Nhãn

24 tháng 12 2020

C. Khúc Giang 2 - Đỗ Phủ

<C.045><Dịch Hán thi>

KHÚC GIANG KỲ 2 - ĐỔ PHỦ (712-770)




★ Nguyên bản 

曲江其二 
朝回日日典春衣 
每日江頭盡醉歸 
酒債尋常行處有 
人生七十古來稀 
穿花蛺蝶深深見 
點水蜻蜓款款飛 
傳語風光共流轉 
暫時相賞莫相違。 
杜甫 

★ Phiên âm

KHÚC GIANG KỲ NHỊ
Triều hồi nhật nhật điển xuân y
Mỗi nhật giang đầu tận tuý quy
Tửu trái tầm thường hành xứ hữu
Nhân sinh thất thập cổ lai hy
Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm hiện
Ðiểm thuỷ thanh đình khoản khoản phi
Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển
Tạm thời tương thưởng mạc tương vy.
ĐỖ PHỦ

★ Dịch nghĩa

Ngày ngày khi tan triều, áo đẹp đem đi cầm ngay;
Ngày nào cũng ở đầu sông uống thật say mới về;
Nợ tiền uống rượu vốn chuyện thường nơi nào cũng có;
Xưa nay đời người sống tới bảy chục là hiếm hoi;
Bươm bướm luồn hoa thấp thoáng ẩn hiện;
Chuồn chuồn giỡn nước chập chờn bay bay;
Nhắc người rằng phong cảnh thường hay thay đổi;
Hãy cùng nhau hưởng đi, chớ nên bỏ qua.
(Năm 758)
 
★ Dịch thơ

KHÚC GIANG 2

Tan triều áo đẹp sẽ cầm ngay
Đổi vị thần men uống suốt ngày
Món nợ tiền tiêu đâu cũng có
Tuổi già bảy chục thế càng hay
Vờn hoa bướm lượn len tiềm ẩn
Giỡn nước chuồn treo ghẹo tỏ bày
Đã biết cảnh quang xoay chuyển mãi
Nên đừng bỏ lãng phí hoài thay!

Mai Thắng
191227

C. Khúc Giang 1 - Đỗ Phủ

<C.044><Dịch Hán thi> 

KHÚC GIANG KỲ 1 - ĐỖ PHỦ (712-770) 


★ Nguyên bản 

  曲江其一 
一片花飛減卻春 
風飄萬點正愁人 
且看欲盡花經眼 
莫厭傷多酒入唇 
江上小堂巢翡翠 
苑邊高冢臥麒麟 
細推物理鬚行樂 
何用浮名絆此身 
杜甫 

★ Nguyên bản 

KHÚC GIANG KỲ 1
Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân
Phong phiêu vạn điểm chính sầu nhân
Thả khan dục tận hoa kinh nhãn
Mạc yếm thương đa tửu nhập thần
Giang thượng tiểu đường sào phí thuý
Uyển biên cao trủng ngoạ kỳ lân
Tế suy vật lý tu hành lạc
Hà dụng phù danh bạn thử thân.
ĐỖ PHỦ

★ Dịch nghĩa

Một mảnh hoa bay đã giảm bớt chút xuân
Gió thổi bay muôn lối làm người ta u sầu
Vẫn trông thấy cánh hoa sắp tàn trước mắt
Thì đừng ngại nhấp rượu sẽ làm hại thân
Ngôi nhà nhỏ trên sông chim phỉ thuý làm tổ
Gò mả cao mé vườn con kỳ lân nằm giữ
Suy cạn lẽ thì nên chơi vui lạc thú
Cần gì đến phù danh ràng buộc thân mình

★ Dịch thơ

KHÚC GIANG 1

Một đóa hoa tàn giảm chút xuân
Vèo đưa vạn nẻo não duyên trần
Còn xem cánh lụn phô tầm mắt
Chớ ngại men nồng hại thể nhân
Phỉ thúy bên đường vui ấm tổ
Kỳ lân trước mộ vững yên phần
Suy tường tận lẽ niềm hoan lạc
Chẳng đợi danh hời để trói thân.

Mai Thắng
191214 

23 tháng 12 2020

E08. Đón Ánh Xuân Về

<E.08~Nét Xuân Tình>


1. ĐÊM GIÁNG SINH


Những buổi đông về sợi nắng thưa
Lòng thư thả nguyện khấn mong vừa
Sao trời ánh rạng đường thiêng dẫn
Máng cỏ cơ huyền ngưỡng diệu đưa
Niệm chuỗi bình an phò thánh đảm
Tìm phương cứu rỗi hưởng ân thừa
Niềm tin thiện mỹ hòa chân Chúa
Lý tưởng ngông cuồng đội bão mưa.

2. VUI TẾT BÊN TRỜI

Năm dài điệp khúc ủ hồn quê
Tản phận ngàn mây vẫn nhớ về
Cúc bội khoe đài tươi cảnh nõn
Mai nhành ẩn nụ thắm tình huê
Tôn thờ đóa huệ phò tông bản
Cuộn thả giò lan hướng mỗi bề
Những tết bên trời tâm cảm gợi
Thương vùng đất cũ nhẹ ngùi tê.

3. TẾT VẪN QUAY VỀ

Xuân về rảo vọng khắp ngàn nơi
Xõa ánh huỳnh quang tỏa rợp trời
Thỏa thích dành phô nguồn lễ hội
Ân cần kiến tạo những trò chơi
Ngày vui phát dịp hòa tâm cảm
Buổi thuận cài duyên nhã ý mời
Tạm phủi hương tàn qua trước đã
Năm còn lắm nỗi bạn bè ơi!

4. KÝ ỨC CHƯA NHÒA

Đêm dài chén tửu sẽ cuồng xoay
Cám cảnh hồn quê đẹp những ngày
Chiến cuộc tàn phơi chùm đổ vỡ
Phiên đời đánh rạp chuỗi quờ say
Ràng chia chẳng kết tâm hòa điệu
Khép mở càng thêm sự nhũn bày
Ảo vọng thiên đường trơ lý hẫng
Tuôn tràn vị đắng phủ nồng cay.

5. ĐÓN ÁNH XUÂN VỀ

Sợi nắng đông tàn vẫn hửng hanh
Trời se chút lạnh thoảng len cành
Thương thời biến loạn hồn quê rũ
Tủi hướng mê cuồng chuỗi lệ lanh
Lối dẫn đường thông còn thảm hại
Vòng xoay gánh đặt chửa an lành
Bao giờ ánh rạng nền phông chủ
Diễn khúc ca hòa biểu tượng tranh

Mai Thắng
191230

E07. Thơ Ca & Cuộc Sống

<E.06~Cuộc Sống>



1. LẮNG NHỮNG CANH ĐỜI

Nằm thao thức điểm nhịp canh đời
Những khoảng u buồn lịm sắc tươi
Đã dính chân vào bơi biển động
Còn đeo nghiệp dấn mở môi cười
Màn sương gội nhũn hoa chàm tóc
Cát bụi vương đầy quãng hổ ngươi
Ngẫm tộc hùng anh càng tủi giống
Cài tâm thuộc hiểm khó chen trời.

2. DUYÊN MÈO CHÓ

Mỗi buổi bình minh dậy nhấm khà
Thân mời bạn hữu thử tình ta
Trà thơm một chén bàn tâm trẻ
Vị đắng vài chung ngẫm tuổi già
Nghiệp bã ê chề phơi phẩm cách
Danh hờ ngán ngẩm tạc vòng hoa
Ầu ơ phỏng gặp duyên mèo chó
Vẫn cảm nhiều hơn thú mặn mà.

3. ĐỐI ẨM

Độc ẩm canh dài ngẫm với ta
Đèn khuya đối ảnh ngụm chung trà
Nhân hòa mấy thuở trần duyên hội
Nghĩa tạc đương thời cảm xúc pha
Bảo trọng men tình thương cõi ấm
Gìn vun phúc lộc dưỡng dương tà
Bình an giữ vẹn tâm thành khẩn
Quyết vẽ con đường gạt quỷ ma

4. VƠ VẨN NĂM TÀN

Đâu còn nghĩ đến mộng ngàn sao
Dỡ lịch từng trang mới buổi nào
Gió thoảng đưa vèo khung lễ hội
Hương lùa đánh vụt tuổi cần lao
Trông nhìn bóng nhạt chân trời mở
Cảm nhận nguồn suy xã tắc trào
Mệnh rớt khi thời xoay thiểu não
Nung tràn khí dưỡng vợi lòng xao.

5. VƠ VẨN NĂM TÀN 2

Trời se chút lạnh chẳng ngơ ngàng
Diễn đạt đông vừa trở bước sang
Bệ cửa hanh chùm tia nắng loãng
Đường quê rạc thảm lá khô vàng
Trông vầng ác lặn hồn thui thủi
Điểm chuỗi mơ cào dạ xốn xang
Thấm buổi hơi chùng tay gỡ lịch
Còn bao quyển nữa thoát ra ràng.

Mai Thắng
191200

E06. Cảm Tiết Đông Về

<E.06~Tiết Đông Lạnh> 



1. CHỚM ĐÔNG

Mưa ngừng nhẹ ửng nắng vàng hanh
Dõi nhịp chiều buông mảng lá cành
Gió dửng dưng lùa con rạch cũ
Mây hờ hững tản góc trời xanh
Tìm men cảm giác êm choàng mộng
Bật khúc tình ca khẽ thoảng mành
Ảnh dạo niềm thương bày nỗi nhớ
Lay vờ gợn chút những tàn manh.

2. CẢM TIẾT ĐÔNG VỀ

Thu về lộng dải nắng còn hanh
Lá buổi vào đông vẫn dạt cành
Ráng đỏ đìu hiu tầm nhãn lạnh
Tia vàng lạc lõng khoảng trời xanh
Nhìn muôn vật chiếu đều mê sảng
Cảm vạn nguồn gieo đã chuốc đành
Dõi mộng hồn treo mùa biến đổi
Bao chiều ấp ủ dệt màu tranh.

3. TÌNH ĐÔNG

Thềm đông nắng nhạt đã xoay nằm
Vẫn hẹn đông về trở bước thăm
Xót cảnh chiều đông dàn bệ kiễng
Buồn đông chén rượu ủ sương đằm
Đông cài quãng lạnh mùa băng tuyết
Lịch điểm đông tròn những tháng năm
Mảnh vỡ tàn đông choàng góp nhặt
Tình đông khép dưỡng phận tơ tằm.

4. ĐÔNG QUẠNH NIỀM RIÊNG

Thử nghĩ cho tường phận số ta
Niềm riêng ấp ủ quạnh thân già
Tay rời túi nải chìm phương lụy
Mệnh tải phong trần đứt quãng xa
Ngẫm vận sơn hà đeo đuổi bóng
Cài men thế tục quẩn quanh nhà
Vần thơ khát vọng lòng lay cảm
Ngắm cảnh đông tàn khẽ bật ca.

5. TIẾT LẠNH CHIỀU ĐÔNG

Mùa đông tiết lạnh đổ ban chiều
Nắng duỗi tơ vàng dệt mảng yêu
Liễu thả thòng tay choàng áo lụa
Hồng đua dợn sắc giỡn khăn điều
Say vùng trỗi nhạc men trầm lắng
Vẳng điệu ru hồn giấc rỗi phiêu
Điệp khúc thời gian còn những nẻo
Chìm trong cách cảm mộng mơ nhiều

Mai Thắng
201223

Sinh Nhật Thạch Hãn

<D.646~Thơ Sinh Nhật> 



MỪNG SINH NHẬT BẠN (Thạch Hãn)

Chạnh buổi đông về khẽ nhắc tôi
Từ phương bạn ở đã đơm mồi
Ly bày hữu nghị thành tâm tỏ
Cỗ dọn thân tình quá cảnh trôi
Chuốt những vần mơ chờ hưởng nụ
Hòa câu ý hợp cảm đâm chồi
Vui cùng xướng họa đeo chiều vãn
Thỏa giấc say nồng nghĩa cạn môi.

Mai Thắng
201217

★ Bài xướng của Thạch Hãn

MỪNG SINH NHẬT NÓ

Vui ngày mẹ đẻ cái thằng tôi
Chỉ một mình ta với đĩa mồi
Rượu vẫn cơi bầu nghiêng cổ trút
Hoa vừa rã cuống thả dòng trôi
Sầu khi lối mộng đành treo cửa
Oán bữa vần thơ lại nẩy chồi
Những tối mơ màng trăng cổ độ
Nghe buồn khẽ đọng mép bờ môi./.

