bạc điểm lưa thưa.

31.12.2018
Ngô Văn Bé (Germany)

★ Bài hoạ của Cao Mỵ Nhân

SÁNG MƯA GIÔNG

Bạn đã nhìn xem sáng chuyển mưa
Một màn hơi nước ướt mây vừa
Rớt ngang thành phố như buồn bực
Đọng lại chân trời tưởng tiễn đưa
Tạm trú hiên nhà nghe gió tạt
Rời vô ngõ hẻm đẩy xe bừa
Ngày lên chưa đủ chan hoà nắng
Thấp thoáng bên đường ánh điện thưa...

Hawthorne 8 - 1 - 2019
CAO MỴ NHÂN

★ Bài hoạ của Thầy Mai Lộc
(Kỷ niệm trận tuyết đầu khi đến Mỹ 1983 - Pennsylvania)

TRẬN TUYẾT ĐẦU

Bước xuống phi trường, tí tách mưa
Tháng giêng Bắc Mỹ rét nào vừa.
Bếp hồng ấm áp sương mờ đọng
Ngõ tối lạnh lùng tuyết trắng đưa.
Xe cũ đi cày, khi ái ngại
Ngựa già kiếm sống, lúc xông bừa.
Nhớ nhà quạnh quẽ, ai chia sẻ?
Mộng ước Xuân về, gió sẽ thưa.

Mailoc

★ Bài hoạ của Mai Xuân Thanh

MƯA CALIFORNIA

Cali sáng dậy thấy trời mưa
Sửa soạn đi làm cũng kịp vừa
Tám hướng mây đen sương lá đọng
Bốn phương gió nhẹ nhánh cây đưa
Tuổi già lụm cụm đi run rẩy
Trai tráng hiên ngang chạy nhảy bừa
Thế sự kẻ bàn người mỗi ý
Phong trần có gọi chẳng ai thưa

MAI XUÂN THANH
Ngày 09/01/2019

★ Bài hoạ của Thầy Trầm Vân

Nhớ Làng Quê

Rơi lạnh qua lòng những giọt mưa
Làng quê khóm trúc nhớ sao vừa
Rộn lời chim hót hàng cây đón
Vui bóng con về dáng mẹ đưa
Vườn biếc hoa cười nghiêng bướm lượn
Ruộng xanh nắng rải nhẹ tay bừa
Đẹp tình sông nước con đò nhỏ
Mùa gọi xuân về tiếng gió thưa!

Trầm Vân

★ Bài hoạ của Thy Lệ Trang

BUỔI SÁNG TRỜI MƯA

Năm nay, tuyết ít lại nhiều mưa
Gió rét căm căm...thật chẳng vừa!
Trước ngõ ầm ầm con nước chảy
Hiên nhà xào xạc ngọn Thông đưa
May ghê...thức giấc không cần dậy
Thích lắm...về hưu khỏi phải bừa
Thoải mái cuộn tròn trong nệm ấm
Bao lần chồng gọi chả buồn thưa!

Thy Lệ Trang

★ Bài hoạ của Phương Hà

BÌNH MINH MƯA

Sáng sớm mà trời đã đổ mưa
Đắp thêm chăn ấm vẫn chưa vừa
Rào rào mái ngói từng cơn dội
Sầm sập cửa nhà mỗi đợt đưa
Xót kẻ gánh hàng không chỗ nghỉ
Thương người cày ruộng thế trâu bừa
Cảnh đời vất vả trong giông bão
Lo bữa cơm nghèo buổi chợ thưa.

Phương Hà

★ Bài hoạ của Quên Đi (Huỳnh Hữu Đức)

Chờ Xuân

Qua rồi những tháng ngập vì mưa
Tiết trở lạnh khô cũng mới vừa
Mặt nhật say vùi trong giấc mộng
Cỏ cây héo rủ gió mùa đưa
Ấm no đang đã sao lo rét
Hạnh phúc thực hư khéo nói bừa
Đông đến úa tàn bao ước vọng
Trông xuân mòn mỏi bạc đầu thưa.

Quên Đi

★ Bài hoạ của Như Thị (Lê Đăng Mành)

MƯA SẦU

Chiều đây thảm đạm cũng vì mưa
Tiễn cuộc tàn đông khắc khoải vừa…
Bến bãi buồn tênh nào kẻ gọi
Sông bờ lặng lẽ chẳng đò đưa
Đường quê quạnh quẽ trong mùa cấy
Nẻo xóm đìu hiu giữa chặng bừa
Xối xả ngoài song dầm rã rượi
Chen sầu miệng vẫn thốt lời thưa

Như Thị



★ Bài hoạ của Song Quang

Mưa đầu Xuân vẫn bên nhau

Trời mới đầu Xuân đã đổ mưa
Giọt rơi bao nhớ thấm cho vừa ?
Để ta âu yếm đem trao gởi
Mong bạn chung tình khỏi đợi đưa
Mặc gió chao nghiêng nào sợ ướt
Dẫu dù không mở cũng đi bừa
Bên nhau vẫn thấy lòng yên ấm
Chợ Tết ba mươi khách vắng thưa

Songquang

★ Bài hoạ của Minh Thuý

Mưa Chiều Đông

Lòng chiều bước dạo dưới cơn mưa
Áo lạnh quàng khăn ấm đủ vừa
Góc phố trời giăng mây xám ủ
Bên đường gió thổi lá vàng đưa
Sương mờ ngõ lối ai đi chậm
Nước đọng gương xe kẻ chạy bừa
Ánh điện đêm lên màu héo úa
Hoàng hôn lịm buốt bóng người thưa

Minh Thuý
9 tháng 1 _2019

★ Bài hoạ của Thanh Hoà

Sáng mưa

Sáng ngày tuyết tạnh lại dầy mưa
Nằm nán trong chăn mấy cũng vừa
Vắng vẻ tìm khôn ra kẻ đón
Đìu hiu kiếm khó được người đưa
Chẳng nề độc mã còn chăm ruổi
Không quản đơn thương vẫn gắng bừa
Sũng hạt mưa rơi thêm rét đậm
Cà phê lúc nẫy...khói mau thưa!

Thanh Hoà.

25 tháng 12 2018

C. Chỉ Hồng

<C.009><Điển tích văn học> 

Đề tài: CHỈ HỒNG 
Biên soạn: Đỗ Chiêu Đức


        Điển tích “ CHỈ HỒNG “ cũng được sử dụng rất nhiều trong văn học cổ Việt Nam ta, như khi nghe Kim Trọng tỏ tình, Thúy Kiều đã trả lời một cách rất khéo léo và khôn ngoan rằng :
    Dù khi lá thắm CHỈ HỒNG,
    Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.

        Chỉ Hồng còn được nói trại đi thành CHỈ THẮM, như trong Tây Sương Ký :
    Nhân duyên sao khéo hẹn hò,
    Rắp đem CHỈ THẮM xe cho Trịnh Hằng.
        Trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, Chỉ Hồng không gọi là Chỉ Thắm mà còn được gọi là DÂY THẮM như :
    Ý cũng rắp ra ngoài đào chú,
    Quyết lộn vòng phu phụ cho cam.
    Ai ngờ trời chẳng cho làm
    Nở đem DÂY THẮM mà giam bông đào.
        Nhưng Dây Thắm, Chỉ Thắm hay Chỉ Hồng gì đều cùng một gốc Hán Việt là XÍCH THẰNG ( là sợi dây màu đỏ ) mà ra cả. Như lời Thúy Kiều đã nói với Kim Trọng trong lần đầu Kim Kiều hội ngộ :
    Nàng rằng hồng diệp XÍCH THẰNG,
    Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri.
        Hay như lời Mã Giám Sinh đã thề và hứa với Vương Viên Ngoại khi sắp lên đường ở “Bề ngoài mười dặm trường đình “ là :
    Cạn lời khách mới thưa rằng :
    Buộc chân thôi cũng XÍCH THẰNG nhiệm trao.
    Sau dù sinh sự thế nào,
    Kìa gươm nhật nguyệt nọ dao qủy thần !
        Hoặc như nàng cung nữ của trong Cung Oán đã than van oán trách :
    Ngẫm nhân sự cớ chi ra thế,
    Sợi XÍCH THẮNG chi để vướng chân
        … và Xích Thằng hay Chỉ Thắm, Chỉ Hồng gì gì … đều do tay NGUYỆT LÃO mà ra cả. Nguyệt Lão đã xe Chỉ Hồng rồi thì … chạy trời không khỏi nắng, đôi lứa tất phải lấy nhau mà thôi, cho dù nàng cung nữ của Ôn Như Hầu có nghi ngờ thì cũng đành cam chịu :
    Tay NGUYỆT LÃO chẳng xe thì chớ,
    Xe thế nầy có dở dang không ?
        Đôi khi Nguyệt Lão còn được gọi là NGUYỆT SỨ, như trong truyện Từ Thức gặp Tiên :
    Lọ là NGUYỆT SỨ băng môi,
    Phận này duyên ấy ắt thời trong tay.
        Nguyệt Lão là từ nói gọn lại của nhóm từ “ NGUYỆT HẠ LÃO NHÂN 月下老人“ là “Ông gìa dưới trăng “, vì chuyên xe tơ cho trai gái lấy nhau, nên còn được gọi là ÔNG TƠ, như khi Kim Trọng đến từ biệt Thúy Kiều để đi Liêu Dương hộ tang chú, thì Thúy Kiều cũng đã oán trách :
    ÔNG TƠ ghét bỏ chi nhau,
    Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi.
        Hay khi bị Hồ Tôn Hiến ép gã cho thổ quan, Thúy Kiều lại một lần nữa lên tiếng oán trách :
    ÔNG TƠ sao khéo đa đoan,
    Xe tơ sao lại vơ quàng vơ xiên ?!
        Vậy, Ông Tơ là ai, Nguyệt Lão là ai, chuyện xe tơ là như thế nào mà người thì cam chịu, người thì “đổ thừa “, người thì oán trách … Mời đọc tiếp phần xuất xứ sau đây sẽ rõ.

        Điển tích Chỉ Hồng, Chỉ Thắm, Dây Thắm, Xích Thằng, Ông Tơ hay Nguyệt Lão … có xuất xứ như sau :

Nguyệt Lão và Vi Cố

        Theo Tục U Quái Lục của Lý Phục Ngôn đời Đường 唐朝文学家李复言所著的《续玄怪录 : Vào năm Đường Trinh Quan thứ hai (638), đất Đỗ Lăng có thư sinh Vi Cố韋固, con nhà thế gia vọng tộc. Cha mẹ mất sơm, nên Cố đi du học bốn phương, vừa để học tập cầu tiến vừa để tìm kiếm hôn nhân. Khi đến Tống Thành, có người mai mối cho Vi Cố cưới con gái của quan tiền nhiệm huyện Thanh Hà là Tư Mã Phan làm vợ. Hẹn rằng sáng sớm hôm rằm sẽ gặp người mai mối ở trước cửa chùa Long Hưng Tự ở Nam Điếm để nói chuyện.

        Đến hẹn, Vi Cố vì nóng lòng với chuyện hôn nhân nên đêm đó không ngủ được. Trời chưa sáng mà đã lần mò đến trước cửa chùa. Bỗng chàng trông thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, tiên phong đạo cốt ngồi trên bậc tam cấp trước cửa chùa đang giở xem một quyển sách. Hiếu kỳ chàng bèn đi tới ghé mắt nhìn vào, thì ngạc nhiên làm sao, trên sách là loại chữ rất đặc biệt không sao đọc được. Chàng bèn khẩn khoản hỏi thăm ông lão, thì được ông lão cho biết đó không phải là chữ của nhân gian, và bản thân ông cũng không phải là người của nhân gian nữa. Hiếu kỳ và thích thú, Vi Cố hỏi trong sách ghi chép những gì, thì ông lão cho biết đó là sách ghi chép tất cả những cuộc hôn nhân của trai gái trên đời nầy. Đoạn ông lấy ra một cuộn chỉ đỏ và giải thích rằng, khi ông đã buộc chỉ đỏ nầy vào chân của cặp trai gái nào rồi, thì dù cho có quan san cách trở hay thù oán lẫn nhau gì gì đi nữa, thì rốt cuộc cũng sẽ thành vợ thành chồng với nhau mà thôi.

        Trong lúc đang tìm kiếm hôn nhân, Vi Cố bèn hỏi ông lão xem có biết mình chừng nào kết hôn và vị hôn thê của mình là ai không ? Ông lão bèn lật sách ra xem rồi nói rằng : Vợ của Vi Cố năm nay mới có ba tuổi và phải mười bốn năm sau thì hai người mới kết hôn được. Đang lúc nóng lòng muốn cưới vợ, nghe ông lão nói thế, Vi Cố nản qúa bèn hỏi tới rằng : “ Vậy chớ bây giờ vợ tôi đang ở đâu ?”. Ông lão đáp là : “ Vợ của cậu đang ở tại đây, ở phía bắc của Nam Điếm nầy, đang do một người đàn bà bán cải trông nom. Cậu đừng nóng ruột, trời sáng thì sẽ gặp mặt thôi !”

Nguyệt Lão và Vi Cố

        Khi trời đã sáng hẵn rồi, mà người mai mối ước hẹn với Vi Cố cũng không thấy tới. Ông lão ngồi dưới trăng cũng cất sách vào bọc. Đoạn đứng dậy bảo Vi Cố đi theo ông ta vào chợ. Khi đến hàng cải, thấy có người đàn bà một mắt tay đang ẵm một đứa bé mũi dãi thò lò, đang mua cải. Ông lão bèn chỉ vào cô bé gái bảo : “Đây là vợ cậu đó !”. Vi Cố nghe xong cả giận nói : “ Nếu lời nói của ông không sai, thì tôi sẽ giết con bé nầy !”. Ông lão cười bảo : “Đây là mạng số đã an bày, e rằng cậu sẽ không giết nổi cô ấy đâu !”. Nói đoạn, ông lão quay lưng bỏ đi mất.

        Vi Cố là con nhà thế gia vọng tộc, cho là ông lão cố ý làm nhục mình, nên khi về đến nhà trọ, bèn đưa một con dao nhỏ cho một gia đồng, bảo ra chợ đâm chết con bé gái của người đàn bà một mắt. Trong thời buổi phong kiến, thì việc con nhà quyền thế, cậy quyền cậy thế để giết hại người nghèo cũng là chuyện thường tình, còn các đầy tớ do chủ nuôi thì cứ sai đâu đánh đó, nhắm mắt làm càng. Tuy nhiên, mạng người hệ trọng, giữa chợ giữa búa lại là lúc ban ngày ban mặt mà dám giết người giữa chợ thì cũng không phải là chuyện tầm thường. Nên khi ra đến chợ, tên gia đồng lừa thế đâm đứa bé một nhát rồi bỏ chạy trối chết. Khi về đến nhà trọ Vu Hựu hỏi kết qủa thế nào. Tên gia đồng bảo là vì có người đàn bà che chở, nhưng vẫn đâm trúng một nhát vào đứa bé, còn sống chết ra sao thì chưa biết !

        Sau vụ om sòm ngoài chợ, Vu Hựu cũng hối hận cho sự nóng giận bồng bột của mình, nên bỏ đi nơi khác. Những năm sau đó chàng tiếp tục tìm người hôn phối khắp nơi để cầu hôn, nhưng đều thất bại, cộng thêm mấy lần thi rớt, công danh không thành, hôn phối không xong, gia cảnh ngày một khốn khó. Cuối cùng, chàng đành phải dẹp lòng tự ái tự trọng để xin một chức phụ ấm của cha để lại : làm Tham Quân cho xứ Tương Châu. Lúc bấy giờ chàng đã ngoài ba mươi tuổi và vẫn còn độc thân trơ trọi có một mình.

        Thứ sử Tương Châu là Vương Thái thấy chàng tướng mạo đoan trang, lại có văn tài, giao cho chàng kiêm nhiệm luôn về tư pháp ty của địa phương, chàng đều hoàn thành thật xuất sắc. Thấy chàng đã ngoài ba mươi mà chưa thành gia lập thất, nên Vương bèn gả con gái út cho chàng làm vợ. Cầu hôn suốt mười mấy năm trời đều thất bại, bỗng dưng được vợ, lại là con gái cưng của thượng cấp, Vi Cố vui mừng quá đổi.

Vi Cố cưới vợ

        Đêm động phòng hoa chúc, thấy cô dâu Vương Thị chỉ khoảng mười bảy mười tám tuổi, xinh đẹp vô cùng, lại theo thời trang đính một hoa vàng ở giữa đôi mày trông càng xinh xắn kiểu dáng vô cùng. Vi Cố rất thỏa mãn và hạnh phúc với cô vợ trẻ đẹp này. Nhưng không biết vì sao đóa hoa vàng làm dáng ở giữa mày, cả khi đi ngủ đi tắm nàng cũng không chịu mở ra, khiến Vi Cố vô cùng thắc mắc.

        Một hôm, khi vợ chồng đang trò chuyện thân mật với nhau, chàng mới thừa cơ hỏi rõ nguyên do. Nàng bèn cười mà đáp rằng : “Đó chẳng qua là tính thích làm đẹp của phái nữ, muốn giữ cho đẹp mà thôi !” Đoạn kể cho chàng nghe về lai lịch của mình. Thì ra, nàng không phải là con ruột của Vương Thứ Sử, chỉ là cháu gọi bằng chú mà thôi. Lúc nhỏ vì trên đường đi làm quan xa, cha nàng bị bệnh mất sớm, chẳng bao lâu mẹ cũng buồn rầu mà mất theo. Lúc đó nàng chỉ mới ba tuổi, phải sống nương nhờ vào bà vú nuôi, trồng cải ở mảnh đất sau nhà, nên mỗi ngày phải ra chợ bán cải cho bạn hàng. Một hôm không biết vì cớ gì có một kẻ côn đồ cầm dao định đâm nàng chết, may mà bà vú nhanh mắt tránh sang một bên, nên chỉ sướt qua giữa chân mày, vì thế mà nàng phải đính một đóa hoa vàng để che đi cái thẹo còn để lại. Sau đó chú nàng là Vương Thái tìm đến đem nàng về nuôi nấng và nhận làm con nuôi.

        Vi Cố nghe xong cả kinh, mồ hôi ra ướt cả mình, hỏi lại rằng : “ Có phải bà vú của nàng là người đàn bà chỉ có một mắt hay không ?” Vương Thị cũng rất ngạc nhiên mà hỏi lại rằng : “ Sao chàng lại biết ?!”. Đến nước nầy, Vi Cố bèn kể lại chuyện Nguyệt Lão là Ông gìa dưới trăng đã định sẵn hôn nhân của hai vợ chồng cho nàng nghe. Vương Thị cũng vô cùng cảm khái cho cuộc hôn nhân tiền định nầy, vì thế mà vợ chồng càng yêu thương khắn khít nhau hơn là những cặp vợ chồng thường khác.