LCT 16/12/2020.
(Bàng nữu)

07 tháng 12 2020

Ngọn gió mùa đông

<D.645><Tiết Lạnh Đông> 



NGỌN GIÓ MÙA ĐÔNG

Mùa đông gió vẫn lạc nơi này
Những bụi sương chiều ủ lá bay
Nắng đỗ vàng hong vườn tẻ quạnh
Mù giăng xám đọng mảng hanh gầy
Thanh nhàn bão táp cầu thiên khởi
Tĩnh lặng hương nguyền để hóa say
Nguyệt tỏ sao mờ cơ lắp sẵn
Thời gian bổ khuyết lại đong đầy.

Mai Thắng
201206

★ Bài xướng của Ngọc Liên

NGỌN GIÓ MÙA ĐÔNG

Ngọn gió mùa đông lạc ngõ này
Bên thềm tản mát lá vàng bay
Vừa nghe nắng trải vườn thơ ấm
Đã biết chiều giăng lối cỏ gầy
Mộng thuở kim tiền như mãi đắm
Duyên miền thế tục hẳn còn say
Trăm năm vẫn cứ tuồng dâu bể
Cũng chỉ là trăng khuyết lại đầy.

Ngọc Liên
04.12.20

Mừng bạn vào hội

<D.644><Giao Tiếp>


MỪNG BẠN VÀO HỘI

Khi vào hội diễn bốn từ tê (4T)
Vẫn thấy mừng hơn chịu bỏ về
Cảm tiếng vui vầy không gọi trễ
Ưng lòng thiết thực chẳng là quê
Lời gieo hướng đẹp luôn tìm kể
Tứ gửi tình thân mãi cận kề
Soạn thảo vần yêu đời sẽ thế
Thi đàn nhả ý tạo nguồn phê.

Mai Thắng
201204

★ Bài xướng của Thái Quang Vinh

CHÀO HỘI

Ngả mũ xin chào hội Bốn Tê
Vì do chẳng biết đã không về
Huynh Tòng giới thiệu dù hơi trễ
Đệ Thái đăng trình kẻo sẽ quê
Nghĩa đẹp lời hay người mến kể
Chồn chân mỏi gối bạn thương kề
Sum vầy thoải mái đừng câu nệ
Nới rộng ân tình hữu hảo phê.

Vinh Quang Thái

Vào Hội Thơ

<D.643~Xã Hội> 




VÀO HỘI THƠ

Nhiều khi ngẫm lại để soi mình
Cảm giác mơ hồ những lặng thinh
Dấn cuộc chơi bày tay bản lĩnh
Tìm con chữ đạt nét quân bình
Trầm ngâm đối luật hồn thi chỉnh
Phảng phất câu từ nghĩa vận xinh
Ở quãng tầm cao thường lạc tính
Dìu nhau tận hưởng mái gia đình.

Mai Thắng
201201

★ Bài xướng của Tòng Trần
(-Nđt -6tvt -5tvv)*

TÁI HỌP...

Trở lại "Tình Thân... " nhóm cũ mình
Bao lần mỏi mệt đã làm thinh
Đường Thi rộn rã hoài không dứt
Lục Bát thờ ơ... mãi chẳng bình
Xướng họa gieo vần... câu chữ tỏ
Giao hòa cấy tự...ngữ lời xinh
Dù cho võ giỏi...nhưng đừng cậy
Dẫu được bằng cao...nỏ phá đình.

Trần Tòng
27/11/2020.

* Nđt : Ngũ độ thanh; (6tvt): Lục thanh vi thủ; (5tvv): Ngũ thanh vi vận.


Tâm sự tàn năm

<D.642><Thời Tiết-Khí Hậu>



TÂM SỰ TÀN NĂM

Năm tàn khắc khoải chợt nhìn mai
Cảm dáng hồn nhiên nỗi chạnh hoài
Những mảng trôi vèo thân nát việc
Bao triền trượt ngã áo sờn vai
Nằm co đợi buổi xoay chiều kích
Định hướng chờ phen ngửa cỗ bài
Thế sự thao trường đeo đẳng mãi
Nghe buồn tủi phận khoác thời trai.

Mai Thắng
201126

★ Bài xướng của Lê Giao Văn

TỰ SỰ CUỐI NĂM

(tặng bạn cố tri).


Bốn chục năm qua* nỗi cảm hoài
Phương Nam hành bước - áo sờn vai
Gỡ đòn cơm áo - hai thân phận
Phá nước cờ vây - một ván bài
Nửa nhớ cố hương, thương dĩ vãng
Nửa buồn thế sự, tiếc đời trai
Đêm dài "thế kỷ" ai thao thức?
Xuân cũ võ vàng - những sắc Mai!

* ly hương 1980-2020

Lê Giao Văn 22.11.2020 

26 tháng 11 2020

Ngày đông

<D.641><Tiết Lạnh Đông> 



NGÀY ĐÔNG

Ngày đông tiết trở lạnh khung giàn
Những lớp sương mờ phủ bội lan
Khắc khoải mưa chiều say đột diễn
Trầm ngâm sợi ráng khẽ đua tàn
Con đường tĩnh tọa thiên hòa biến
Thực tiễn an bài cảnh chứa chan
Chắp mảnh đời vui màu diễm lệ
Hồn thơ sóng dịu sẽ tuôn tràn

Mai Thắng –
201126

-------------------
★ Bài xướng của Thuận Đăng

ĐÔNG NHỚ BẠN

Sắp sửa vào đông ngẫm lạnh giàn
Vơi chiều ẩn dật mấy giò lan
Vùi trong khoảnh khắc mành sương đọng
Dõi miệt trời quê ánh lửa tàn
Quạnh quẽ con đò xưa mắt ngỏ
Um xùm ngõ trúc lịm hồn chan
Còn chăng cái thuở say tìm chữ
Nát vụn hồn thơ đẫm tửu tràn.

Thuận Đăng

Vào hội

<D.640><Giao Tiếp>


VÀO HỘI

Sum vầy tập múa chả gì đâu
Chớ nghĩ tài hoa giải được sầu
Lấp ngữ chen từ soi đủ luật
So vần gán vận kiểm từng câu
Niềm vui hoạt khởi lời hô ứng
Quả ngọt bền vun cỗ đáp cầu
Cũ mới tha hồ duyên thụ hưởng
Ưng lòng cảm khoái tự tình sâu.

Mai Thắng
201125

★ Bài xướng của Quên Đi

HOÀI CỔ

Nào phải tài hoa múa bút đâu
Cho nên thơ ráng đạt yêu cầu
Mài mò tập tểnh tìm đôi chữ
Quọt quẹt lung tung ráng mấy câu
Lục Bát liên vần tình giản dị
Đường Thi nghiêm luật ý thâm sâu
Dở hay cũng cố nương lề cũ
Chế biến mà chi vạn cổ sầu.

Quên Đi

Hoàng hôn trên sân ga

<D.639><Thơ Tuổi Lão> 


HOÀNG HÔN TRÊN SÂN GA

Ở tận miền xa bỗng tím trời
Sương mờ thoáng hiện tỏa đầy nơi
Chùa ngân dịu lắng hồi chuông khẽ
Gió thoảng nhàn du những ngọn vời
Vội vã xe vào ga chuyển bến
Âm thầm hướng thả dạng về khơi
Tàu dong ruổi tuyến đường an định
Cõi lặng tìm vui khoảng cuối đời.

Mai Thắng
201124

---------------

★ Bài xướng của Phương Hà

CHIỀU TRÊN SÂN GA LẺ

Chiều buông tím sẫm ở chân trời
Mờ ảo màn sương phủ khắp nơi
Ngọn gió xạc xào trong khóm lá
Chuông chùa ngân vọng giữa ngàn khơi
Tàu qua vội vã dần xa khuất
Trạm đứng chơ vơ mãi ngóng vời
Những chuyến đi, về luôn hối hả
Kẻ lên, người xuống tai ga đời.

Phương Hà
18/11/2020

---------------

★ Bài họa của Mai Lộc

TÀU ĐỜI

Biết đến ga nao ở cuối trời?
Khách lòng xao xuyến nghĩ về nơi...
Tàu dừng kẻ xuống hành trang bỏ
Còi rúc người cười nhịp sống khơi.
Mấy lúc an vui sương tuyết nguyệt
Nhiều khi ngụp lặn gió mưa đời.
Hành trình tốt xấu tuỳ duyên phước
Bí mật trần gian mãi tuyệt vời!

Mailoc
11-18-2020

-----------------

★ Bài họa trên FB của Peter Lý

ĐÙM BỌC

Mây thu mờ mịt kéo ngang trời
Bóng tối lan dần tỏa khắp nơi
Lính Mụ người trôi nằm vắt vẻo
Chùa Hương thuyền khách với tay vời
Đau lòng quyên góp cho dân lũ
Xót dạ chuyển hàng vượt biển khơi
Máu chảy ruột mềm tình cố quốc
Nhiễu điều phủ lấy tấm gương đời

Peter Lý

---------------

★ Bài họa trên FB của Ngô Văn Bé

DỪNG CHÂN

Sương lạnh chiều nay sẩm tối trời
Chân dừng lữ khách tạm đây nơi
Nhìn quanh lạc lõng niềm đau khẽ
Ngoảnh lại dòng trôi nỗi khác vời
Đã lắm xa rồi thuyền tách bến
Bao lần mắt vọng đỗ ngàn khơi
Về đâu nẻo cuối đường tâm định
Mái ấm tìm nhau cõi tạm đời

VBN 30.11.20

22 tháng 11 2020

Đại Anh Hùng

<D.638><Thời Sự Quốc Tế>

Tổng Thống Mỹ Donald Trump



ĐẠI ANH HÙNG

Tổng thống nhìn cơ sự hãm cùng
Kiên cường chống trả hiệu dàn chung
Lòng dân tuyển chọn đầy tâm quyết
Mệnh sử truyền giao vững sách lùng
Tát cạn đầm sâu càn quỷ dữ
Thay lầy chính bợm dưỡng thần trung
Tài năng bản sắc thiên hồi phục
Vĩ đại Cờ Hoa chí ngẩng hùng

Mai Thắng
201113

★ Bài xướng của Lâm Mỹ Thuận

ĐẠI ANH HÙNG

Đầm sâu thủy quái dữ vô cùng
Phải tát khô vì một chữ trung
Hạnh phúc toàn dân lời cổ vũ
Bình an xã hội bước săn lùng
Thiên thần nhẫn nại chờ thâu tóm
Lỹ quỷ bơ phờ trút mệnh chung
Vĩ đại cờ hoa nhờ chỉnh đốn
Dày công lão Tổng đại anh hùng!

Lâm Mỹ Thuận
11/11/20

Sinh nhật cháu 2 tuổi

<D.637~Thơ Sinh Nhật>



SINH NHẬT CHÁU 2 TUỔI (19/11/2018)

Bỗng lại thương nhiều lứa tuổi thơ
Từ trong cảm xúc cõi xa mờ
Lay vành miệng phát âm giòn giã
Nhiễu khóe mi dò cuộc nhởn nhơ
Nghĩa trải tâm hòa vui thiện hướng
Tình vun chí nguyện vững an bờ
Sum vầy tản mạn ngày sinh cháu
Để những cơ huyền dệt ước mơ.

Mai Thắng
201119

20 tháng 11 2020

Kiều Thu

<D.636><Vần Thu Cảm>



KIỀU THU

Khung trời diễm ảo đẹp chiều êm
Sảng khoái Kiều Thu huyễn dịu mềm
Sắc đỏ vờn mây đùa nhiễu gợn
Tia vàng cợt gió tản quần thêm
Mơ màng vạn ảnh đua màu lá
Diện kiến ngàn hoa đổ ngưỡng thềm
Có lẽ quê người phương ổn định
Hương nồng nhẹ thoáng cả màn đêm.

Mai Thắng
191023

★ Bài họa của Dung Nguyên

ĐÊM HUYỀN

Đẫm khoảng trăng vàng sáng dịu êm
Trời khuya gió nhẹ thoảng ru mềm
Thâm trầm nhạc Dế say nồng dỗ
Nhẹ nhõm hương nhài phả ngát thêm
Tiếng vạc mờ xa buồn giữa trảng
Màn sương ướt lạnh thẫm bên thềm
Trần gian cảnh vật bình yên giấc
Ngỡ dải ngân hà thức trọn đêm.

DUNG NGUYÊN
16/11/2019

Đời vẫn xoay vần

<D.635><Tuổi Lão> 



ĐỜI VẪN XOAY VẦN

Tạo hóa xoay vần mãi chẳng ngơi
Còn ta nổi hụp giữa sông đời
Quơ quào mọi lúc hơi luồn mỏi
Bám giữ bao lần lực cảm vơi
Nhận lãnh guồng cơ trời bắt khổ
Tìm vui chuyển số phận hay cười
Trò quy luật vẫn quanh nguồn sống
Gội rửa hồn nhiên mãn kiếp người!