        Vi Cố vì hưởng phụ ấm mà được chức quan nhỏ, nhưng nhờ gia đình bên vợ nâng đở, nên đường hoạn lộ cũng hanh thông. Sau nhờ con trai trưởng là Vi Cổn bình loạn có công, được phong làm Thái Thú Nhạn Môn Quan, lại được vua ban hàm Tướng Quân, mẹ là Vương Thị cũng được phong hàm Thái Nguyên Quận Thái Phu Nhân. Vì thế, mà câu chuyện Nguyệt Lão ở Nam Điếm của Tống thành ngày xưa được nhân gian truyền tụng và nhắc nhở. Huyện lệnh Tống Thành bèn đổi Nam Điếm thành Định Hôn Điếm定婚店là nơi Định đoạt Hôn Nhân của người thế gian, đồng thời cũng cho xây miếu để thờ phượng Ông Già Dưới Trăng, gọi là Nguyệt Lão Miếu月老廟.

Nguyệt Hạ Lão Nhân Miếu

        Ngày nay, khắp nơi đều có miếu thờ Nguyệt Lão, nếu không thì cũng có bàn thờ Nguyệt Lão được thờ chung với các vị thần khác ở tất cả các miếu. Riêng ở Trung Hoa thì miếu thờ Nguyệt Lão có ở khắp nơi trong nước, nhưng nổi tiếng nhất là Nguyệt Lão Miếu ở Hàng Châu, không phải vì nó đẹp và linh thiêng hơn các nơi khác mà vì nó có nét cổ kính và nhất là đôi câu đối bất hủ ở hai bên cổng miếu không biết do danh sĩ nào đã làm ra :
Nguyện thiên hạ hữu tình nhân chung thành liễu quyến thuộc,
願 天 下 有 情 人 终 成 了 眷 屬,
Thị tam sanh chú định sự mạc thác qúa nhân duyên !
是 三 生 註 定 事 莫 錯 過 良 緣。
Có nghĩa : 
Mong cho tất cả tình nhân trong thiên hạ, đều được nên gia thất,
Là chuyện tiền định từ ba kiếp trước, đừng để lở mất duyên lành !

Rất bình dân, rất nên thơ mà cũng rất thực tế, rất thiệt tình !

Tượng Nguyệt Lão

        Còn một chuyện rất mỉa mai đến buồn cười là : Nguyệt Lão ở Trung Hoa là Ông Gíà Dưới Trăng lẻ loi đơn độc có một mình. Mặc dù chuyên xe tơ kết tóc cho người đời nên duyên chồng vợ với nhau, nhưng sang qua Việt Nam, có thể dân ta thấy tội nghiệp cho ông suốt đời chỉ mai mối cho người khác còn mình thì vẫn lẻ loi, và theo quan niệm của người Việt Nam ta, có “Ông” thì phải có “Bà”, nên mới “cưới” cho ông một “ Bà Nguyệt “ nữa, thành một cặp “Ông Tơ Bà Nguyệt”, và thành ngữ “Ông Tơ Bà Nguyệt” chỉ có trong ngôn ngữ và văn chương Việt Nam ta mà thôi, chớ ở bên Tàu thì “Ông Tơ” là Nguyệt Lão vẫn chỉ trơ trọi có một mình, không biết chuyện trai gái là gì cả, nên mới bị nàng Cung phi của Nguyễn Gia Thiều bỡn cợt :
Tay NGUYỆT LÃO khờ sao có một
Bỗng tơ tình vướng gót cung phi.
Cái đêm hôm ấy đêm gì?
Bóng gương lồng bóng đồ mi trập trùng.
  
 Đỗ Chiêu Đức

 

Giấc ngủ dưới trăng

<D.408><Cảnh Trăng Sao>



GIẤC NGỦ DƯỚI TRĂNG

Trăng rằm rực sáng toả trời mơ
Đuổi bắt tầng mây dẫn mộng hờ
Lặng lẽ thông nằm say giấc ngủ
Êm đềm nguyệt tỏ sánh hồn thơ
Tia tràn bủa gợn vùng hoang dã
Nhạc trỗi chìm loang khúc ảo mờ
Thoải dáng ngà phơi hòn mỹ ngọc
Thuần nhiên cảnh tịnh cõi vô bờ.

Mai Thắng
181225

------------------
★ Bài xướng của Phương Hà

GIẤC NGỦ ĐÊM TRĂNG

Vằng vặc đêm rằm gợi mộng mơ
Em say giấc điệp, dáng ơ hờ
Buông lơi, mái tóc như dòng suối
Mềm mại, thân hình tựa áng thơ
Hơi thở phập phồng sau lụa mỏng
Bờ hông thấp thoáng dưới sa mờ
Trăng lùa khe cửa rơi trên áo
Lai láng mênh mông chẳng bến bờ...

Phương Hà
Tháng 12/2018)

Hư Ảo Đời Thường

<D.407~Cuộc Sống>



HƯ ẢO ĐỜI THƯỜNG

Vẫn cảm quay cuồng chuyện lứa đôi
Đường duyên dẫu tiếc cũng qua rồi
Âu đành phận mỏng se hờ mối
Cám lẽ tơ hồng để vuột trôi
Dạ rỗng không buồn ngơ muốn hỏi
Lòng tiu nghỉu nguyện khấn thay lời
Trần gian bỗng chốc đầy hư ảo
Nếu lỡ chưa thành phải vậy thôi.

Mai Thắng
181224

----------------
★ Bài xướng của Nhung Nguyễn

CHỈ LÀ HƯ ẢO

-nđt-

"Châu về Hợp Phố" để thành đôi
Số định rằng duyên phải rã rồi
Có lẽ hoa tàn hương chẳng quyện
Nên đành kiếp bạc nghĩa dần trôi
Buồng tim quặn thắt vì câu hỏi ...
Tấc dạ sầu u bởi những lời ...
Cõi tạm trần gian là chốn ảo
Gom nhiều khổ luỵ thế mà thôi.

BL 15.12.18

----------------
★ Bài hoạ của Tường Vân

HỜN ĐÔNG

Vẫn chỉ phương này một bóng thôi
Chìm trong kỷ niệm lãng quên rồi
Tan chiều cánh nhạn sầu đơn chiếc
Rã phiếm tương cầm mộng lẻ đôi
Rượu đã tràn môi tình chẳng hẹn
Thuyền chưa đỗ bến bạn quên lời
Đông về gió lạnh lùa nghiêng cửa
Có mảnh trăng buồn lạnh lẽo trôi...

Tường Vân - 23/12/18

--------------
★ Bài hoạ của Tuyết Lan

NHỚ VẦNG TRĂNG ẢO

Tĩnh lặng đêm trường bóng lẻ đôi
Hoài thương một nỗi mấy đông rồi
Cho lòng mỗi nét thơ thầm quyện
Để sóng bao chiều mộng khẽ trôi
Quạnh quẽ tình mang giờ ngỏ tiếng
Đìu hiu dạ thắt bỗng thay lời
Tương quỳnh đã ấm vầng trăng ảo
Tựa cửa song buồn nhớ mãi thôi

Tuyết Lan 25-12-18

X81. Cát Bụi Thời Gian

<D.406~Thiên Nhiên Khí Tiết> 



CÁT BỤI THỜI GIAN

Tàn đông nhẹ gánh bão giông dồn
Vẫn nặng sương chiều cảnh ám hôn
Cội liễu bờ khuya đèn lả bóng
Cà phê giọt đắng ảnh vô hồn
Âm thầm thủ ác rồi che đậy
Lặng lẽ qua ngày để lấp chôn
Những mái đầu xưa giờ chuyển bạc
Buồn thay thói bạo mãi không chồn.

Mai Thắng
@1393~181223

★ Bài xướng của Thầy Nguyễn Hữu Lộc
Cảm tác những ngày cuối năm gởi VTT cùng bạn thơ

THỜI GIAN

Vun vút thời gian vó ngựa dồn
Vừng hồng chưa thưởng, tím hoàng hôn.
Canh dài trằn trọc thâm quầng mắt
Đêm trắng sầu tư giá buốt hồn.
Xơ xác vườn thu mưa tối dập
Lưa thưa đầu bạc gió tây vờn.
Năm tàn, một tuổi, lòng xao xuyến
Buông xả muộn phiền quá khứ chôn.

Mailoc
12-21-18

★ Bài hoạ của Đỗ Chiêu Đức

THỜI GIAN

Thời gian vùn vụt bóng câu dồn,
Vừa sáng chưa cười chợt ám hôn.
Tuổi trẻ thoáng qua ngơ ngác mộng,
Già nua ụp xuống tái tê hồn.
Nhân sinh Phạn Điển nhất na sát,*
Sự nghiệp Hòe An một giấc vờn.
Vinh nhục thị phi thành dữ bại,
Bần cùng cự phú thảy vùi chôn !

Đỗ Chiêu Đức

* Chú thích:

PHẠN ĐIỂN (tức kinh điển Phật giáo) ghi: Phạn Điển Nhất Na Sát (tức là Một Sát Na trong Kinh Phật), như sau :
Nhất sát na vi nhất niệm.
Nhị thập niệm vi nhất thuấn.
Nhị thập thuấn vi nhất đàn chỉ.
Nhị thập đàn chỉ vi nhất la dự.
Nhị thập la dự vi nhất tu du.
Nhất nhật nhất dạ hữu tam thập tu du.

梵典:
一刹那为一念
二十念为一瞬
二十瞬为一弹指
二十弹指为一罗预
二十罗预为一须臾
一日一夜有三十须臾

Có nghĩa :

1 sát na là 1 niệm
20 niệm là 1 thuấn
20 thuấn là 1 đàn chỉ
20 đàn chỉ là 1 la dự
20 la dự là 1 tu du
1 ngày 1 đêm có 30 tu du.
Tức 1 ngày 1 đêm có 24 tiếng đồng hồ, có 4.800.000 sát na, hoặc 240.000 thuấn, 12.000 đàn chỉ, 600 la dự, 30 tu du.

Nói cách khác:

1 ngày 1 đêm có 86.400 giây,
1 tu du là 2880 giây
1 la dự là 144 giây
1 đàn chỉ là 7,2 giây (3)
1 thuấn là 0,36 giây
1 sát na chỉ có 0,018 giây.

* Lời bình của Thầy Mai Lộc:

Một bài họa vừa hay vừa để cho ta hiểu biết thêm một chút về kinh điển Phật giáo thật lý thú. Cám ơn Chiêu Đức. Cảm phục tài Thầy Đồ
Thân mến
ML

★ Bài hoạ của Cao Linh Tử

Thời Gian

Bao năm sóng dập gió mưa dồn
Đất phủ màu thiên ám địa hôn
Máu thịt trên bàn tay ngạ quỷ
Lương năng dưới đáy vực tâm hồn
Họa hoằng chút nắng xuân chiều rọi
Thi thoảng vài nơi ánh nguyệt vờn
Đóng kịch lâu dần như sỏi sạn
Người thân từng đứa đã đem chôn.

Cao Linh Tử
22/12/2018

Cảm Cái Thân Già

<D.405~Thơ Vui>



CẢM CÁI THÂN GIÀ

Ít bữa an lành đổi một nhem
Ngày đông bão sót họng e hèm
Đầu long phổi ứ hơi nhèm nhẹm
Mũi nhảy tim chèn mặt lấm lem
Hỏi nhãng cầu may nào đợi sém
Chờ mang gán nợ chả mong thèm
Trầm tư mặc cảm mà gom ghém
Vịnh khúc ca trù thả chữ xem.

Mai Thắng
181222

★ Bài hoạ của Lê Xuân Phượng

ĐÁNG ĐỜI

CHUI RÚC xó nào lúc nhá NHEM
MÀ SAO mặt mũi dính toàn HÈM?
BẦM TRẦY trán trợt, tai thì NHẸM
BÓNG NHẨY môi phồng, mặt lại LEM?
VỚ VẨN đong đưa, quần cháy SÉM
Ù LÌ nhí nhố, miệng trông THÈM
THÔI ĐÀNH cùng gấu "măm" cà GHÉM
HY VỌNG yên lành, cứ thử XEM!

MA 291218
Trạng Lụi-Phương Lê
* Ghi chú: MA = địa danh xã Mỹ An huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp

22 tháng 12 2018

Đầy tháng cháu nội

<D.404~Thơ Sinh Nhật> 

Năm mừng tiếng cháu oa oa
Vui hoà “cặp sáu” (66) hót ca phúc lành
Ứơc thêm từng gậy đồng hành
Khung trời đại học treo dành đuổi mơ.





ĐẦY THÁNG CHÁU NỘI

Bật khóc oà oa vỡ mảng đời
Chen vào hạ thế khoảng trần chơi
Ngày qua đẹp mốc đầu yên ổn
Hỉ báo hồng tin ngưỡng tuyệt vời
Mở mắt nhìn thăm dò cõi thực
Ghi vần chúc tụng phả nguồn hơi
Niềm vui trọn tháng tâm toàn mỹ
Tiếp chuyển nhiều hơn vẹn chữ thời.

Mai Thắng - 
181222



21 tháng 12 2018

Nỗi Nhớ Mùa Đông

<F.242~Bốn Mùa> 


NỖI NHỚ MÙA ĐÔNG

Đang mùa giá đổ tiết vào đông
Cái lạnh se se thoảng mặn nồng
Chạnh cảm đường tơ đan sót chỉ
Xuôi miền tưởng nhớ ủ chờ trông

Len vào cảm thức cõi huyền không
Thao thức tàn canh dỗ mộng hồng
Khấn nguyện phương trời êm giấc ngủ
Cho màu cuộc sống kết tràng bông

Vơi đầy cảm xúc chuỗi hoài mong
Những phút buồn vui ấm lạnh lòng
Ảnh lộng trời face vờn thực ảo
Say hoà cõi sóng chả buồn đong

Xin gìn kỷ niệm mảnh hồn trong
Giữ mãi vần thơ chẳng cạn dòng
Ví phỏng mai này mình gặp mặt
Trao màu mắt gợi ẩn tình hong

Mai Thắng –
&151~181220

★ Bài xướng của Dung Nguyên

NỖI NHỚ MÙA ĐÔNG

Em hong nỗi nhớ giữa mùa đông
Cái rét hanh hao bỗng chạnh lòng
Chẳng biết bao giờ vơi khắc khoải
Cho mùa tan giá hết buồn trông?

Nẻo ấy bây giờ có lạnh không?
Hình như ánh nắng vẫn tươi hồng
Màu hoa nở thắm tràn hi vọng
Giữa khoảng xa trời mây trắng bông ...

Những tháng năm dài em đợi mong
Nào anh có hiểu mối tơ lòng
Dầu xa mãi khắc hình ai đó
Dẫu mấy đông chờ chẳng đếm đong!

Người ơi xin được có đôi dòng
Giữ mối duyên tình mãi trắng trong
Chỉ ước một lần ta gặp mặt
Điều ta ấp ủ thỏa mơ nồng...

20/12/2018
DUNG NGUYÊN

Con Giáp Cuối Cùng

<D.403~Thơ Xuân>



CON GIÁP CUỐI CÙNG

Điểm mười hai giáp cuối là HEO
Cuộc sống ngủ ăn đếch sợ nghèo
Thiếu đủ đời lo rồi phó mặc
Sang hèn tớ hưởng chả cầu theo
Mai ngày tận phúc lên mâm cổ
Thần khí linh thiêng rũ phận bèo
Những mối đe ràng luôn hiểu rõ
Thân còn hữu ích mới là HEO.

Mai Thắng
@1400~181221

★ Bài xướng của Đỗ Chiêu Đức

Chi Thứ 12

Bao chót Địa Chi chú Hợi heo,
Tranh danh đoạt lợi mặc người theo.
Ăn no ngủ kỷ không lo nghĩ,
Cao chẩm vô ưu chẳng sợ nghèo.*
Lợn cấn lợn sề thường tốn cám,
Heo con heo mọi lại ăn bèo.
Quan hôn tang tế heo làm trước,
Hiếu hỉ trình làng có mặt heo !

Đỗ Chiêu Đức



★ Bài hoạ của Mai Xuân Thanh

KỶ HỢI

Địa Chi cuối bảng "Hợi" là heo
Ủn ỉn no nê lắm kẻ theo
Khổ trí gì đâu không sợ khó
Lao tâm chi nữa chẳng lo nghèo
Nuôi heo lúa thóc luôn cho cám
Dưỡng nái chuối cây rẽ tựa bèo
Giỗ chạp lợn nguyên mâm cổ trước
Bà con hiếu hỉ lễ đầu heo...

Mai Xuân Thanh
Ngày 19/12/2018

★ Bài hoạ của Cao Linh Tử

Mười Hai Con Giáp

Ai bày năm chuột đến năm heo
Cứ vậy dân mình tuổi dính theo
Bói quẻ cầu âu lìa nạn khổ
Lần tay ước vọng giải cơn nghèo
Trâu rồng chẳng giúp người danh giá
Khỉ rắn không gây số bọt bèo
Tam hạp hành xung bàn tở bở
Nhiều khi mai mối hụt đầu heo.

Cao Linh Tử
21/12/2018

★ Bài hoạ của Phương Hà

SỐNG VUI, THÁC ÍCH

Một vòng con giáp, cuối là heo
Bao chót cuộc chơi chậm rãi theo
Chẳng hám bon chen, đời chẳng khổ
Không lo suy nghĩ, phận không nghèo
Luôn mồm sục sạo dù rau cháo
Mãi bụng no căng dẫu cám bèo
Già lão, ốm đau nào vướng bận
Sống vui, thác ích....ấy loài heo !

Phương Hà

Mừng đêm Giáng sinh

<D.402~Lễ Giáng Sinh>

Mừng đêm Thiên Chúa giáng sinh
Nhân gian chung hưởng thái bình hoan ca
Niềm vui đến tận mọi nhà
Hồng ân ban khắp gần xa mọi miền




MỪNG ĐÊM GIÁNG SINH

Giá tản ngoài hiên đỗ lạnh thềm
Sương mù quến tụ phủ dày thêm
Năm tàn tiết chuyển vì sao sáng
Lối quạnh người sinh máng cỏ mềm
Vẳng vọng hồi chuông rền thánh lễ
Soi bừng ánh lửa rực màng đêm
Nhân gian đón nhận nguồn ân sủng
Chúng giáo lương đồng hưởng dịu êm

Mai Thắng
181220

★ Bài xướng của Duy Anh

ĐÊM GIÁNG SINH

Đông về, sương giá phủ bên thềm
Lịch mỏng báo rằng tuổi sắp thêm
Tháng tận mịt mờ, chiều gió lạnh
Năm tàn hiu hắt, tối trăng mềm
NOEL vang vọng lời kinh diệu
CHRISTMAS chứa chan nhạc thánh êm
Bốn mấy Giáng Sinh trên đất khách
Chúa ơi ! Gọi nắng xóa tàn đêm...