Mai Thắng
181022

-----------------
1. Bài họa của Nguyễn Hữu Long

CHẲNG HỀ NGƠI

Trên đời lắm chuyện chẳng hề ngơi
Kẻ nói người la những chuyện đời
Dẫu bởi vài câu mà muốn cạn
Cho dù mấy chữ lại đành vơi
Ngày mai lỡ chộ thôi đừng hỏi
Bữa mốt vô tình gặp chẳng vơi
Nếu đã tình thâm thì chả vậy
Vì ta với bạn mãi chung người!

Hữu Long Nguyễn
13/11/2018

-----------------
2. Bài họa của Dung Nguyên

TRẢ LẠI CHO NGƯỜI

Nơi này vẫn nhớ chửa hề ngơi
Dẫu biết rằng ta khổ một đời
Nẻo bắc trông hoài đông đã lạnh
Nam miền ngóng mãi hạ nào vơi
Hoài in nỗi tủi vào đôi mắt
Mãi dấu niềm thương ở nụ cười
Cũng bởi duyên mình không có nợ
Đành gom hết lại trả cho người

14/11/2018
DUNG NGUYÊN

Người đi trong mưa


Em đi giữa phố chiều mưa
Đường nâng gót nhỏ gió đưa hương về




NGƯỜI ĐI TRONG MƯA

Mưa chiều vẳng tiếng rạt rào xa
Bước vội vàng xoay trở ngõ nhà
Hạt đổ ngâm nhàu vai áo đẫm
Bùn vây bám chặt mũi hài tha
Âm thầm nhịp thở nương hồn phố
Lặng lẽ đèn soi đuổi gót ngà
Gió thổi đêm ào hơi lạnh lẽo
Em về ướt sũng mộng ngày qua.

Mai Thắng
181005

-------------------
& Các bài họa
-------------------

1. GIẤC THU

Tôi với thu chiều ngắm bóng qua,
Ngày đi chầm chậm ánh dương tà.
Vườn xưa tĩnh lặng vàng phai lá,
Thắm nụ cánh hồng hương tỏa xa.
Chuông đổ hồn lay chìm hướng ngã,
Chân về còn nhớ nét mi nga.
Mong chờ năm tháng thêm đày đọa,
Mơ giấc yên hà một cõi ta!

18.10.18
Ngô Văn Bé

--------------------

2. KIẾP HOA

Mỗi bước đường đời sao quá xa
Chiều mưa lại nhớ đến quê nhà
Thờ cha đã ít cần xin lỗi
Kính mẹ chưa nhiều đợi thứ tha
Mới đó mà đầu nay đã bạc
Giờ đây cũng héo ngón tay ngà
Trầm ngâm vọng đến thời xuân trẻ
Cố níu nhưng rồi vẫn cứ qua.

Nganha

27 tháng 10 2020

Già Sự Xem Đời

<D.633~Tuổi Lão> 

 GIÀ SỰ XEM ĐỜI

Lạng lách bao ngày ở mãi sau
Vì chưa thể bước vượt khung nhàu
Khi thuyền chửa đậu treo hờ hững
Những vụng khôn dò trải đáu đau
Vắng gặp đôi lần thân ngữ cảnh
Vời so mấy bận hẫng phông màu
Quên nhiều tưởng ít thiên già sự
Mảng đợi tin rằng cũng đến nhau.

Mai Thắng – 201024

-----------------------------------------
★ Bài xướng của Trần Hằng Nga

LỠ NHỊP

Bao ngày lặng bước ở đàng sau
Ảo não nhìn sang mộng nát nhàu
Sớm hững hờ khi thuyền chửa đậu
Xuân phờ phạc buổi tiếng hoài đau
Đường xưa nẻo/vắng duyên tình nẫu
Hỏng bút dòng phai/chữ nhạt màu
Cũng tại quên nhiều tim đổ máu
Nên đành lỡ nhịp tách rời nhau

20/10/2010
Hằng Nga Trần

Quê Này Đã Sống Thuở Còn Thơ

<D.632~Tình Quê>



QUÊ NÀY ĐÃ SỐNG THUỞ CÒN THƠ

Quê này đã sống thuở còn thơ
Trải tháng ngày trôi giẫm bụi mờ
Vẫn mảnh trăng ngà soi lộng nhớ
Thinh dòng nước ngọt chảy đầy mơ
Niềm tin sớm lộ khung gàn dở
Bước ngoặt tàn theo chuỗi xẻ chờ
Viễn ảnh âm thầm treo khối nợ
Sông hồ khắc khoải dệt mành tơ.

Mai Thắng – 201018

-----------------------------------------
★ Bài xướng của Trần Thủy Ái

NGÀY HÔM QUA YÊU THƯƠNG VẪN CÒN...

Mong hoài kiếm lại những ngày thơ
Bụi phủ thời gian bóng ngã mờ
Nhặt mảnh trăng tàn gom nỗi nhớ
Khơi dòng lệ chảy kéo niềm mơ
Thềm hoang lá rụng đìu hiu ngỡ
Xóm nhỏ đèn treo lặng lẽ chờ
Bởi dõi mùa xưa còn vướng nợ
Nên rồi gối mộng trải lòng tơ ...

Ai Thuy Tran
16/10/2020

Quạnh quẽ thu

<D.631><Vần Thu Cảm>



QUẠNH QUẼ THU

Quạnh quẽ trời đêm cảm thấy buồn
Ngâu hoài đổ lạnh trút dầm tuôn
Trầm tư xóm nhỏ hương tàn lụn
Ướt đẫm vườn xưa bọt sủi tuồn
Những giọt bi hài luôn biến ảo
Bao lời khổ hạnh vẫn tràn suôn
Mùa qua gói gọn đời vô nghĩa
Gửi cõi huyền hư điệp khúc chuồn.

Mai Thắng
201002

--------------------

★ Bài xướng của Vũ Văn Thơ (4T vòng 5)

THU BUỒN

Trời sao quạnh quẽ để thu buồn
Ngán ngẩm thay đời lệ mãi tuôn
Lạnh lẽo vườn xưa luồng gió trải
Vòng vo xóm nhỏ giọt mưa tuồn
Tâm còn ảm đạm tương đầy núi
Nghĩa lại tiêu điều phủ kín buôn
Chở suốt mùa qua chừng vội vã
Vì duyên bạc bẽo bỏ đây chuồn

VanThoVu_
28/09/2020

Di hành thoát dịch

<D.630~Mùa Dịch>


(Ảnh gia đình sư huynh Đỗ Chiêu Đức đi tắm biển xả dịch)

DI HÀNH THOÁT DỊCH

Khi thằng dịch bỡn quấy rầy ta
Cứ giẫm bừa lên chẳng ngại già
Mặt biển tràn vui đầy sóng vỗ
Khung trời chiếu rạng trẻ thần ra
Trèo non cảm nhận hơi tầm vóc
Rảo bước ngầm xem lực trữ nhà
Dõi ngắm khơi trùng soi khả dụng
Chân trầm tĩnh dạo ánh chiều pha.

Mai Thắng – 200930

---------------------------------------
★ Bài xướng của Đỗ Chiêu Đức

Mặc cho Covid-19 hoành hành, hễ con cháu "rủ" thì ta cứ "đi chơi" thôi. Ngu sao không đi!? Không đi, kỳ sau chúng nó sẽ không thèm rủ nữa! Ra biển Galveston tắm biển, sang Colorado leo núi... Tụi nó còn trẻ còn không sợ Cô-vít, hổng lẽ mình già mà mình sợ sao?! "Trâu già chẳng nệ dao phay" mà, cứ phang thẳng tới luôn! ...


DU SƠN NGOẠN THỦY

Cô-vít thì Cô, ta cứ ta!...
Du sơn ngoạn thủy khỏe người ra
Nhởn nha mặc kệ nhiều cô trẻ
Báu riết chỉ theo một vợ già
Duyên nợ gì đâu, "đồ" phở chợ
Nghĩa tình nên thích "xực" cơm nhà
Sáng ra tắm biển chiều leo núi...
Mõi gối chồn chân vẫn cứ pha!

Đỗ Chiêu Đức
Đầu Thu Covid-19 2020

---------------------------------------
★ Bài họa của Sông Thu

TUỔI LÃO TÌNH NỒNG

Gia đình du ngoạn sướng ghê ta
Tắm biển, trèo đèo khỏe khoắn ra
Giỡn nước vẫy vùng...con cháu trẻ
Năm tay thơ thẩn...vợ chồng già
Cùng nhau gắn bó bao năm tháng
Chung sức dựng xây một nếp nhà
Tuổi lão thủy chung, tình mãi đẹp
Bên ngoài cám dỗ, vẫn coi pha!

Sông Thu
17/09/2020

15 tháng 10 2020

X92. Tâm sự chiều thu

<D.629~Vần Thu Cảm> 


TÂM SỰ CHIỀU THU

Tự ngẫm khi đồng mối cảm giao
Dường như đã thệ tiếp chung ngào
Âm thầm dệt chuyển vần thơ mới
Thoải mái vun bồi đạo nghĩa cao
Dõi ánh trăng vàng chia quả mộng
Chan tình tuổi lão động lòng nao
Trà sen điệu lý hương mùa cũ
Ý niệm chân thành viễn ảnh khao.

Mai Thắng
201015

★ Bài xướng của Mai Lộc

ĐÊM THU

Ngoài kia mờ ảo nước-trời giao
Lá bỏ vườn thu đứng nghẹn ngào.
Lạnh lẽo trăng khuya trùng thiết thiết
U hoài tiếng hạc dạ nao nao.
Nhành lan ấp ủ màn sương trắng
Đáy cốc mơ màng bóng nguyệt cao
Bên chén trà sen hồn lắng đọng
Nhạc buồn Thanh Thuý giọng khao khao.

MaiLoc
Oct 13-2020

★ Bài họa của Quên Đi

VƯỜN THƠ THẨN

Lòng đầy cảm xúc mối tương giao
Thơ Thẩn bao năm lắm ngọt ngào
Sóng gió đã qua dù trở ngại
Tơ duyên vẫn đó chẳng hề nao
Thi đàn tái họp cùng hoan hỉ
Xướng họa câu vần thỏa khát khao
Bền vững vung bồi hoa đậm sắc
Vườn nhà hương vị sẽ bay cao.

Quên Đi

★ Bài họa của Mai Xuân Thanh

THƠ XƯỚNG HỌA VUI

Thỉnh thoảng làm thơ nối kết giao
Ai mời một bữa bát khoai ngào
Con đò bắc đợi lòng vương vấn
Bến chợ đông chờ dạ náo nao
Mặc khách phong lưu luôn đãi ngộ
Tao nhân lịch lãm vẫn mời khao
La đà cánh nhạn hay bay thấp
Thi sĩ tài hoa chắp cánh cao...!

MAI XUÂN THANH
Ngày 12/10/2020

★ Bài họa của Đỗ Chiêu Đức

VƯỜN THƠ THẨN

Tự bốn phương trời đến kết giao,
Buồn vui Thơ Thẩn ngọt cùng ngào.
Bao nhiêu trắc trở không lay chuyển,
Biết mấy thôi xao chẳng núng nao.
Bằng trắc luật niêm con chữ đãi,
Bổng trầm vần điệu tứ thi khao.
Thẩn Thơ chìm nổi theo năm tháng,
Bỉ cực qua rồi lại vút cao !

Đỗ Chiêu Đức
13-10-2020

★ Bài họa của Phương Hà
(Kỷ niệm buổi họp mặt VTT)

NIỀM VUI GẶP GỠ

Nhớ lần họp mặt buổi sơ giao
Cảm đông mừng vui đến nghẹn ngào
Chủ xị Quên Đi lòng náo nức
Vơ chồng Chiêu Đức dạ nôn nao
Cao Linh điềm đạm, người chơn chất
Đắc Thắng khoan hòa, dáng dỏng cao
Thân mật, Phương Hà cùng góp chuyện
Cả ngày rôm rã tiệc mời khao.

Phương Hà

★ Bài họa của Kim Oanh

HOÀI NHỚ

Họp Vườn Thơ Thẩn kết tâm giao
Những đóa hoa hương lắm ngạt ngào
Hải Ngoại mỏi mong lòng háo hức
Quê Nhà chờ đón dạ nôn nao
Cùng nhau đề bút trao tình ý
Tương ngộ ly mời cạn chén khao
Mới đấy đoàn viên đông đúc bạn
Thế mà bỗng chốc vắng anh Cao (*)

Kim Oanh
(*) Anh Cao Linh Tử đã mãn phần

10 tháng 10 2020

Thu cảm vần thơ

<D.636><Vần Thu Cảm>



THU CẢM VẦN THƠ

Vốn cảnh thi đàn rực rỡ hoa
Toàn hương sắc ủ mộng xuân ngà
Câu vần khảm chạm tình yêu quý
Luật tứ khoanh viền cảm nghĩ xa
Đã trải niềm đau dòng thế sự
Thì chia bản chất bộ khung đà
Thơ dìu ngấm nhẹ cung hồi tưởng
Mở tận thâm cùng ngẫm bước ra.