Duy Anh
Orlando FL.
Christmas 2018

Thao thức đêm về

<D.401><Tiết Khí>


THAO THỨC ĐÊM VỀ

Từng đêm nguyệt tỏa ánh mơ màng
Chép dở chương đời dỡ lại trang
Cảm luyến lưu tìm hương hạ cũ
Chìm đau đáu rọi cảnh thu vàng
Câu vần luật thảo treo mành ước
Tiếng đỗ quyên buồn ngả mộng sang
Động vãn canh rồi buông chửa hết
Bên thềm giọt nắng cũng vừa loang

Diễm Thy (Mai Thắng)
181220

★ Bài xướng của Đỗ Quyên

ĐÊM TÂM SỰ

Vứt bỏ từng vuông giấy mịn màng
Tình này chép mãi chẳng thành trang
Tim mơ bóng cũ tim xao xuyến
Mộng ủ niềm riêng mộng võ vàng
Cắn bút chờ thơ thơ chẳng đến
Mở lòng đón tứ tứ không sang
Tàn đêm đã nhạt vành trăng khuyết
Hờ hững bên thềm vệt nắng loang

Đỗ Quyên
(Sen Đất Tháp)

★ Bài hoạ của Lê Xuân Phượng

MỈA MAI

Dỗ giấc cô miên quá muộn MÀNG
Mỉa mai cho cái tiếng đài TRANG
Tình THÂM cứ ngỡ hằng tươi SÁNG
Phận BẠC nào hay đã úa VÀNG:
Kìa kẻ cuồng si đời phóng ĐÃNG
Nầy người đắm đuối cảnh giàu SANG
Sao đành theo đuổi trò điên LOẠN
Nỡ để phương nầy giọt tủi LOANG!

MA 221218
Trạng Lụi-Phương Lê

* Ghi chú: Đỗ Quyên, Phương Lê và Diễm Thy là 3 nhà thơ của Hội Mây Hồng - Sen Đất Tháp, thành phố Cao Lãnh

Khát vọng tàn đông

<D.400><Tiết Lạnh Đông> 



KHÁT VỌNG TÀN ĐÔNG

Đêm còn luyến đọng mảng mù sương
Hửng vạt bình minh ngấn đỗ tường
Nắng toả tia tràn ranh mãnh sợi
Hoa bừng sức nở ngạt ngào hương
Ngoài khơi biển vợi muôn trùng sóng
Giữa sắc màu loang vạn ngả đường
Lẽ nhiệm huyền cơ bày sáng tỏ
Đông tàn khát vọng mãi hoài vương

Mai Thắng
181219

★ Bài xướng của Thạch Hãn (Lê Cảnh Tiến)

DẤU CHÂN LẠC LOÀI

Nắng hửng tan dần những vạt sương
Hàng cây đổ bóng gạt ngang tường
Em hờ hững đợi trôi dòng tóc
Gió lả lơi đùa rã đợt hương
Vẫn chuyện hờn căm tình đổi bến
Cùng cơn phẫn nộ phố thay đường
Đây vườn kỷ niệm ngày hai đứa
Mỗi bận đi về lối cỏ vương ./,

LCT 18/12/2017.

Chữ Mực Giúp Đời

<D.399~Thơ Vui>



CHỮ MỰC GIÚP ĐỜI

Nấu sử kinh dài đã tạm xong
Giờ đem chữ mực xuống trần hồng
Nhìn mai gửi nguyện lưu vòm cổng
Ngắt phượng treo thề dán cửa song
Áo mũ tinh tươm chào cuộc sống
Tài năng tích cực chuyển hương đồng
Tâm tình dấn trải xuyên trời rộng
Một chút xu thời chẳng phải ngông

Mai Thắng 
181218

★ Bài xướng của Song Quang

XUỐNG NÚI THAM QUAN

Bao năm học đạo mới vừa xong
Xuống núi tham quan chốn bụi hồng
Xuân đến,ngắm mai vàng trước cỗng
Hè sang nhặt phượng đỏ bên song
Giọng oanh lãnh lót trên trời rộng
Tiếng sáo xôn xao dưới cánh đồng
Ta thấy cuộc đời sao đáng sống
Thôi thì ở lại....thế cho xong

songquang
12/14/2018

Một Cõi Đi Về

<D.398~Cuộc Sống>



MỘT CÕI ĐI VỀ

Đêm dài rảo bước dạo trời mê
Thả gót buồn côi dõi nguyệt thề
Huyễn giác mơ hồ lay mạng ảo
Đơn màu nhạt nhẽo cấu hồn tê
Đường thơ dệt lối tâm bình ổn
Cảm xúc tàn canh mộng dỗ kề
Vẽ bóng lên tường xoay tạo ảnh
Trầm ngâm ý niệm cõi đi về.

Mai Thắng
181218

★ Bài xướng của Minh Thuý

Hồn Hoang

Lá rụng thu tàn lạc bến mê
Chân hoang ngớ ngẩn ánh trăng thề
Phù vân mấy thuở đành đau buốt
Ảo mộng bao thời cũng tái tê
Tóc rối cầm gương soi tuổi cạn
Đời rêu thả bóng nhặt sương kề
Chơi vơi tiếng khóc khô nào lệ
Gượng bước trần gian đếm cõi về .

Minh Thuý
Tháng 12_2018

19 tháng 12 2018

C. Lá Thắm

<C.008><Điển tích văn học> 

Đề tài: LÁ THẮM
Biên soạn: ĐỖ CHIÊU ĐỨC
 

        Điển tích “LÁ THẮM” được sử dụng rất nhiều và rất rộng rãi trong văn chương Việt Nam. Phần đầu Truyện Kiều, khi dò la chỗ ở của Thúy Kiều, Kim Trọng đã đụng phải :
    Thăm nghiêm kín cổng cao tường,
    Cạn dòng LÁ THẮM dứt đường chim xanh !

        Lá Thắm là từ Nôm của từ “Hồng Diệp 紅葉” là Lá đỏ thắm; mà Hồng Diệp lại là từ nói gọn lại của nhóm từ “Hồng Diệp Đề Thi 紅葉題詩” là “Lá Đỏ Đề Thơ”, hay là “Thơ Bài Lá Đỏ” như trong thơ của Hoàng Sĩ Khải :
    Thực nhân tình THƠ BÀI LÁ ĐỎ,
    Mạch sầu kia hầu tỏ cùng ai.

        Lắm lúc lại được nói trại đi thành “Thả Lá Doanh Câu” như trong Bích Câu Kỳ Ngộ là :
    Trông hoa lặng ngắt giờ lâu,
    Ấy ai THẢ LÁ DOÀNH CÂU ghẹo người ?!

        Hồng Diệp đôi khi còn được nói thành nửa Hán nửa Nôm là “Lá Hồng”, như thơ của Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Thiện trong Hoa Tiên Ký :
    Gớm nơi ngôi bảng duềnh khơi,
    LÁ HỒNG bỗng đến chi nơi nổi chìm.

        Hồng Diệp còn thường đi chung với Xích Thằng, thành “Hồng Diệp Xích Thằng 紅葉赤繩”, như lời của Thúy Kiều nói với Kim Trọng :
    Nàng rằng : HỒNG DIỆP Xích Thằng,
    Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri !

        Và như trong Tây Sương Ký :
    Sự đâu nói gió bàn trăng,
    Mà nghe HỒNG DIỆP Xích Thằng như chơi !

        Hồng Diệp Xích Thằng nói Nôm na thành ra “Lá Thắm Chỉ Hồng”, cũng lời của Thúy Kiều nói với Kim Trọng khi Kim tỏ tình :
    Dù khi LÁ THẮM Chỉ Hồng,
    Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.

        Ta thấy, điển tích Lá Thắm được sử dụng hết sức rộng rãi trong văn học cổ Việt Nam ta, và được biến thể rất đa dạng từ Hồng Diệp đến Lá Thắm, Lá Hồng, Hồng Diệp Đề Thi, Thư Bài Lá Đỏ, Hồng Diệp Xích Thằng … Nên muốn hiểu hết, cảm nhận hết ý nghĩa của các câu thơ trên, ta phải tìm hiểu xuất xứ của điển tích này để thấy được hết cái hay, cái ý vị hàm chứa trong các câu thơ đó.


        Có 3 xuất xứ cho điển tích LÁ THẮM như sau :

        1. Theo THỊ NHI TIỂU DANH LỤC :
        Con gái nuôi của tài nhân nhà Phụng Ân Vương đời Đường là Phượng Nhi 鳳兒 thường đề thơ trên lá đỏ, rồi thả trên dòng nước từ cung vua trôi ra ngoài. Tiến sĩ Giả Toàn Hư 賈全虛 bắt được lá. Quan Kim Ngô tâu việc ấy lên vua. Nhà vua bèn gả Phượng Nhi cho Giả Toàn Hư và phong cho chức Kim Ngô.

        2. Theo sách VĂN KHÊ HỮU NGHỊ :
        Thư sinh Lư Ốc 盧偓 đi ngang qua ngự câu ( dòng nước chảy từ cung vua ra ngoài ), Ngẫu nhiên vớt được một chiếc lá đỏ trên đó có đề một bài thơ. Ốc nâng niu và cất vào trong tráp. Khi vua Đường thải cung nữ cho đi lấy chồng. Lư Ốc lấy được một cô, lại đúng là người thả chiếc lá kia. Lúc trông thấy chiếc lá đỏ trong trap, người vợ nói :” Khi ấy thiếp chỉ ngẫu nhiên đề thơ, không ngờ chàng lại chính là người đã bắt được !”.

        3. Theo THANH TỎA CAO NGHI và THÁI BÌNH QUẢNG KÝ :
        Cung nhân Hàn Thị 韓氏 đề một bài thơ trên lá đỏ, thả trên dòng nước từ cung vua trôi ra ngoài. Thư sinh Vu Hựu 于祐 nhặt được đem cất đi. Hựu lại viết hai câu thơ, rồi đợi nước lớn thả ngược vào trong cung. Hàn Thị bắt được lá cũng cất vào trong rương. Sau vua Đường cho thải ba ngàn cung nhân, Hàn Thị được thải ra và rất tình cờ lấy được Vu Hựu làm chồng. Khi phát hiện ra lá đỏ của nhau, vợ cùng cùng cảm kích mà nói :" Chúng ta phải tạ ơn cho hai người mai mối, chính là hai cái lá đỏ nầy đây ".