Mai Thắng
201010

★ Bài xướng của Quên Đi (VTT)

CẢM HỨNG

Thi đàn rực rỡ với ngàn hoa
Đắm sắc tao nhân thả nét ngà
Kết chữ gieo vần sao khéo chọn
Đề thơ khởi bút ngát hương xa
Mơ màng bao cảnh xuân tươi thắm
Nắn nót đôi câu ý đậm đà
Hà cớ đường thi hay lục bát
Cùng nhau cảm xúc mở lòng ra.

Quên Đi

Thu vàng trở tiết

<D.636><Vần Thu Cảm>



THU VÀNG TRỞ TIẾT

Tiết trở thu vàng lạnh ngõ xưa
Chiều im tủi đứng rũ thân dừa
Ngâu còn lặng lẽ đeo triền trút
Nhạc vẫn âm thầm đuổi gió đưa
Trỗi khúc ca trù nhăn nhở lạ
Chìm trong cõi dạ luyến lưu vừa
Bao giờ tỏ dấu ngày đông sẽ
Đổ lá sang mùa vỗ nhịp thưa

Mai Thắng
201010

★ Bài xướng của Ngọc Ánh

DÁNG THU

Thu vàng ủ mộng trước thềm xưa
Vạt nắng mềm rơi ngả bãi dừa
Ảm đạm ven ghềnh cơn thác lũ
Eo sèo miệt bản gió mùa đưa
Trăng gầy ẩn hiện treo vòm chúi
Khách vãn giòn tan rủ chợ vừa
Rộn rã chân dồn theo lối cửa
Bên dòng phẳng lặng sóng hồ thưa

Ngọc Ánh Nguoideplongyen
06/10/2020

29 tháng 9 2020

Những Chiều Qua

<F5.252~Tiết Khí> 


NHỮNG CHIỀU QUA

Bên dòng trôi tản mác
Vẳng tiếng kêu loài vạc
Ráng lặn lủi đường xa
Mưa dầm thay giọng hát
Buồn hơi gió lạnh nhòa
Cảm tóc chòm phơ bạc
Khắc khoải những chiều qua
Vành mi căng nặng mắt.

Mai Thắng
200928 

------------------
★ Bài xướng của Thầy Mai Lộc

SÔNG CHIỀU

Lờ lững về rau mác
Buồn vương theo tiếng vạc
Mơ màng làn khói lam
Phơ phất chòm râu bạc.
Văng vẳng chuông chiều ngân
Khàn khàn ông lái hát
Khách lòng xao xuyến dâng
Tê tái cay sè mắt.

MaiLoc
9-23-2020

---------------- 
★ Bài họa của Sông Thu

BÓNG VẠC KHUYA

Nước ngập bờ rau mác
Lang thang một bóng vạc
Kiếm mồi cánh ruộng sâu
Tìm cá đêm trăng bạc
Lạnh buốt cóng đôi chân
Nghẹn ngào im tiếng hát
Xót con trẻ đói ăn
Lệ tủi trào mi mắt.

Sông Thu
24/09/2020

Giữa màn đêm

<D.625><Thời Tiết-Khí Hậu>



GIỮA MÀN ĐÊM

Màn đêm diễn tấu cuộc giao hòa
Của những ngôn từ bện sắc hoa
Vũ trụ mơ màng phương ảo giác
Hồn trăng vất vưởng cõi thiêng tòa
Điêu tàn não trạng đang bày tỏ
Bất hạnh nhân loài đã trải qua
Ngậm khối gông cùm đeo đẳng mãi
Ngày đông ám muội chửa tan nhòa.

Mai Thắng
200926

★ Bài xướng của Hồng Mai

TÌNH TRĂNG

Giữa nẻo trời đêm ánh nguyệt hòa
Yêu quỳnh trọn kiếp ngỏ cùng hoa
Tình đan vũ trụ bừng muôn hướng
Nghĩa phủ trần gian chiếu mọi tòa
Chẳng xót thu tàn duyên chững lại
Không hờn cảnh xế mộng dần qua
Mùa tan tháng hợp sầu chăng nữa
Chỉ những ngày đông ái nhạt nhòa

22/09/20
Hong Mai 

23 tháng 9 2020

Xướng họa tỏa ngời

<D.624~Cuộc Sống> 



XƯỚNG HỌA TỎA NGỜI

Nhóm họp hầu chung trả lễ đời
Gom đàn góp mặt để cùng chơi
Niềm vui cố tạo đôi dòng chữ
Cảm nghĩ nhường chia một ít lời
Gợi khoản câu vần khơi dẫn dắt
Truy nguồn tứ luật phỏng hà hơi
Hòa men xướng họa đa màu tưởng
Nghĩa đệ tình huynh ánh tỏa ngời.

Mai Thắng
200920

★ Bài xướng của Nguyễn Hữu Long

MÃI TƯƠI NGỜI

(Nđt, Ltvt, Ntvv)

Tình thương...nhóm của những con người
Mến mộ thơ Đường cũng để chơi
Bậu chốn đầu non cùng gởi chữ
Mình phương cuối biển đã trao lời
Ân nồng tựa thể rằng chung máu
Hữu hảo như là bạn luyến hơi
Thỏa mãn hồn em và tính chị
Lòng huynh ý đệ mãi tươi ngời!

15/9/2020
Hữu Long 

Hồn Quê

<D.623~Tình Quê>



HỒN QUÊ 1

Quê này đã ngấm trọn hồn xưa
Biết giãi bày sao để gọi vừa
Mảnh đất nuôi tình sung mãn dựa
Hương đồng trỗi vóc mặn mà đưa
Chìm xao xuyến trải men nào tận
Mộng gắn liền theo cõi khả thừa
Lỡ giấc mơ đời thương ngoảnh lại
Soi nhìn bóng cũ chạnh chiều thưa.

Mai Thắng
200919

★ Bài xướng của Dung Nguyên

QUÊ TÔI

Ngõ hẹn thu vàng chẳng khác xưa
Người ơi nỗi nhớ kể sao vừa
Hoài trông ngả ấy sầu tim đợi
Mãi ở nơi này thấm lệ đưa
Ngó nẻo nhà tranh tình vẫn nặng
Về bên mái cọ nghĩa đâu thừa
Quê đầy kỉ niệm lòng luôn giữ
Dẫu chỉ hoa bìm với giậu thưa…

16/9/2018
DUNG NGUYÊN

★ Bài họa của Thạch Hãn

NHẶT NẮNG

Anh ngồi đợi ở bến đò xưa
Sóng rã bờ chao gió thổi vừa
Lũ nhạn bên bờ vươn cánh đẩy
Con thuyền giữa biển níu buồm đưa
Sầu thu kẻ đợi niềm yêu thiếu
Khổ mộng người đi nỗi nhớ thừa
Tiếc cũng không còn duyên phận hẩm
Ta về nhặt nắng giữa chiều thưa ./.

LCT 17/09/2018
Thạch Hãn 

Tình Sâu Tuổi Lão

<D.622~Tuổi Lão> 



TÌNH SÂU TUỔI LÃO

Có phải thiên đình đãi tặng ta
Đường chân sợi nắng ửng dương tà
Non giàng thảo mộc che trời bức
Biển gợn muôn trùng duỗi sóng xa
Chọn chiết trung dành vui lũ trẻ
Gìn khuây khỏa đáp dịu thân già
Câu vần khéo gợi tình sâu thẳm
Những cảnh thu sầu nhẹ lướt qua

Mai Thắng
200919

----------------- 
★ Bài xướng của Lý Đức Quỳnh

VUI TUỔI LÃO

Vui vầy sẵn có cõi người ta
Sáng sớm lai rai đến tịch tà
Đó chén nước non ngày mới cũ
Đây vò hồ hải chốn gần xa
Giữ gìn sông núi mong nhờ trẻ
Xây dựng quê hương hết cậy già
Cởi áo hồng trần thanh tĩnh dạo
Sẽ về khi giặc dấy can qua.

Lý Đức Quỳnh

★ Bài họa của Sông Thu

TUỔI HƯU THANH THẢN

Giờ đã hưu rồi, bạn lẫn ta
Thể thao sáng sớm, dạo chiều tà
Dưới vầng trăng bạc, xem quỳnh đẹp
Trong ánh dương hồng, ngắm cảnh xa
Xướng họa câu vần, vui ý đắt
Đổi trao y học, khỏe thân già
Tâm nhàn, trí tỏ, lòng thư thới
Cùng thấy thời gian sao chóng qua

Sông Thu
13/09/2020

---------------- 
★ Bài họa của Cao Mỵ Nhân

LÃO BUỒN QUÁ

Mấy chục năm rồi vẫn một ta
Rạng đông tươi sáng đến chiều tà
Đôi khi thăm bạn thương mừng lạ
Thường lúc nghe thơ tiếc nhớ xa
Tết đến, xuân về vui tiếng pháo
Đông sang, hạ tới khổ thân già
Cô đơn ngày tháng hay thời khắc
Mong chỉ là giai đoạn sẽ qua...

Hawthorne 12-9–2020
CAO MỴ NHÂN

------------------ 
★ Bài họa của Thầy Mai Lộc

CHIỀU TÀ

Tư bề vắng lặng chỉ mình ta
Cuối xóm dừng chân ngắm ráng tà
Hiu hắt heo may lùa tóc trắng
Trùng trùng mây khói phủ đồi xa
Thời gian tan tác sầu trăng úa
Chân cẳng liêu xiêu thấm tuổi già
Nhớ nhớ quên quên vàng ký ức
Quê người lành lẽo bóng xuân qua!

Mailoc

21 tháng 9 2020

Chiến trận Biển Đông

<D.621><Thời Sự Biển Đông>



CHIẾN TRẬN BIỂN ĐÔNG

Binh Tàu trỗi giọng xưng hùng bá
Chiếm Biển Đông mưu sự đã rồi
Thể chế thiên triều phô giảng lực
Quân cờ đại quốc giữ gìn ngôi
Làm kinh tế diễn trò gian lận
Nắm bạo quyền che sóng phản hồi
Tộc Hán kiên cường nuôi những kẻ
Chưa giàu tính xảo … vội tàn thôi.

Mai Thắng
200917

★ Bài xướng của Quên Đi

TÂN CHIẾN QUỐC

Chiến quốc thuở nào đang tái diễn
Biển Đông dậy sóng chẳng hề thôi
Nhà Tần ỷ mạnh thâu chư quốc
Bành trướng quân Tàu muốn độc ngôi
Ind (*) Mã loay hoay lo mấy chập
Việt Phi luýnh quýnh thủ bao hồi
Một cây khó vượt qua giông bão
Hợp sức mau lên kẻo muộn rồi.

Quên Đi

Hoa Lục Bình

<D.620><Cảnh Hoa Trái>



HOA LỤC BÌNH

Dòng trôi tản nhẹ dáng tâm bình
Trải tháng năm dài vẫn đẹp xinh
Nở tím hoa tầng vươn duỗi đọt
Dàn xanh lá cuộn trỗ chan tình
La cà thế sự trường lưu thủy
Cảm ứng nhân thời cõi hiện sinh
Trỗi khúc ca thầm trong lẳng lặng
Màn thiên cổ lụy nhắc riêng mình.

Mai Thắng
200915

★ Bài xướng của Thanh Trương

PHẬN HOA LỤC BÌNH
-/-
Bèo dạt hoa trôi, phận lục bình
Bốn mùa qua lại, vẫn còn xinh
Ao hồ lắng đọng, vui dân dã
Rạch nước rong chơi, tỏa dáng mình
Sáu cánh mong manh luôn thắm sắc
Một thân cằn cỗi mãi vô tình
Thương em xin để thân phiêu dạt
Sớm nắng chiều mưa, kiếp hiện sinh.

Thanh Trương

★ Bài họa của Tâm Thành

HOA LỤC BÌNH
-/-
Buông xuôi dòng chảy cảnh thanh bình
Hoa tím phơi bày nét đẹp xinh
Lặn lội ao hồ cho cách sống
Bôn ba sông rạch chỉ riêng mình
Quanh năm lững thững cùng mây nước
Suốt tháng lênh đênh với sóng tình
Sắc thắm tươi vui đầy mến cảm
Kết bè trôi nổi tự mưu sinh.

Tâm Thành

Nghĩ Mông … Mông

<D.619><Tình Quê>



NGHĨ MÔNG … MÔNG

Lăn vùi những lượt té chòng mông
Ngẫm đến mà ê mảnh ruộng trồng
Nắng đổ cày nung phơi dưỡng mặt
Mưa chờ đất trở lại nằm không
Triền miên xót cảnh thời gieo mạ
Trễ nải vào ngâu nước chụp đồng
Cảm cuộc trần treo đầy tắc nghẽn
Xin trời đánh giạt chuỗi mù đông.