        Cả ba xuất xứ trên của điển tích Lá Thắm đều có nội dung tương tự như nhau. Nhưng truyền tụng rộng rãi trong dân gian và được mọi người yêu thích nhất là Xuất Xứ Thứ 3 : Truyện của chàng thư sinh Vu Hựu và cung nhân Hàn Thị. Truyện được kể như sau : 
        Đời vua Đường Hi Tông (874-888). Thiên hạ loạn lạc. Giặc giã nổi lên khắp nơi, vì thế mà kẻ sĩ là những người chân yếu tay mềm đều nhập kinh lánh nạn, một số cũng nhân cơ hội nầy đợi kỳ ứng thí để tìm chút công danh. Trong số đó có chàng nho sinh Vu Hựu.

        Sau khi lưu lạc ở đất Trường An, Vu Hựu cũng không tìm được việc làm thích hợp. Chàng hay lang thang đi về những nơi hẻo lánh của chốn kinh thành. Một buổi chiều thu, khi thả bộ bên dòng Ngự câu từ trong cung chảy ra, ngắm những lá phong vàng bị gió thu cuốn rơi lả tả trôi theo dòng nước. Cảm khái với thân phận của mình cũng giống như những chiếc lá vàng kia. Chàng bèn ngồi xuống một tảng đá bên bờ ngự câu mà nhìn lá rơi nước cuốn. Những chiếc lá phong đỏ rực lắp lánh bên dòng nước thu hút sự chú ý của chàng. Chàng chợt thấy thắp thoáng trên một chiếc lá phong ẩn hiện như có dòng chữ viết, bèn vội vả vớt lên xem, thì thấy có bốn câu Ngũ ngôn Tứ tuyệt sau đây :
流水何太急 ?               Lưu thuỷ hà thái cấp? 
深宮盡日閒。             Thâm cung tận nhật nhàn 
殷勤謝紅葉,             Ân cần tạ hồng diệp 
好去到人間!             Hảo khứ đáo nhân gian! 
        Có nghĩa :  
    Nước chảy sao vội thế ?
    Trong cung suốt buổi nhàn.
    Ân cần nhờ là đỏ,
    Đưa đến chốn nhơn gian !

        Lời thơ thanh tân mà chất chứa bao nỗi u ẩn ở trong lòng : Nước ơi, sao mà chảy vội vả thế, trong cung cấm ta nhàn rỗi suốt cả ngày, nên mới ân cần nhờ chiếc lá đỏ gởi những dòng tâm sự nầy ra đến cỏi dân gian ! Vu Hựu cảm thương cho người cung nữ tài hoa, nàng đã gọi thế giới bên ngoài là " Nhơn Gian ", thế thì ở trong cung cấm là gì? "Địa Ngục" sao? Chàng cứ ray rức ngẩn ngơ thương cho nàng cung nữ bất hạnh, bèn lên phía thượng lưu của ngự câu, chọn một chiếc lá thật đẹp, rồi thả trở vào cung hai câu thơ thất ngôn sau đây :

曾聞葉上題紅怨                 Tằng văn diệp thượng đề hồng oán, 
葉上題詩寄阿誰?             Diệp thượng đề thi ký A thùy ? 
        Có nghĩa : 
Từng nghe lá đỏ đề thơ oán,
Lá đỏ đề thơ gởi đến ai ?

        Bạn bè biết được sự si tình của Vu Hựu, lại chế giễu chàng bằng hai câu thơ sau :
君恩不禁東流水                 Quân ân bất cấm đông lưu thủy, 
流出宮情是此溝.                 Lưu xuất cung tình thị thử câu. 
        Có nghĩa : 
Vua không ngăn nước về đông,
Thả tình cung cấm theo dòng chảy ra !

        Mặc cho bạn bè cười cợt, Vu Hựu vẫn mang chiếc lá về cất kỹ trong rương. Rồi từ đó về sau chàng đi thi mãi mà vẫn không đậu đạt gì cả. Vì cuộc sống khó khăn nên chàng mới xin vào làm gia khách, gia sư cho một qúy nhân ở Hà Trung là Hàn Vĩnh. Hàn rất kính trọng về nhân phẩm và học vấn của Vu Hựu nên đối với chàng rất tốt.


        Mười năm sau, trong cung vua thải ra ba ngàn cung nhân, cho về quê lấy chồng sinh sống. Trong số đó có Hàn Thị là em họ của Hàn Vĩnh. Vĩnh biết Hựu chưa lập gia đình nên mới làm mai Hàn Thị cho chàng. Hàn Thị ở trong cung lâu ngày nên cũng tích lũy được một ít tài vật, lại có nhan sắc. Vu Hựu vốn là thư sinh cùng đồ mạt vận, nay bỗng được vợ đẹp lại có của thì còn gì sung sướng cho bằng. Còn Hàn Thị thì ngoài ba mươi mới lấy chồng, nên hết lòng thương yêu chăm sóc cho Vu Hựu. Sau tân hôn họ sống với nhau rất là hạnh phúc.

        Một hôm, Hàn Thị sắp xếp lại sách vở cho chồng, bỗng phát hiện ra chiếc lá đỏ có đề thơ của mình được kẹp trong một quyển sách. Nàng rất ngạc nhiên mà hỏi chàng về lai lịch của chiếc lá. Vu Hựu bèn kể lại đầu đuôi câu chuyện ngày xưa. Hàn Thị bèn cho chàng biết đó là bài thơ của mình, đồng thời cũng lấy từ trong trap ra chiếc lá có hai câu thơ của Vu Hựu mà nàng đã vớt được sau đó. Cả hai đều rất kinh ngạc và cảm khái cho duyên số đã an bài. Hàn Thị bèn từ trong trap lấy ra thêm một bài thơ nữa và nói với chồng rằng : “Đây là bài thơ của thiếp làm sau khi vớt được chiếc lá của chàng!”. Vu Hựu bèn đọc bài thơ như sau :
獨步天溝岸,                     Độc bộ thiên câu ngạn, 
臨流得葉時.                     Lâm lưu đắc diệp thì. 
此情誰可得                      Thử tình thùy khả đắc, 
腸斷一聯詩 !                    Trường đoản nhất liên thi ! 
        Có nghĩa : 
Lẻ loi bước giữa dòng câu,
Bên bờ vớt lá nghe sầu mênh mang.
Tình nầy ai thấu can tràng,
Đau lòng cung nữ đôi hàng thơ ai !

        Hôm sau, vợ chồng Vu Hựu bèn đem chuyện Lá Đỏ Đề Thơ nói cho Hàn Vĩnh biết. Nghe xong Hàn Vĩnh cả cười, cầm bút lên viết ngay một bài thất ngôn tuyệt cú như sau: 
一聯佳句題流水,                Nhất liên giai cú tùy lưu thủy
十載幽思滿素懷.                Thập tải u tư mãn tố hoài.
今日卻成鸞鳳友,                Kim nhật khước thành loan phượng hữu,
方知紅葉是良媒.                Phương tri hồng diệp thị lương mai.
        Có nghĩa : 
Đôi câu thơ đẹp chảy theo dòng,
Ấp ủ lòng son suốt chục năm.
May mắn hôm nay loan phụng hợp,
Mới hay lá đỏ chính mai dong !

        S
au đó, Hàn Vĩnh còn cho tổ chức một Hồng Diệp Hội (một Party về Lá Đỏ) cho hai vợ chồng Vu Hựu và còn công khai chuyện Lá Đỏ Đề Thơ ra ngoài. Các văn nhân thi sĩ ở Trường An lúc bấy giờ hưởng ứng rất đông. Trong số văn thơ xướng họa, nổi tiếng nhất có bài thất ngôn tứ tuyệt của thi sĩ Cố Huống như sau :
花落深宮鶯亦悲,             Hoa lạc thâm cung oanh diệc bi, 
上陽宮女斷腸時。             Thượng Dương cung nữ đoạn trường thì. 
君恩不閉東流水,                 Quân ân bất bế đông lưu thủy, 
葉上題詩寄與誰?             Diệp thượng đề thi ký dữ thuỳ ? 
        Có nghĩa : 
Hoa rụng thâm cung oanh cũng sầu,
Thượng Dương cung nữ quặn lòng đau.
Ơn vua không bế dòng lưu thuỷ,
Trên lá đề thơ gởi đến đâu ?!

        Ch
ẳng bao lâu sau, gặp loạn Hoàng Sào. Đường Hi Tông cùng bá quan văn võ lià bỏ kinh thành chạy loạn vào đất Thục. Vợ chồng Vu Hựu cũng cùng với Hàn Vĩnh theo phò giá. Vì trước kia từng ở trong cung nên rất am tường về nề nếp sinh hoạt của hoàng gia, vì thế Hàn Thị được vua triệu kiến. Nhà vua bèn hỏi nàng về chuyện đề thơ trên lá. Hàn Thị bèn kể lại chuyện mình. Vua lại triệu kiến Vu Hựu. Thấy chàng ăn nói chửng chạc đối đáp lưu loát, có văn tài, bèn cho theo làm tùy tùng bên cạnh vua.

        
        Khi loạn Hoàng Sào được dẹp yên. Vu Hựu vì theo phò giá có công, nên được phong làm Thần Sách Quân Ngu Hầu. Mặc dù quan chức không lớn, nhưng khi trở lại trường an, vợ chồng Vu Hựu nổi tiếng với câu cuyện Lá Đỏ Đề Thơ của mình. Họ sống với nhau trong phú qúy hạnh phúc và mặc dù đã trên ba mươi mới lấy chồng, Hàn Thị vẫn sinh được năm trai hai gái. Đến khi con cái lớn lên thành đạt cả rồi mà câu chuyện Lá Đỏ Đề Thơ vẫn còn được dân gian nhắc mãi.