Mai Thắng
200914

★ Bài xướng của Nguyễn Mạnh Tiến

1. MÌNH EM CHỊU

Mải đợi ai cầy chỗ dốc mông
Chàng đi biệt xứ chẳng vun trồng
Trăng già hẳn sẽ thường mong có …
Ruộng ngấu sao đành vẫn để không …
Mấy gã tòm tem đòi hợp thửa
Vài tay tán tỉnh buộc gom đồng
Âm thầm nhớ bữa mình em chịu
Nhỡ buổi anh về khéo chợ đông.

2. KHIẾP VÌ ĐÔNG 

– nđt

Ta về giữa dịp tết người Mông
Rảnh rỗi cùng vui hội múa cồng
Nũng nịu Lan cười đây hỏi có …
Mơ màng Điệp cãi tớ thề không …
chòm trên tấp nập đang dồn thửa
Bản dưới vòng vo cũng nhập đồng
Thấp thỏm môi kề em đã chịu
Nhưng mà vẫn thẹn , khiếp vì đông

08/09/2020- H V

Phòng dịch Vũ Hán

<D.618~Mùa Dịch>



PHÒNG DỊCH VŨ HÁN

Đóng cửa hầu mong đạt chữ toàn
Ngăn thằng dịch xổ phát bùng lan
Niềm vui chính trực trong quần thể
Sức khỏe đầu tiên giữa đại ngàn
Muốn giữ tồn sinh cần phải chịu
Bươi quào cuộc sống hãi dần tan
Đời trăm vạn lẽ luôn cào cấu
Chớ nghĩ rằng hay để vịnh nhàn.

Mai Thắng
200914

★ Bài xướng của Đức Hạnh

PHÒNG LÂY NHIỄM COVID-19

Phòng lây, đóng cửa giữ an toàn
Quyết liệt ngăn ngừa khỏi nhiễm lan
Nhập cảnh người qua phiền lũ Vít
Trừ căn dịch trở, thắm non ngàn
Đoàn quân mạnh mẽ vi trùng tẩu
Mãnh lực oai hùng khuẩn Hán tan
Bác sĩ quên mình trong hiểm họa…
Toàn dân cảm động những Thiên Thần!

Đức Hạnh
06 09 2020

Gió vượt ngưỡng song

<D.617><Thời Tiết-Khí Hậu>



GIÓ VƯỢT NGƯỠNG SONG

Gió ẩn chen mành vượt ngưỡng song
Vào xoa nhiễu sự chốn thư phòng
Giường đơn dễ nhận niềm thân thiết
Gối lẻ nhu cầu chuyện rỗng không
Đợi ánh trăng tàn nghiêng ổn lão
Chờ năm tháng lụn vững an lòng
Mơ màng giấc điệp đời xoay chuyển
Những mảnh tâm tình cạn ước mong.

Mai Thắng
200912

★ Bài xướng của Sông Thu

NỖI NIỀM ĐÊM TRĂNG

Trăng khuya nhè nhẹ lách qua song
Ánh bạc lung linh trải khắp phòng
Trống rỗng giường đôi, chăn gối lạnh
Âm thầm bóng chiếc, tách trà không
Trang thơ khắc khoải dòng nhung nhớ
Nhật ký hoen nhòa lệ đợi mong
Tiếng lá khẽ khàng rơi trước cửa
Đêm dài cô quạnh đến se lòng.

Sông Thu
(03/09/2020)

Chiết Tự Thy Lệ Trang

<D.616~Xã Hội> 



CHIẾT TỰ THY LỆ TRANG

Nàng THY bất chợt bỗng ơ hờ
L lụy cảnh quê nghèo rớt cõi mơ
E én liệng chiều buông đầy dãy ảo
T triều lên biển gợn ánh sao mờ
R rong vòng nội phố tìm nho nhã
A án giữ bên đàng chạnh ngẩn ngơ
N ngõ dạo nhìn thu tràn cảm xúc
G ghìm rơi rụng lá vững tâm chờ.

Mai Thắng
200911

--------------------
★ Bài xướng của Thy Lệ Trang
(Thể chiết tự)

NGẨN NGƠ

Nét bút LỆ TRANG chợt hững hờ
Đêm về Lành lạnh lối vào mơ
Bên tai Êm ái lời ru nhẹ
Ngoài ngõ Thênh thang bóng nguyệt mờ
Nhạn vẫn Rong chơi miền ấm áp
Người vừa An nghỉ chốn hoang sơ
Và em Ngỡ lạc nơi rừng vắng
Khản tiếng Gọi hoài trong ngẩn ngơ!

Thy Lệ Trang  

14 tháng 9 2020

Thơ Đường

<N.01~Nghiên Cứu Thơ Đường>

Thác Pongour Dalat

THƠ ĐƯỜNG 

★★★

1. KHÁI NIỆM  
    1.1. Khái niệm về thơ
    1.2. Lịch sử thơ Đường
    1.3. Thơ Đường thời nay
    1.4. Các định nghĩa
2. LUẬT THƠ ĐƯỜNG
    
2.1. Nguyên tắc thể loại
    2.2. Nguyên tắc bố cục
    2.3. Nguyên tắc niêm
    2.4. Nguyên tắc vần    
    2.5. Nguyên tắc đối
    2.6. Các phụ lục
3. THỂ THƠ BIẾN THỂ
    3.1. Chính thể và Biến thể
    3.2. Biến thể số từ
        3.2.1. Thể ngũ ngôn
        3.2.2. Thể lục ngôn
        3.2.3. Thể yết hậu
    3.3. Biến thể số câu
        3.3.1. Thể tứ tuyệt
        3.3.2. Thể gia cú
        3.3.3. Thể liên hoàn
    3.4. Biến thể thanh điệu 
        3.4.1. Thể bất luận
        3.4.2. Thể trốn vần
        3.4.3. Thể khoán thủ
        3.4.4. Thể mỹ thanh
4. PHÉP XƯỚNG HỌA
    4.1. Khái niệm về xướng họa
    4.2. Nguyên tắc xướng họa
    4.3. Ứng dụng mở rộng 
5. LỖI BỆNH THƠ ĐƯỜNG
    5.1. Vấn đề lỗi bệnh
    5.2. Phân loại và diễn giải
        5.2.1. Vi phạm nguyên tắc
        5.2.2. Biện pháp dùng từ   
        5.2.3. Biện pháp hài âm
    5.3. Biện pháp khắc phục
    5.4. Biện pháp áp dụng

★★★

1. KHÁI NIỆM


1.1. Khái niệm về thơ

        THƠ là một bài văn diễn tả ý tưởng bằng những câu văn cô đọng có tính chương khúc, tính vần điệu được trình bày theo những dạng thể cấu trúc nhất định gọi là BÀI THƠ.
        Thơ khởi nguồn từ ngôn ngữ giao tiếp của con người, biểu hiện bằng lời nói với những từ đơn giản tiến hóa thành những ngữ, những câu có ý nghĩa rõ ràng, có âm điệu tự phát; giai đoạn tiếp theo hình thành những câu nói, câu viết có tính chương khúc, tính vần điệu theo những nguyên tắc nhất định hình thành thể thơ, tiến dần đến bộ khung cấu trúc đặc trưng gọi là bài thơ.

 1.2. Lịch sử thơ Đường 

       Trung Quốc có một nền văn hóa sớm phát triển, thoạt đầu người Trung Quốc đã lưu hành một loại hình văn học tiếng Hán cổ với một hình thức ca từ tự do chưa có quy luật nhất định gọi là thơ cổ thể. Đến thời Nhà Đường (618-907), các thi nhân biên soạn lại các nguyên tắc hình thành bộ khung cấu trúc nhất định của bài thơ, gọi là thơ cận thể. Thơ cận thể phát triển rực rỡ và gọi là Đường thi.
        Quá trình du nhập vào Việt Nam từ thời Nhà Trần (1225-1400), Đường thi gọi theo tiếng Việt là thơ Đường. Trải qua nhiều thăng trầm, thơ Đường phát triển và giữ nguyên cấu trúc buổi ban đầu cho tới ngày nay, dựa vào bộ khung cấu trúc có giá trị bền vững và thu hút. 
        Ngay từ lúc ra đời ở thế kỷ thứ 7, nét tinh hoa kiên cố, cân xứng và nguy nga của bài thơ Đường vẫn giữ nguyên giá trị qua các thời đại và lưu truyền cho tới hiện nay. 

1.3. Thơ Đường thời nay

        Ngày nay với những kỹ năng tiện nghi và hiện đại của thời kỹ thuật số, người chơi thơ vẫn giữ nguyên luật thơ và phong cách diễn đạt ý tưởng của người xưa, nhưng đặc biệt có một số người chơi chú trọng nhiều hơn về biện pháp nâng cao cách dùng từ biểu đạt tính hài âm cao, tạo cảm giác êm tai cho bài thơ.

1.4. Định nghĩa từ dùng


★★★

2. LUẬT THƠ ĐƯỜNG

 
       Luật thơ là toàn bộ các nguyên tắc hình thành dạng thể và các thuộc tính căn bản của bài thơ;
        Dạng thể căn bản của bài thơ hình thành bằng 2 nguyên tắc: 1) nguyên tắc thể loại hình thành bộ khung cấu trúc tổng thể; 2) nguyên tắc bố cục hình thành bộ phận phân đoạn chức năng. Các thuộc tính căn bản của bài thơ hình thành bằng 3 nguyên tắc: 3) nguyên tắc niêm hình thành tính ổn định; 4) nguyên tắc vần hình thành tính vần điệu; 5) nguyên tắc đối hình thành tính biểu cảm;
        Bài thơ theo đúng quy định chuẩn của 5 nguyên tắc căn bản gọi là bài thơ chính thể.
        Các nguyên tắc căn bản được trình bày thống nhất theo 3 nội dung: 1) Mục đích và đối tượng; 2) Quy định chuẩn; 3) Quy định mở rộng.

 2.1. Nguyên tắc Thể loại

        2.1.1. Mục đích và đối tượng: 
        Mục đích của nguyên tắc thể loại là hình thành dạng thể bộ khung cấu trúc tổng thể của bài thơ thể hiện bằng thể thơ và luật bằng trắc của bài thơ, căn cứ đối tượng "Từ hoạt động ở tất cả vị trí" của bài thơ.

        2.1.2. Quy định chuẩn: 
            a) Thể thơ của bài thơ Đường hình thành theo yếu tố số lượng: (-) số tổng từ của câu thơ là 7 từ; (-) số tổng câu của bài thơ là 8 câu; (-) số tổng từ của bài thơ là 7x8 = 56 từ khác nhau về chữ viết; (xem Mục 2.6. ~ Phụ lục 1)  
            b) Luật bằng trắc của bài thơ Đường là sự kết hợp 2 thanh điệu bằng trắc của từ của bộ niêm và bộ vần hình thành 4 hệ quả dạng thể niêm-vần của bài thơ: (-) Bài thơ Niêm Bằng Vần Bằng, (-) Bài thơ Niêm Bằng Vần Trắc; (-) Bài thơ Niêm Trắc Vần Bằng, (-) Bài thơ Niêm Trắc Vần Trắc; (xem Mục 2.6. ~ Phụ lục 2) 

        2.1.3. Quy định mở:
            Việc điều chỉnh các yếu tố số lượng và yếu tố thanh điệu của bài thơ chính thể sẽ hình thành 3 loại hình bài thơ biến thể: (-) biến thể số từ, (-) biến thể số câu và (-) biến thể thanh điệu. Mỗi loại hình biến thể hình thành một số thể thơ nhất định. 
        Đối với trường hợp biến thể thanh điệu của thể bất luận, điều kiện đặt ra là: từ đáng là từ bằng mà đổi ra từ trắc, ở vị trí thứ 3 của câu vần hoặc vị trí thứ 5 của câu không vần, sẽ gây cảm giác khó nghe và gọi là “khổ độc”. (Chương 3 - Thể thơ biến thể)

2.2. Nguyên tắc Bố cục

        2.2.1. Mục đích và đối tượng:
        Mục đích của nguyên tắc bố cục là hình thành dạng thể bộ phận cấu trúc phân đoạn chức năng của bài thơ, căn cứ đối tượng "Từ tổ hợp thành cặp câu bố cục" của bài thơ.

        2.2.2. Quy định chuẩn: 
        Bài thơ được phân đoạn thành 4 cặp câu bố cục gắn liền với tên gọi, vị trí và chức năng:
            a) Cặp đề: cặp câu 1-2, chức năng giới thiệu và trình bày chủ đề của bài thơ; 
            b) Cặp thực: cặp câu 3-4, chức năng trình bày phần thực trạng của chủ đề; 
            c) Cặp luận: cặp câu 5-6, chức năng trình bày mở rộng thực trạng của chủ đề; 
            d) Cặp kết: cặp câu 7-8, chức năng trình bày kết thúc ý tưởng của chủ đề.