        Tương truyền là Hàn Thị mất trước. Trước lúc lâm chung, bà còn yêu cầu chồng cho chôn chung chiếc lá đỏ với mình. Lá đỏ giờ đã phai màu, nhưng câu chuyện “ Hồng Diệp Đề Thi “ của họ vẫn thắm đượm mãi trong dân gian…

        Lúc bấy giờ, Thừa Tướng đương triều là Trương Tuấn biết được việc nầy đã cảm khái mà viết nên bài ca sau đây :

長安百萬戶,                     Trường an bách vạn hộ, 

御水日東注。                 Ngự thủy nhật đông chú. 
水上有紅葉,                 Thủy thượng hữu hồng diệp, 
子獨得佳句。                 Tử độc đắc giai cú. 
 子復題脫葉,                 Tử phục đề thoát diệp,
 流入宮中去。                 Lưu nhập cung trung khứ.
 漢宮千萬人,                 Hán cung thiên vạn nhân,
 葉歸韓氏處.                    Diệp quy Hàn Thị xứ.
出宮三千人,                 Xuất cung tam thiên nhân, 
韓氏藉中數。                 Hàn Thị tịch trung số. 
回首謝君恩,                 Hồi thủ tạ quân ân, 
淚灑胭脂雨。                 Lệ sái yên chi vũ. 
寓居貴人家,                 Ngụ cư qúy nhân gia, 
方與子相遇。                 Phương dữ tử tương ngộ, 
通媒六禮俱。                 Thông môi lục lễ cụ, 
百歲為夫婦。                Bách tuế vi phu phụ. 
兒女滿眼前,                 Nhi nữ mãn nhản tiền, 
青紫盈門戶。                 Thanh tử doanh môn hộ. 
茲事自前無,                Tư sự tự tiền vô, 
可以傳千古!                 Khả dĩ truyền thiên cổ ! 

        Diễn nôm : 

Thành Trường An dân đông bách hộ,
Dòng ngự câu vẫn đổ về đông.
Chảy xuôi lá đỏ theo dòng,
Chàng Vu bắt được bâng khuâng sớm chiều.
Viết đôi câu đánh liều thả ngược,
Trôi vào cung theo nước phản hồi.
Lãnh cung nhan nhản những người,
Lá về Hàn Thị tìm vui cung buồn.
Thải về nguồn ba ngàn cung nữ,
Hàn Thị về vui chữ đoàn viên.
Cúi đầu lạy tạ ơn trên,
Lệ rơi ướt má hết phiền hết lo.
Đem thân trọ nhà anh Hàn Vĩnh,
Gặp chàng Vu định mối lương duyên.
Mối mai sáu lễ đã yên,
Trăm năm chồng vợ phỉ nguyền sánh đôi.
Con đàn cháu đống thảnh thơi,
Nên danh áo tía lộc trời vinh hoa.
Duyên lành LÁ ĐỎ đồn xa,
Lưu danh thiên cổ ai mà chẳng khen !

        Sau bài ca nầy, câu chuyện “ Hồng Diệp Nhân Duyên “(Nhân duyên nhờ vào lá đỏ) của Vu Hựu và Hàn Thị được loan truyền khắp cả nước và … mãi mãi cho đến ngày nay !

Đỗ Chiêu Đức 

18 tháng 12 2018

Du Hành Sông Tiền

<L.241~Thiên Nhiên Cảnh Vật>


DU HÀNH SÔNG TIỀN

Em là khách hải hành tách bến
Từ Cần Thơ ngược chuyến tàu du
Mênh mang sông nước ngàn thu
Bờ xa văng vẳng điệu hò làng thôn

Ghé Tân Thuận dải cồn đất cát
Ngắm quýt vàng ánh hạt phù sa
Dòng sông con nước hiền hòa
Tên xoài Cao Lãnh vang xa ngọt ngào

Đất Thanh Bình ruộng sâu phèn nặng
Đóa sen hồng gửi tặng ngàn phương
Hồn quê qua mấy dặm trường
Mang niềm khát vọng tạo đường quê xanh

Dòng Cửu Long sông lành nước mát
Tải phù sa nuôi hạt lúa vàng
Cánh chim ngàn dậm quan san
Về đây thư giản tình làng nghĩa quê.

Dân Đồng Tháp bộn bề khai mở
Vẫn dành đây một chỗ chờ người
Nỗi buồn lạc hậu không vơi
Ưu tư khát vọng thay đời vùng sâu

Mai Thắng –
181215

 


Điểm sắc hoa hồng

<D.397><Tình Hoa>


Nhà của Chiều Thu ở Thái Nguyên 

ĐIỂM SẮC HOA HỒNG

Trong vườn đã nở ít nhành bông
Rộ giữa chòm xanh điểm sắc hồng
Những mảng màu đong đầy huyết lệ
Bao luồng rét hận giẫm ngày đông
Nhìn duyên phận tủi nguồn ai oán
Tiếc nghĩa tình xa thuở mặn nồng
Kiểm lại thời gian còn mấy nữa
Bên triền dốc thẳm vẫn chờ trông.

Mai Thắng
181217

★ Bài xướng của Dung Nguyên

HOA HỒNG

Rực rỡ trên cành điểm mấy bông
Mà phơn phớt trắng lại chen hồng
Đài xanh biếc trổ bên chồi lá
Cánh mỏng tang xòe giữa tiết đông
Chợt đã hương ngào ngan ngát dịu
Chừng như dáng điệu ấp e nồng
Tình yêu đại sứ từ muôn thuở
Diễm lệ cho người mỏi mắt trông!

5/12/2018
DUNG NGUYÊN

Sinh nhật tự ca

<D.396~Thơ Sinh Nhật>

Mừng sinh nhật huynh Thạch Hãn



SINH NHẬT TỰ CA

Rồi xuân lẳng lặng cũng theo về
Vẫn thoảng bên thềm tạo vóc mê
Mắt nhãng tèm nhem bày đủ chuyện
Giò đơ khập khiễng lánh trăm bề
Hài âm điệu lý hoài than dở
Nhẩm vị hương trà đã hết phê
Ngẫm lại vần thơ là tín cẩn
Còn mong tưởng tượng bóng giao kề.

Mai Thắng
181216

★ Bài xướng của Thạch Hãn

SINH NHẬT TỰ TRÀO

Lại đón mùa xuân nữa trở về
Bên thềm thế kỷ ngẫm mà mê
Hàm răng lưỡng cặp còn dăm cái
Thủ gối cùng đôi vễnh một bề
Những tối chong đèn không thể đọc
Bao lần trỗi nhạc chẳng hề phê
Đời vui sót lại vần thơ khổ
Thấy cảnh từ ly đã cận kề ./.

LCT 16/12/2018

Xin Chờ Đôi Chút

<D.395~Thơ Vui>



XIN CHỜ ĐÔI CHÚT

Thi đàn thoáng lạnh kể từ đây
Những phút bâng khuâng xúc cảm đầy
Đậm nhạt vầng dương luôn chuyển biến
Khuyết tròn bóng ảnh chẳng hề khuây
Hoa niên mộng mị qua thời ấy
Lão giả trầm tư ngại tuổi này
Bảy bó chờ gom vài số nữa
Giang hồ khéo đợi rửa lần tay

Mai Thắng
@1392~181215

★ Bài xướng của Trịnh Cơ

BÀI THƠ CUỐI …

Vắng bóng thi đàn tháng tới đây
Hai không mười chín sẽ đong đầy
Bao năm xướng họa thâm tình đó
Mấy độ giao lưu thỏa ý nầy
Kỷ niệm khắc ghi rồi phải nhớ
Tâm tư dấu kín chắc chưa khuây
Tuổi gần tám bó tìm thư giãn*
Giã biệt giang hồ ..…tớ vẫy tay !

Paris, ngày cuối năm 2018

TRỊNH CƠ
(06/12/2018)

Sinh nhật bạn

<D.394~Thơ Sinh Nhật> 

Họa thơ mừng sinh nhật Mai Văn Thành




LẠI CẢM PHẬN GIÀ

Xem ngày tháng chạy rảo dần qua
Chuỗi ảnh thuần nhiên vệt nắng tà
Nhớ những hồn xưa màu mộng phủ
Rơi vòm cảnh nhạt ánh chiều pha
Vòng hoa giáp vượt thương thời trẻ
Ngưỡng tiết mùa trôi cảm phận già
Dõi mắt trông vời nơi biển rộng
Thiên đàng lý tưởng mịt mù xa.

Mai Thắng
181215

★ Bài xướng của Mai Thành

LẠI SINH NHẬT TA

Rằm đến chạp về thấm thoát qua,
Lại vui sinh nhật xế... trăng ngà;
Ba tư xuân nữa tròn trăm chẳn,
Sáu chục năm dư quá giáp già.
Suy nặng tình đời càng thắm thía,
Ngẫm buồn thế thái chẳng phôi pha.
Phong trần trải kiếp bao mùa đợi...
Ngắn ngủi hành trình chợt xót xa !

15.12.2018-MAI THÀNH.

Hoài niệm một thời

<D.393><Ký Ức>



HOÀI NIỆM MỘT THỜI

Thuở bé phong trần vận áo nâu
Mùa cơ nhỡ ghém tự xa nào
Niềm vui sức trẻ long màu mắt
Tiếng gọi đô thành bỏ ruộng ao
Khát vọng luôn đòi xe chuyển bến
Tình yêu quyết đổi cháo thay rau
Thời chinh chiến vợi đời gian khổ
Cảm thán thương đầy cuộc bể dâu.