        2.2.3. Quy định mở: 
        Từ được dùng trong cặp thực và cặp luận không được dùng làm tên bài thơ, vi phạm gọi là lỗi Phạm đề. Quy định này được dùng trong nền thi cử trước đây.

2.3. Nguyên tắc Niêm

       2.3.1. Mục đích và đối tượng:
        Mục đích của nguyên tắc niêm là hình thành một thuộc tính giữ vai trò ổn định tính cấu trúc của thể thơ, căn cứ đối tượng “Từ tổ hợp thành bộ niêm xếp ở vị trí cột từ thứ 1 đến thứ 6" của bài thơ.

        2.3.2. Quy định chuẩn: 
           a) Niêm là những cặp từ xếp theo 2 phương ngang và dọc của bài thơ: (-) theo phương ngang gọi là cặp từ niêm, xếp ở 3 vị trí cặp từ: 1-2, 3-4, 5-6; (-) theo phương dọc gọi là cặp câu nêm, xếp ở 4 vị trí các cặp câu: 1-8, 2-3, 4-5 và 6-7;
            b) Tính chất chung của niêm là từ chung cặp thì đồng thanh, 2 cặp từ liền kề thì đối thanh; có một ngoại lệ là cột từ niêm thứ 5 thì luôn phụ thuộc và đối thanh với cột từ vần (cột từ thứ 7) nên cặp từ niêm 5-6 luôn biến đổi là đồng thanh hay đối thanh;
            c) Niêm chủ là từ đại diện bộ niêm đặt ở vị trí từ thứ 2 câu 1. Niêm chủ hình thành bộ niêm căn cứ quy định chuẩn của nguyên tắc niêm.

        2.3.3. Quy định mở :
            Các từ niêm ở vị trí từ thứ 2, thứ 4, thứ 6 gọi là các từ niêm trọng yếu; sự tương quan của từ niêm trọng yếu thứ 2, thứ 4 với từ vần thứ 7 hình thành tiết điệu 2-2-3 của câu thơ và cũng là yếu tố cơ sở hài âm của câu thơ (Chương 5. Lỗi bệnh thơ Đường, Tiểu mục 5.2.3. ~ Biện pháp hài âm).          

2.4. Nguyên tắc Vần

       2.4.1. Mục đích và đối tượng:
        Mục đích của nguyên tắc vần là hình thành một thuộc tính giữ vai trò liên thông tính vần điệu của bài thơ, căn cứ đối tượng "Từ tổ hợp thành bộ vần xếp ở vị trí cột từ thứ 7" của bài thơ.

        2.4.2. Quy định chuẩn: 
            a) Vần chính: là các từ vần của các câu thứ 1, 2, 4, 6, 8; đó là các từ đồng vần cái, đồng thanh điệu bằng hay trắc; câu mang vần chính gọi là câu vần;
            b) Vần tự do: là các từ vần của các câu thứ 3, 5, 7; có vần cái tự do và đối thanh điệu với vần chính; câu mang vần tự do gọi là câu không vần;
            c) Vần chủ: là từ đại diện bộ vần, ở vị trí câu 1. Vần chủ hình thành bộ vần căn cứ quy định chuẩn của nguyên tắc vần.

         2.4.3. Quy định mở: 
             a) Sự tương quan của từ vần với từ niêm trọng yếu thứ 2, thứ 4 hình thành tiết điệu 2-2-3 của câu thơ và cũng là yếu tố cơ sở hài âm của câu thơ (Mục 2.3. Nguyên tắc niêm, Tiểu mục 2.3.4.); 
             b) Tiêu chuẩn giá trị của bộ vần: (-)  loại vần căn bản là vần chính vận, (-) cách bố trí căn bản của bộ vần là các vần liền kề hoặc liên tiếp cùng loại thanh bằng hay trắc thì phải khác dấu thanh.

 2.5. Nguyên tắc Đối

        2.5.1. Mục đích và đối tượng:
        Mục đích của nguyên tắc đối là hình thành một thuộc tính giữ vai trò biểu đạt tính cân xứng từ của bài thơ, căn cứ đối tượng  “Từ tổ hợp thành cặp câu đối (hay cặp đối) là cặp thực và cặp luận"của bài thơ. Mỗi cặp đối có 2 vế đối, mỗi vế đối gồm các từ đối.

        2.5.2. Quy định chuẩn
        Các từ đối của 2 vế đối phải được xếp tương ứng trong vế đối và phải cân xứng từ (còn gọi là đối nhau) về các mặt:l
            a) Từ loại, gọi là đối từ, là sự phân loại từ đối theo lớp từ vựng (thực từ, hư từ, ...), và cấu tạo từ (từ đơn, từ ghép, từ nguyên); 
            b) Âm tiết, gọi là đối âm, là sự cân bằng 2 thanh điệu bằng trắc, gọi là đối nhau của các từ đối tương ứng; 
            c) Ý nghĩa, gọi là đối ý, là sự phù hợp ngữ cảnh chủ đề, được diễn tả bằng các sự: đồng nghĩa, trái nghĩa, bổ sung, hỗ tương, … của các từ đối tương ứng.

        2.5.3. Quy định mở: 
        Các vế đối có thể điều chỉnh vị trí của các từ đối tương ứng theo quy định cụ thể:
            aGiao cổ đối: là điều chỉnh chia mỗi vế đối thành 2 tiểu vế đối 3 từ và tiểu vế đối 4 từ, đặt ở 2 vị trí trái ngược nhau trong cặp đối sao cho tiểu vế đối 3 từ đối với tiểu vế đối 3 từ, tiểu vế đối 4 từ đối với tiểu vế đối 4 từ, còn gọi là phép đối chéo
            bGiao duyên đối: là điều chỉnh đảo ngược thứ tự các từ đối tương ứng sao cho từ đối thứ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 của vế trên đối với từ đối thứ 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1 của vế dưới, còn gọi là phép đối đảo. 

2.6. Các phụ lục

        2.6.1. Phụ lục 1. Minh họa sơ đồ cấu trúc tổng thể bài thơ Đường


SM

1

2

3

4

5

6

7

Bố cục

Đối

1

n

N

n

n

n

n

V

Cặp đề

Thường

2

n

n

n

n

n

n

V

3

n

n

n

n

n

n

v

Cặp thực

Đối

4

n

n

n

n

n

n

V

5

n

n

n

n

n

n

v

Cặp luận

Đối

6

n

n

n

n

n

n

V

7

n

n

n

n

n

n

v

Cặp kết

Thường

8

n

n

n

n

n

n

V


        *Ghi chú:
        - Niêm (n): ô nền màu xanh, 2 loại xanh tượng trưng 2 loại thanh điệu bằng trắc đối nhau, chữ viết hoa (N) là niêm chủ;
        - Vần (v): ô nền màu đỏ, chữ viết thường (v) là vần tự do, viết hoa (V) là vần chính và có gạch đít (V) là vần chủ. 

        2.6.2. Phụ lục 2. Minh họa 4 sơ đồ cấu trúc Luật bằng trắc của bài thơ chính thể


 

1

2

3

4

5

6

7

1

2

3

4

5

6

7

1

b

b

t

t

t

b

B

N

b

b

t

t

b

b

T

2

t

t

b

b

t

t

B

I

t

t

b

b

b

t

T

3

t

t

b

b

b

t

t

Ê

t

t

b

b

t

t

b

4

b

b

t

t

t

b

B

M

b

b

t

t

b

b

T

5

b

b

t

t

b

b

t

B

b

b

t

t

t

b

b

6

t

t

b

b

t

t

B

t

t

b

b

b

t

T

7

t

t

b

b

b

t

t

N

t

t

b

b

t

t

b

8

b

b

t

t

t

b

B

G

b

b

t

t

b

b

T

 

V

N

B

N

G

 

V

N

T

R

C

1

t

t

b

b

t

t

B

N

t

t

b

b

b

t

T

2

b

b

t

t

t

b

B

I

b

b

t

t

b

b

T

3

b

b

t

t

b

b

t

Ê

b

b

t

t

t

b

b

4

t

t

b

b

t

t

B

M

t

t

b

b

b

t

T

5

t

t

b

b

b

t

t

T

t

t

b

b

t

t

b

6

b

b

t

t

t

b

B

R

b

b

t

t

b

b

T

7

b

b

t

t

b

b

t

b

b

t

t

t

b

b

8

t

t

b

b

t

t

B

C

t

t

b

b

b

t

T


        *Ghi chú:
        - Chữ viết: b, B = từ bằng; t, T = từ trắc; viết hoa chỉ bộ vần chính
        - Màu nền: niêm → xanh; vần → đỏ nhạt;

★★★

3. THỂ THƠ BIẾN THỂ


3.1. Chính thể và biến thể

        3.1.1. Bài thơ chính thể là bài thơ áp dụng đúng quy định chuẩn của các nguyên tắc căn bản hình thành bài thơ;

        3.1.2. Bài thơ biến thể là bài thơ áp dụng có điều chỉnh yếu tố thể loại của nguyên tắc thể loại của bài thơ chính thể theo quy định cụ thể:
            a) Việc điều chỉnh các yếu tố thể loại hình thành 3 loại hình biến thể: biến thể số từ, biến thể số câu và biến thể thanh điệu; mỗi loại hình có một số thể thơ nhất định; 
            b) Khi đã hình thành, thể thơ biến thể vẫn có tính năng của thể thơ chính thể, tức là có thể áp dụng thêm một hay nhiều dạng biến thể khác; ví dụ như bài thơ ngũ ngôn (biến thể số từ), vẫn có thể có dạng tứ tuyệt (biến thể số câu), hoặc theo thể bất luận (biến thể thanh điệu) và cũng có thể tổ hợp theo thể liên hoàn (biến thể số câu đặc biêt) hay điều chỉnh dấu thanh  theo thể mỹ thanh (biến thể thanh điệu đặc biệt, v.v…);
        Thể thơ biến thể được ghi nhận và trình bày theo 3 nội dung: (-) Chỉ tiêu điều chỉnh, (-) Cách điều chỉnh cấu trúc bài thơ, (-) Các hệ quả hoạt động nếu có.

3.2. Biến thể số từ

        Biến thể số từ là điều chỉnh giảm số từ của câu thơ của bài thơ chính thể;
        Cách điều chỉnh cấu trúc bài thơ là giảm số từ đúng theo quy định cụ thể;
        Biến thể số từ hình thành 3 dạng thể: thể ngũ ngôn, thể lục ngôn và thể yết hậu:

        3.2.1. Thể ngũ ngôn
        Là một dạng thể thơ quy định số từ của câu thơ là 5 từ.
        Cách điều chỉnh cấu trúc bài thơ là cắt giảm 2 cột từ đầu (cột từ thứ 1, cột từ thứ 2) của mỗi câu thơ.
        Thể ngũ ngôn được xem như là thể 
giản lược 2 từ đầu câu thơ của thể thất ngôn. 

        3.2.2. Thể lục ngôn
        Là một dạng thể thơ quy định số từ trong câu thơ là 6 từ.
        Cách điều chỉnh cấu trúc câu thơ là cắt giảm từ thứ 5 của mỗi câu thơ, các cấu trúc còn lại giữ nguyên theo bài thơ chính thể.
        Bài thơ lục ngôn có thể có thuần câu 6 từ, hay chỉ xen kẽ một số câu 6 từ vào các câu 7 từ của bài thơ chính thể; cần lưu ý nếu áp dụng cho các cặp đối thì phải bảo đảm sự cân xứng từ của vế đối.

        3.2.3. Thể yết hậu
        Là một dạng thể thơ quy định số từ của câu thơ cuối là 1 từ.
        Cách điều chỉnh là cắt giảm các từ của câu thơ cuối chỉ chừa lại 1 từ là vần thơ, các cấu trúc còn lại giữ nguyên so với bài thơ chính thể.
        Thể thơ yết hậu có thể áp dụng cho tất cả các dạng thể bài thơ có các loai câu 5 từ, 6 từ, 7 từ.

3.3. Biến thể số câu

        Biến thể số câu là điều chỉnh giảm hay tăng số câu của bài thơ chính thể;
        Cách điều chỉnh cấu trúc của thể thơ áp dụng các biện pháp thích hợp căn cứ vào quy định cụ thể.
        Biến thể số câu hình thành 2 dạng thể: thể tứ tuyệt, thể gia cú, và 1 dạng thể đặc biệt là thể liên hoàn:

        3.3.1. Thể tứ tuyệt
        Là một dạng thể thơ quy định số câu của bài thơ là 4 câu.
        Cách điều chỉnh cấu trúc thể thơ tứ tuyệt là cắt bỏ và giữ lại từng 2 cặp câu bố cục liền kề, thứ tự từ trên xuống dưới; cụ thể bài thơ có số câu còn lại là (1,2,3,4), (3,4,5,6), (5,6,7,8), (1,2,7,8), cấu trúc các cặp câu này giữ nguyên theo bài thơ chính thể.
        Các yếu tố hoạt động khác: 1) nếu câu thơ chính thể có đối thì có thể áp dụng đối hay không; 2) được kết hợp thành một tổ hợp gọi là thể trường thiên tứ tuyệt với số lượng khổ thơ bất kỳ.

        3.3.2. Thể gia cú 
        Là một dạng thể thơ quy định gia tăng từng 2 cặp câu thực và luận vào bài thơ với số lượng bất kỳ;
        Cách điều chỉnh cấu trúc bài thơ là gia tăng từng cặp câu thực và luận (4 câu) theo quy định cụ thể vào vị trí nối tiếp cặp luận của thể thơ chính thể;
        Các yếu tố hoạt động khác là điều chỉnh hài hòa chức năng biểu đạt giữa thực và luận cho phù hợp.

        3.3.3. Thể liên hoàn
        Là một dạng thể thơ biến thể số câu đặc biệt, nhằm điều chỉnh mở rộng bài thơ chính thể thành một tổ hợp bài thơ theo quy định;
        Cách điều chỉnh cấu trúc của thể thơ là áp dụng theo quy định cụ thêr về số lượng và mối liên kết hình thành thể thơ biến thể
        Cách trình bày theo 3 tiêu chí: (-) số lượng bài thơ, (-) mối liên kết giữa các bài thơ, và (-) tương quan của bộ vần chính:

            a) Thể liên hoàn vận
        Số tổng bài thơ là 2;
        Mối liên kết như 2 bài thơ bình thường;
        Cấu trúc bộ vần chính của bài thơ nối tiếp là bộ vần chính đảo ngược thứ tự của bài thơ đầu.

            b) Thể thuận nghịch độc
        Số tổng bài thơ là 2: gọi là bài thơ thuận và bài thơ nghịch,
        Mối liên kết là sự đảo ngược thứ tự của số từ trong mỗi câu thơ và số câu trong mỗi bài thơ của bài thơ sau so với bài thơ trước;
        Cấu trúc bộ vần chính của 2 bài thơ gieo bình thường.

            c) Thể xa luân ngũ bộ
        Số tổng bài thơ là 5;
        Mối liên kết là 5 câu vần sẽ làm 5 câu mở đề của 5 bài thơ trong tổ hợp;
        Cấu trúc bộ vần chính của thể thơ áp dụng vần chủ theo quy định, các vần còn lại của từng bài gieo xoay vòng theo thứ tự của bài đầu.

            d) Thể lộc lư ngũ bộ
        Số tổng bài thơ là 5;
        Mối liên kết là 5 vần chính của bài đầu sẽ làm 5 vần chủ của 5 bài thơ trong tổ hợp;
        Cấu trúc bộ vần chính của từng bài có vần chủ theo quy định, các vần còn lại gieo đủ số vần của bộ vần chính.

           e) Thể liên hoàn thức
        Số tổng bài thơ bất kỳ;
        Mối liên kết là dùng câu 8 của bài thơ trước làm câu 1 của bài thơ nối tiếp;
        Cấu trúc bộ vần chính của mỗi bài thơ nối tiếp là bộ vần đảo ngược thứ tự của bài thơ trước.

            f) Thể ô thước kiều
        Số tổng bài thơ bất kỳ (thường thấy là 10);
        Mối liên kết là dùng vài từ của câu 8 của bài thơ trước đưa vào gợi mở đề cho câu 1 của bài thơ nối tiếp;
        Cấu trúc bộ vần chính của mỗi bài thơ gieo bình thường.

3.4. Biến thể thanh điệu

        Biến thể thanh điệu là điều chỉnh thanh điệu của từ ở các vị trí quy định;
    
    
Cách điều chỉnh cấu trúc câu thơ là hoán đổi thanh điệu bằng trắc của
từ: ở các vị trí và thỏa điều kiện quy định cụ thể;
    
    
Biến thể thanh điệu hình thành 4 dạng thể: thể bất luận, thể trốn vần, thể khoán thủ, thể mỹ thanh.

        3.4.1. Thể bất luận
        Là một dạng thể thơ được phép hoán đổi thanh điệu bằng trắc của các từ ở vị trí cột từ thứ 1, thứ 3 và thứ 5 của bài thơ chính thể;
        Cách điều chỉnh cấu trúc của bài thơ biến thể là hoán đổi hay không thanh điệu bằng trắc cho các từ có yêu cầu ở các vị trí quy định.        
        Bài thơ chính thể vốn là một hệ cấu trúc hài hòa nên việc điều chỉnh thanh điệu của 1 từ bất kỳ có thể gây xáo trộn cho vấn đề hài âm. Tùy thuộc yếu tố vị trí và mối liên hệ của từ điều chỉnh mà hệ quả hài âm có mức độ ảnh hưởng khác nhau: (-) ở vị trí cột từ thứ 1, từ điều chỉnh nằm trong phạm vi cặp từ niêm đồng thanh, hệ quả hài âm gây ảnh hưởng không đáng kể nên thường được dùng làm thể khoán thủ; (-) ở vị trí cột từ thứ 3, từ điều chỉnh nằm giữa 2 cặp từ niêm đối thanh nên hệ quả hài âm có trường hợp gây ảnh hưởng nặng hơn; và (-) ở vị trí cột từ thứ 5, từ điều chỉnh biến đổi theo từ vần khác quy luật với từ niêm nên hệ quả hài âm gây có trường hợp ảnh hưởng rất nặng nề. Với 2 vị trí cột từ thứ 3 và thứ 5 này, quan niệm lỗi bệnh gọi đó là lỗi “khổ độc”, có trường hợp rất là khó nghe, khi từ đáng là từ bằng lại hoán đổi thành từ trắc ở cột từ thứ 3 của câu vần hoặc ở cột từ thứ 5 của câu không vần.

        3.4.2. Thể trốn vần
        Là một thể thơ quy định hoán đổi thanh điệu vần chủ của bài thơ;
        Cách điều chỉnh cấu trúc của bài thơ biến thể là hoán đổi thanh điệu của vần chủ, đồng thời với vần phụ tương ứng ở vị trí từ thứ 5 câu 1; các cấu trúc còn lại giữ nguyên như bài thơ chính thể
        Hệ quả hoạt động của bài thơ điều chỉnh là áp dụng thêm 1 phép đối trực tiếp cho cặp đề của bài thơ biến thể.

        3.4.3. Thể khoán thủ 
        Là một dạng thể thơ biến thể thanh điệu đặc biệt của thể bất luận, quy định các từ đầu câu (từ thứ 1) gọi là từ thủ phải theo đúng tổ hợp từ quy định sẵn gọi là từ khoán thủ của thể thơ.
        Cách điều chỉnh cấu trúc của thể thơ biến thể là lắp đặt các từ khoán thủ vào vị trí cột từ thủ (cột từ thứ 1) của thể thơ chính thể.
        Thể thơ khoán thủ có các loại hình cụ thể như sau:

            1) Thể thủ nhất tự
        Tổ hợp từ khoán thủ là 1 từ duy nhất được quy định dùng làm 8 từ thủ của bài thơ biến thể.

            2 Thể áp cú
        Tổ hợp từ khoán thủ là các từ vần của bài thơ được quy định từ vần của câu trên thành từ thủ của câu dưới theo thứ tự câu của bài thơ biến thể.

            3) Thể dĩ đề di thủ
        Tổ hợp từ khoán thủ là những cụm từ được quy định dùng tất cả các từ của cụm từ làm thành các từ thủ theo thứ tự cho bài thơ biến thể.

            4) Thể tung hoành trục khoán 
        Tổ hợp từ khoán thủ là 1 cặp thơ thất ngôn được quy định có 2 áp dụng: 4a) dùng 7 từ của câu khoán 1 làm 7 từ thủ của 7 câu thứ tự từ 1 đến 7; 4b) dùng câu khoán 2 làm câu kết của bài thơ biến thể.

            5) Thể khoán thủ chiết tự
        Tổ hợp từ khoán thủ là 1 danh từ riêng được quy định dùng phép phân tích thành tố âm tiết của danh từ riêng thành các ký tự mẫu, để từ đó áp dụng cho mỗi ký tự mẫu thành 1 từ thủ có cùng phụ âm đầu cho bài thơ biến thể.

        3.4.4. Thể mỹ thanh
        Là một dạng thể thơ biến thể thanh điệu đặc biệt, nhằm sắp xếp dấu thanh theo quy định của thể mỹ thanh và không ảnh hưởng đến Luật bằng trắc của thể thơ chính thể.
        Cách điều chỉnh sắp xếp dấu thanh thuộc phạm vi thanh điệu bằng trắc của từ trong câu thơ theo quy định cụ thể; 
        Biến thể dấu thanh có 2 dạng thể: thể song thanh, thể ngũ độ thanh và 1 dạng thể đặc biệt xem như là một dạng thể kết hợp giữa thể bất luận và thể ngũ độ thanh gọi là thể mỹ lục thanh.

            1) Thể song thanh
        Là một dạng thể thơ sắp xếp dấu thanh của bài thơ chính thể theo quy định của thể song thanh là 2 từ liền kề trong 1 câu thơ phải đồng dấu thanh; 
        Cách điều chỉnh dấu thanh của bài thơ là phân nhóm câu thơ có 7 từ thành 2 loại nhóm từ: nhóm 2 từ (ký hiệu 2t) và nhóm 1 từ (ký hiệu 1t). Các nhóm từ kết hợp trong mỗi câu thơ hình thành 3 loại hệ nhóm từ: (-) hệ nhóm từ 1: [2t+2t+2t+1t]; (-) hệ nhóm từ 2: [2t+2t+1t+2t]; và (-) hệ nhóm từ 3: [2t+1t+2t+2t]. Quy định cụ thể cho các dấu thanh của các nhóm từ trong câu thơ là: (-) 2 từ liền kề cùng nhóm phải đồng dấu thanh; (-) 2 nhóm từ đồng thanh điệu liền kề hay cách nhau phải khác dấu thanh;
        Thể song thanh chú trọng về thể thức hài âm điệp thanh của câu thơ gây cảm giác êm tai khi nghe đọc hoặc ngâm thơ.

            2) Thể ngũ độ thanh
        Là một dạng thể thơ điều chỉnh sắp xếp dấu thanh của thể thơ chính thể theo quy định của thể ngũ độ thanh là các từ đồng thanh điệu trong câu thơ phải khác dấu thanh;
        Cách điều chỉnh dấu thanh của bài thơ là phân loại câu thơ thành 2 loại câu bằng và câu trắc: (-) câu bằng là câu có 4 từ bằng, 3 từ trắc; (-) câu trắc là câu có 4 từ trắc, 3 từ bằng. Quy định cụ thể về dấu thanh của câu thơ: (-) từ trắc có 4 dấu thanh trắc, phải áp dụng đủ 4 dấu thanh khác dấu vào câu trắc; (-) từ bằng có 2 dấu thanh bằng, được xếp trùng dấu vào câu bằng, nhưng phải xếp xen kẽ sao cho 2 từ bằng liền kề không được trùng dấu thanh;
       Thể ngũ độ thanh chú trọng thể thức hài âm hòa thanh của câu thơ, tạo cảm giác êm tai cao nhất khi nghe đọc hoặc ngâm thơ. 

            3) Thể mỹ lục thanh
        Là một dạng thể thơ hoán đổi thanh điệu và sắp xếp dấu thanh của thể thơ chính thể theo quy định của thể mỹ lục thanh, cụ thể là 8 câu thơ đều có đủ 4 từ trắc khác dấu thanh.     
        Cách điều chỉnh cấu trúc là trước hết phải biến thể chúng thành thể ngũ độ thanh (xem lại tiểu mục 2), tiếp theo hoán đổi 4 thanh bằng của từ thủ của câu bằng thành 4 thanh trắc khác dấu thanh với các từ trắc khác trong câu;
        Có thể xem như thể mỹ lục thanh là thể thơ kết hợp của 2 thể ngũ độ thanh và thể khoán thủ. 

★★★

5. PHÉP XƯỚNG HỌA


5.1. Khái niệm về xướng họa

        Khi có một bài thơ đã sáng tác xong, trình ra diễn đàn và được một số bài thơ khác trình đáp trả gọi là họa thơ. Bài thơ trình ra trước theo một thể thơ nhất định gọi là bài xướng, các bài thơ đáp trả tuân theo một số nguyên tắc gọi là bài họaĐây là một cách chơi đặc biệt của thơ Đường gọi là phép xướng họa.