Mai Thắng
181214

★ Bài xướng của Thiền Sư Xóm Núi

Hoài Niệm

Chiều chiều ra quét lá phong nâu
Ngỡ lá bàng rơi một thuở nào
Khi tiếng sáo diều êm ruộng lúa
Và đàn trâu nghé rộn bàu ao
Chị lo hèm cám đàn gà lợn
Em nhặt que nè củi cháo rau
Nay lạc phương trời nơi Phật tự
Rõ là thanh hải biến nương dâu

Thiền Sư Xóm Núi

Vui Với Niềm Riêng

<D.392~Thơ Vui>


Ảnh sưu tầm trên google

VUI VỚI NIỀM RIÊNG

Niềm riêng ẩn đọng thiên tình ái
Những giọng quyên sầu tỏ với ai
Quãng vắng mây buồn phiêu bạt mải
Dòng xuôi phận mỏng cuốn trôi dài
Duyên trời định kiếp thôi đừng cải
Ánh nguyệt sang kì cũng phải phai
Đã chọn câu vần không lý giải
Hồn thơ mở hướng dụng công mài.

Mai Thắng
181214

★ Bài xướng của Yên Nhiên

NIỀM RIÊNG

Có những nỗi niềm sâu kín nhất
Sầu tư khó thổ lộ cùng ai
Mây trôi tuyệt tích không nhòa xóa
Nước cuốn mù tăm chẳng nhạt phai
Lỡ gặp giữa đường e vướng bận
Muốn nhường chung mộng ngại dông dài
Âm thầm châu lệ hằng đêm nhỏ
Vụng dại câu thơ mãi giũa mài

Yên Nhiên

Tuổi Lão Mong Chờ

<D.391~Thơ Vui>



TUỔI LÃO MONG CHỜ

Già luôn lại trách trẻ ngây khờ
Chẳng giữ lâu bền rắn thịt cơ
Chạnh nghĩ thời xuân toàn xả láng
Buồn nghe khớp cẳng rặt quay lờ
Chiều thong thả dạo lo dành sức
Tối mải mê bồi dưỡng vận thơ
Ngưỡng cổ hi mời chân áp ngạch
Lòng vui cẩn trọng ý mong chờ.

Mai Thắng
181214

★ Bài xướng của Văn Thanh

LÃO KHỜ …
-/-
Thằng nhỏ ngây ngô thuở dại khờ
Tuổi giờ xấp xỉ chín mươi cơ
Cái thời non trẻ, không an phận
Tư tưởng mộng mơ, cố thoát lờ
Tung cánh chim trời tìm bến đậu
Sa cơ thân dế hoá hồn thơ
Đôi vần thô thiển, đêm ngày gáy
Ngở tưởng thi nhân, té lão khờ…

Thanh Trương 

Nửa áng thơ chiều

<D.390><Tiết Khí>



NỬA ÁNG THƠ CHIỀU

Hãy cứ thầm mơ ước đủ nhiều
Cho lòng thản tịnh thoát đìu hiu
Mà say mộng thắm bên lầu tửu
Để dưỡng tình si một dáng kiều
Chuỗi ảnh viền êm vành mắt lộng
Lưng trời vẳng nhẹ tiếng đàn yêu
Chìm trong cõi thực lay hồn ảo
Vợi nửa bầu thơ vãn ánh chiều.

Mai Thắng
181212

★ Bài xướng của Ngọc Liên

THƠ CHIỀU

Rồi em cứ vậy ước mơ nhiều
Để quãng ân tình khỏi hắt hiu
Vẫn thắm nồng duyên dù chẳng ngọc
Và thơm ngát mộng dẫu đâu kiều
Nghe miền kỷ niệm đùa hương tóc
Thấy những cung đàn dạo nốt yêu
Hẹn với mùa đông ngày trở lại
Cùng nhau xướng họa đoản thơ chiều...

Ngọc Liên 11.12.18

Nửa Giấc Mơ Mềm

<D.440~Thơ Vui> 

Ta thường mơ nửa giấc mơ
Giật mình nửa giấc … lơ ngơ một đời!




NỬA GIẤC MƠ MỀM

Thử ước lên trời mượn đỡ thang
Nằm phiêu cõi tịnh thả dây ràng
Nhìn năm tháng lụn chờ đông vãn
Hóng buổi xuân về dẫn mộng sang
Vẫn đượm hồn đau mùa khói lửa
Còn tươm mảnh vụn giấc kê vàng
Trôi dài ngắc ngoải dòng ly hận
Chỏi tiếng loa phường đã vọng vang.

Mai Thắng

----------------- 

★ Bài xướng của Cao Mỵ Nhân

NỬA GIẤC

Chỗ nằm, sao lại rộng thênh thang
Nắng chiếu ngoài hiên đẹp rỡ ràng
Năm hết chưa hay ngày đã đủ
Tuổi vừa cạn hoặc tháng chưa sang
Thì hoa vẫn nở tươi mầu thắm
Và lửa đang reo thử sắc vàng
Nửa giấc công danh vào huyễn mộng
Trở mình thời khắc mãi âm vang ...

Hawthorne 7 - 12 - 2018
CAO MỴ NHÂN

★ Bài hoạ của Ngân Hà



Mặc đời ĐEN bạc vẫn hoài sang
Lời CAM kết nọ chắc như ràng
XANH dòng ân ái đầy đôi vở
TÍM chữ chung tình lấp hết trang
Chở đến cho nàng năm áo ĐỎ
Đem thêm tặng bậu mấy cân VÀNG
Xe con bốn chiếc to màu XÁM
Để đám tơ HỒNG nổi tiếng vang

Nganha

* Reply của MT
Màu mơ tám sắc xoay vòng
Giấc mơ nửa giấc ân nồng cũng CAM
Ngâm ngùi thương hạt sương LAM
Ngồi trông ánh TÍM chiều VÀNG vụt qua


★ Bài hoạ của Bằng Lăng

TẢN MẠN MÙA HOA

Người đi Dạ Lý dệt hình thang
Mấy cội Quỳnh hoa chẳng rộn ràng
Nguyệt Quế khoe hương chiều hạ vãn
Hồng Đào trẩy nụ tiết xuân sang
Âm thầm giữa núi Mơ bừng sáng
Vội vã bên hiên Cúc điểm vàng
Thiếp đã chăm tròn vuông Cải trắng
Anh về cố quận rộ mùa Vang. (*)

Bằng Lăng 13.12.18
(*) Vang : còn gọi là Tô Mộc.

* Reply của MT
Hội mùa hoa thắm rộn ràng
Quỳnh hương dạ lý mùa vang...cúc vàng
Đi tìm một thoáng băn khoăn
Ở đâu ẩn nụ bằng lăng tuyệt vời

09 tháng 12 2018

Mùa đông Ohio

<D.388><Tiết Lạnh Đông> 



MÙA ĐÔNG OHIO

Trắng tận khung trời đảo quãng không
Màn băng phủ vội rét săn lùng
Còi thân trụi lủi cây nhoài mốc
Đổ lá tiêu điều cội ngãng mông
Độc cảnh màu thô trùm cảnh bạc
Ngàn bông tuyết lạnh thả bông chùng
Đêm về nhóm lửa vui hồn quạnh
Vợi sưởi hương thầm giữa giá đông.

Mai Thắng
181129

★ Bài xướng của Nguyễn Thiên Long

EM MÙA ĐÔNG

Em đem bạc trắng cả tầng không
Em tới đây muôn sắc lạnh lùng
Sớm sấm sét chiều mưa ủ dột
Đêm mù sương ảm đạm mênh mông
Lối mòn em đến đầy băng giá
Sông lạnh em qua tuyết chập chùng
Ái ngại trùng vây em buốt lạnh
Mơ màng bếp lửa bên đêm đông...

Nguyễn Thiên Long

(tuyết đầu mùa Đông 2018 ở bang Ohio)

Tiễn bóng người đi

<D.387><Cảm Xúc> 



TIỄN BÓNG NGƯỜI ĐI

Đã ước cùng em ở cạnh triền
Vui buồn điểm mặt những đầu phiên
Ngày mưa giảm lạnh truyền tay nóng
Buổi nắng lùa oi đỡ dạ phiền
Lặng lẽ vun bồi hương tổ ấm
Âm thầm dọn sẵn thú điền viên
Dòng trôi bão loạn tràn qua xóm
Tiễn bóng người đi bỏ lại thuyền

Mai Thắng

★ Bài xướng của Ngân Hà

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

Nhà xưa của mẹ ở ven triền
Tấp nập hôm nào buổi chợ phiên
Lúc nhỏ vô tư hoài rộn rả
Ngày thơ thoải mái chẳng ưu phiền
Xuân thì gởi mộng người đang lính
Trẻ tuổi thương thầm kẻ phục viên
Ngại quá nên nào đâu thể hiện
Đành thôi bến nhỏ vắng xa thuyền

Nganha 061218

Ân Lành Gieo Gặt

<D.386~Thơ Thiền>

 

ÂN LÀNH GIEO GẶT

 (Thể tung hoành trục khoán)

NHÂN tình tiếp đãi đẹp lòng nhau
ÁI ngộ niềm tin lẽ nhiệm mầu
GIEO niệm căn từ tâm đối nhã
TRỒNG chân thiện nhẫn tính hoà mau
TRONG miền nắng lửa còn tham ngạo
MỘT mảnh giang san đã nát nhàu
THUỞ chặt vòng tay liên kết vững
ÂN LÀNH GẶT HÁI MẢI NGÀN SAU.

Mai Thắng
181208

--------------------------
★ Bài xướng của Thuận Đăng

ÂN LÀNH GIEO GẶT

NHÂN này ước gửi lại cho nhau
ÁI nhuyễn nhuần đơm tựa phép màu
GIEO mãi tinh thần đâu dễ nản
TRỒNG hoài thể chất chẳng nhoèn mau
TRONG làn nghĩa đẹp khơi nào chán
MỘT lối tình êm tỏa ứ nhàu
THỦA cũ chân thành nêm chặt dạ
ÂN LÀNH GẶT HÁI ĐẾN NGÀN SAU .