5.2. Nguyên tắc xướng họa

        Có 4 nguyên tắc căn bản của phép xướng họa là:
        1) Bài họa phải theo đúng thể thơ mà bài xướng đã dùng;
        2) Bài họa phải theo đúng chủ đề của bài xướng đã diễn tả;
        3) Bài họa phải dùng bộ niêm đối vận với bộ niêm của bài xướng;
        4) Bài họa phải theo đúng bộ vần của bài xướng;

5.3. Ứng dụng mở rộng
       
        Nguyên tắc xướng họa có các hình thức ứng dụng mở rộng như sau:
        1) Về thể thơ: bài thơ không theo đúng thể thơ của bài xướng thì không phải là bài họa mà gọi là bài cảm tác;
        2) Về chủ đề: bài thơ theo không đúng chủ đề của bài xướng thì gọi là bài họa mượn vận hay tá vận;
        3) Về bộ niêm: gặp trường hợp bất khả kháng phải dùng bộ niêm đồng thanh điệu thì không được dùng trùng từ niêm thứ 6 của bài xướng, vi phạm điều này gọi là phạm lỗi khắc lục;
        4) Về bộ vần: bộ vần chính của bài họa có thể áp dụng 1 trong 3 hình thức như sau so với bộ vần chính của bài xướng:
            (-) Nếu đúng theo thứ tự vần thì gọi là họa y vận hay nguyên vận;
            (-) Nếu theo thứ tự đảo ngược vần thì gọi là họa đảo vận;
            (-) Nếu theo thứ tự hoán đổi vần bất kỳ thì gọi là họa hoán vận;
            (-) Nếu sai vần bất kỳ của bộ vần xướng thì gọi là họa lạc vận.
            (-) Có trường hợp đặc biệt thường được tổ chức trong các cuộc thi gọi là họa hạn vận, tức là họa theo bộ vần chính được ấn định sẳn.

★★★

5. LỖI BỆNH THƠ ĐƯỜNG


5.1. Vấn đề lỗi bệnh

        Thi đàn hiện hành lưu truyền quan niệm lỗi bệnh của thơ Đường, tất cả được liệt kê thành 12 lỗi và 8 bệnh: 
        - 12 Lỗi: (1) Thất vận/Lạc vận; (2) Thất luật; (3) Thất niêm; (4) Thất đối; (5) Khổ độc; (6) Điệp thanh; (7) Điệp điệu; (8) Điệp âm; (9) Trùng vận; (10) Trùng từ/điệp từ; (11) Trùng ý/Hiệp chưởng; (12) Phạm đề/Mạ đề;
        - 8 Bệnh: (1) Bình đầu; (2) Thượng vỹ; (3) Phong yêu; (4) Hạc tất; (5) Chánh nữu; (6) Bàng nữu; (7) Đại vận; (8) Tiểu vận;
        Với các nhận xét: ”Lỗi là những điều cấm kỵ của thơ, phạm lỗi sẽ dẫn tới sai hỏng bài thơ hoặc ý tứ; bệnh là yếu tố làm giảm tính thơ, mắc bệnh dẫn tới kém chất lượng bài thơ”. (tham khảo các tài liệu đăng trên google)

5.2. Phân loại và diễn giải

        Căn cứ vào các ghi nhận trên, phần trình bày sắp xếp lại thành 3 loại hình lỗi bệnh: 1) Vi phạm nguyên tắc; 2) Biện pháp dùng từ; 3) Biện pháp hài âm. 
        Mỗi loại hình trình bày thành 4 cột: cột 1) số thứ tự theo từng loại hình; cột 2) sắp xếp lại thứ tự đã áp dụng cho mã hiệu truyền thống của lỗi bệnh: lỗi = L (từ L1 đến L12), bệnh = B (từ B1 đến B8); cột 3) tên gọi của lỗi bệnh; cột 4) diễn giải nội dung chi tiết của lỗi bệnh.

        5.2.1. Loại hình 1: Vi phạm nguyên tắc

            a) Bảng phân loại và diễn giải lỗi bệnh Loại hình 1

Số

TT

Liệt kê

Tên gọi

Diễn giải

1

L1

Thất vận

Vi phạm quy định chuẩn của nguyên tắc vần đối với từ vần trong phạm vi của bộ vần

2

L2

Thất luật

Vi phạm quy định chuẩn (Luật bằng trắc) của nguyên tắc thể loại đối với từ trong bài thơ

3

L3

Thất niêm

Vi phạm quy định chuẩn của nguyên tắc niêm đối với từ niêm trong phạm vi của bộ niêm

4

L4

Thất đối

Vi phạm quy định chuẩn của nguyên tắc đối đối với các từ đối trong phạm vi các cặp đối

5

L5

Khổ độc

Vi phạm quy định mở của nguyên tắc thể loại, từ đáng là từ bằng mà đổi ra từ trắc, ở vị trí thứ 3 của câu vần hoặc vị trí thứ 5 của câu không vần

6

L12

Phạm đề

Vi phạm quy định mở của nguyên tắc bố cục khi từ đề bài bị trùng với từ dùng trong cặp thực, cặp luận (theo quy phạm của nền thi cử xưa)

            b) Nhận xét chung:
            Vi phạm nguyên tắc là áp dụng sai các quy định của nguyên tắc căn bản của Luật thơ. 
            Có 2 tình huống vi phạm: (-) Tình huống 1: Vi phạm do áp dụng sai các quy định chuẩn của các nguyên tắc căn bản, thuộc các lỗi bệnh L1, L2, L3, L4; (-) Tình huống 2: Vi phạm do áp dụng sai các quy định mở của các nguyên tắc căn bản, thuộc lỗi bệnh L5, L12.

        5.2.2. Loại hình 2: Biện pháp dùng từ

            a) Bảng phân loại và diễn giải lỗi bệnh Loại hình 2:

Số mã

Liệt kê

Tên gọi

Diễn giải

 

 

 

 

1

L9

Trùng vận

Trùng chữ viết của từ vần ở vị trí bất kỳ trong phạm vi bộ vần

2

L10

Trùng từ

Trùng chữ viết của từ ở vị trí bất kỳ trong bài thơ. Có 3 loại: 1) Trùng không chủ ý; 2) Trùng do từ đồng âm khác nghĩa; 3) Trùng do dùng biện pháp tu từ (có tên gọi là Điệp vần);

3

L11

Trùng ý

Trùng ý nghĩa của từ, cụm từ. Có 2 loại: 1) ở vị trí bất kỳ trong bài thơ; 2) nếu ở trong cặp đối thì có tên là Hiệp chưởng

4

L7

Điệp điệu

Trùng cách ngắt nhịp câu thơ có số lượng ≥ 4 câu liên tiếp

5

B1

Bình đầu

Trùng từ loại trong câu thơ có số lượng ≥ 4 câu liên tiếp, ở vị trí từ thứ 1 đến thứ 4

6

B2

Thượng vĩ

Trùng từ loại trong câu thơ có số lượng ≥ 4 câu liên tiếp, ở vị trí từ thứ 5 đến 7; (riêng ở vị trí từ thứ 5 thì có tên gọi là Phạm nhãn)


            b) Nhận xét chung:
            Dùng từ là biểu đạt tính biểu cảm của từ dùng trong bài thơ. Bài thơ gây ấn tượng tốt đẹp hay nhàm chán là do biện pháp dùng từ tác động vào cấu trúc bài thơ;
            Biện pháp dùng từ (từ, cụm từ, câu) thể hiện bằng các hình thức: chữ viết, ý nghĩa, tiết điệu và từ loại;
            Cấu trúc bài thơ quy định 2 yếu tố vị trí và số lượng là: (-) yếu tố vị trí quy định ở vị trí bất kỳ hay có quy định cụ thể trong bài thơ; (-) yếu tố số lượng quy định là số tổng câu bằng 4 câu trong bài thơ;

        5.2.3. Loại hình 3: Biện pháp hài âm

           a) Bảng phân loại và diễn giải lỗi bệnh Loại hình 3:

Số mã

Liệt kê

Tên gọi

Diễn giải

1

B3

Phong yêu

Trùng dấu thanh của từ niêm thứ 2 với từ vần thứ 7

2

B4

Hạc tấc

Trùng dấu thanh của từ niêm thứ 4 với từ vần thứ 7

3

L6

Điệp thanh

Trùng dấu thanh của từ, số tổng > 2 từ/câu, hoặc số tổng > 3 từ/cặp câu bố cục

4

B7

Tiểu vận

Trùng vần cái của từ niêm thứ 2 với từ vần thứ 7, hoặc từ niêm thứ 6

5

B8

Đại vận

Trùng vần cái của từ niêm thứ 4 với từ vần thứ 7

6

L8

Điệp âm

Trùng vần cái của từ, số tổng > 2 từ/câu, hoặc số tổng > 3 từ/cặp câu bố cục

7

B5

Chánh nữu

Trùng phụ âm đầu của từ, số lượng > 2 từ/câu bất kỳ

8

B6

Bàng nữu

Trùng phụ âm đầu của từ, số lượng >3 từ/cặp câu bố cục

 
            b) Nhận xét chung:
            Hài âm là tính biểu cảm về mặt âm thanh của từ dùng trong câu thơ. Câu thơ gây cảm giác êm tai hay khó nghe là do yếu tố âm tiết từ tác động vào cấu trúc câu thơ.
            Yếu tố âm tiết từ quy định là 3 bộ phận cấu trúc âm tiết của từ gồm: phụ âm đầu, vần (vần cái), thanh điệu;
            Cấu trúc câu thơ quy định là 2 yếu tố vị trí và số lượng: (-) yếu tố vị trí quy định mối tương quan của 2 từ niêm trọng yếu ở vị trí thứ 2, thứ 4 và từ vần ở vị trí thứ 7 trong câu thơ; và (-) yếu tố số lượng quy định số tổng không được vượt qua của câu thơ là 2 từ cho 1 câu bất kỳ, hoặc 3 từ cho 1 cặp câu bố cục;
           Việc tác động của các yếu tố âm tiết từ vào cấu trúc câu thơ tạo ra các hệ quả được trình bày tổng quát theo sơ đồ dưới đây:

Yếu tố

âm tiết từ

Cấu trúc câu thơ

Yếu tố vị trí

Yếu tố số lượng

 

Từ niêm thứ 2 với từ vần

Từ niêm thứ 4 với từ vần

số tổng >2 từ/câu   

số tổng >3 từ/cặp câu   

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Phụ âm đầu

 

 

Chánh nữu

Bàng nữu

Vần

Tiểu vận

Đại vận

Điệp âm

Điệp âm

Thanh điệu

Phong yêu

Hạc tấc

Điệp thanh

Điệp thanh

 





 




5.3. Biện pháp khắc phục

        Các lỗi bệnh có những đặc tính chung của từng loại hình nên biện pháp khắc phục sẽ có các giải pháp chung cho từng loại hình:

        1) Loại hình 1: Dùng biện pháp sửa sai để áp dụng cho đúng quy định chuẩn hoặc quy định mở của nguyên tắc căn bản.

        2) Loại hình 2: Chọn giải pháp gây ấn tượng tốt đẹp thể hiện bằng các biện pháp: 2a) tránh trùng lắp từ, cụm từ về các hình thức thể hiên ở các vị trí quy định; và 2b) không vượt qua số tổng là 4 câu thơ áp dụng theo số lượng quy định cho bài thơ.

        3) Loại hình 3: Chọn giải pháp gây cảm giác êm tai thể hiện bằng biện pháp áp dụng cho các yếu tố âm tiết từ: 3a) tránh trùng lắp tại các yếu tố vị trí quy định; và 3b) không vượt qua số tổng của yếu tố số lượng quy định của câu thơ.

5.4. Biện pháp áp dụng

        Theo lẽ thường, các nguyên tắc căn bản hình thành luật thơ luôn tạo các bản sắc tốt đẹp, hài hòa cho bài thơ. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế, luôn xảy ra các trường hợp cố ý vi phạm hoặc áp dụng biện pháp đối kháng:

        1) Ở loại hình 1, việc vi phạm nguyên tắc là cố ý hay không thể khác được, thường được gọi là biện pháp phá cách;

        2) Ở loại hình 2, việc trùng lắp yếu tố vị trí hoặc vượt qua yếu tố số lượng, thường thuộc về việc áp dụng các biện pháp tu từ;

        3) Ở loại hình 3, việc trùng lắp yếu tố vị trí, hoặc vượt qua yếu tố số lượng thường do áp dụng các biện pháp hài âm nhịp chỏi.

        Tóm lại, việc áp dụng các trường hợp cố ý vi phạm hoặc các biện pháp đối kháng ở một mức độ, ngữ cảnh nào đó nhằm mục đích nhấn mạnh, làm cho nổi bật để gây sự chú ý đặc biệt, rất cần được quan sát kỹ để phán đoán các hệ quả cần thiết.