14 tháng 9 2020

Thơ Đường

<R.01~Luật Thơ>

Thác Pongour Dalat

THƠ ĐƯỜNG
★★★

1. KHÁI NIỆM
    1.1. Khái niệm về thơ
    1.2. Lịch sử thơ Đường
    1.3. Thơ Đường thời nay
    1.4. Các định nghĩa
2. LUẬT THƠ ĐƯỜNG
    2.1. Các quy tắc căn bản
    
2.2. Quy tắc thể loại
    2.3. Quy tắc bố cục
    2.4. Quy tắc niêm
    2.5. Quy tắc vần    
    2.6. Quy tắc đối
    2.7. Các phụ lục
3. HÌNH THỨC  BIẾN THỂ
    3.1. Chính thể và Biến thể
    3.2. Biến thể số từ
        1) Thể ngũ ngôn
        2) Thể lục ngôn
        3) Thể yết hậu
    3.3. Biến thể số câu
        1) Thể tứ tuyệt
        2) Thể gia cú
        3) Thể liên hoàn
    3.4. Biến thể thanh điệu 
        1) Thể bất luận
        2) Thể trốn vần
        3) Thể khoán thủ
        4) Thể mỹ thanh
4. PHÉP XƯỚNG HỌA
    4.1. Khái niệm về xướng họa
    4.2. Nguyên tắc xướng họa
    4.3. Ứng dụng mở rộng 
5. LỖI BỆNH THƠ ĐƯỜNG
    5.1. Vấn đề lỗi bệnh
    5.2. Phân loại và diễn giải
        1) Vi phạm nguyên tắc
        2) Biện pháp dùng từ   
        3) Biện pháp hài âm
    5.3. Biện pháp khắc phục và áp dụng 
    
★★★ 

1. KHÁI NIỆM 

1.1. Khái niệm về thơ

        Thơ là một loại hình văn học diễn tả ý tưởng của con người về một chủ đề nhất định;
        Cũng như Văn, Thơ xuất phát từ ngôn ngữ nói của con người, khởi nguồn có tính tự phát bằng các từ, ngữ được trau chuốt và phát triển thành câu, bài; nhưng Thơ khác Văn ở chỗ Thơ luôn hình thành một bộ khung cấu trúc có tính tiết điệu, vần điệu theo quy định của luật thơ, gọi là BÀI THƠ.

 1.2. Lịch sử thơ Đường 

        Trung Quốc có một nền văn hóa sớm phát triển, thoạt đầu người Trung Quốc đã lưu hành một loại hình văn học tiếng Hán cổ với một hình thức ca từ tự do chưa có quy luật nhất định gọi là thơ cổ thể. Đến thời Nhà Đường (618-907), các thi nhân biên soạn lại các quy tắc hình thành một loại hình thể thơ cận thể với các bộ khung cấu trúc nhất định gọi là bài thơ. Thể thơ cận thể phát triển rực rỡ và các bài thơ gọi là Đường thi.
        Quá trình du nhập vào Việt Nam từ thời Nhà Trần (1225-1400), Đường thi gọi theo tiếng Việt là thơ Đường. Trải qua nhiều thăng trầm, thơ Đường phát triển và giữ nguyên cấu trúc từ buổi ban đầu cho tới ngày nay, dựa vào bộ khung cấu trúc có giá trị bền vững và thu hút. 
        Ngay từ lúc ra đời ở thế kỷ thứ 7, nét tinh hoa kiên cố, cân xứng và nguy nga của bài thơ Đường vẫn giữ nguyên giá trị qua các thời đại và lưu truyền cho tới hiện nay. 

1.3. Thơ Đường thời nay

        Ngày nay, người chơi thơ vẫn giữ nguyên luật thơ và phong cách diễn đạt ý tưởng của người xưa nhưng diễn giải và bày vẽ thêm nhiều tính chất đặc biệt liên quan đến bài thơ và chú trọng nhiều hơn về biện pháp dùng từ biểu đạt và biện pháp hài âm êm tai cho bài thơ.

1.4. Định nghĩa từ dùng 


★★★

2. LUẬT THƠ ĐƯỜNG
        
 2.1. Các quy tắc căn bản:

       Luật thơ Đường là toàn bộ các quy tắc quy định về việc hình thành bài thơ, gồm 5 quy tắc căn bản: 
        1. Quy tắc thể loại quy định về việc hình thành thể thơ và luật bằng trắc của bộ khung cấu trúc của bài thơ;
        2. Quy tắc bố cục quy định về việc hình thành các phân nhiệm của bộ khung cấu trúc của bài thơ;
        3. Quy tắc niêm quy định về việc hình thành bộ phận cấu trúc giữ vai trò ổn định tính tiết điệu của bài thơ;
        4. Quy tắc vần quy định về việc hình thành bộ phận cấu trúc giữ vai trò liên thông tính vần điệu của bài thơ;
        5. Quy tắc đối quy định về việc hình thành tính cân xứng từ giữ vai trò biểu cảm đặc thù của bài thơ;
        Các quy tắc căn bản được trình bày thống nhất theo 3 nội dung: 1) Mục đích và đối tượng; 2) Quy định chuẩn; 3) Quy định mở.

 2.2. Quy tắc thể loại

        1) Mục đích và đối tượng: 
        Mục đích của quy tắc thể loại là quy định về việc hình thành thể thơ và luật bằng trắc của bài thơ căn cứ các yếu tố thể loại: số từ, số câu và thanh điệu; 
        Đối tượng của quy tắc thể loại là "Từ hoạt động ở tất cả vị trí" của bài thơ.

        2) Quy định chuẩn: 
        a) Thể thơ Đường thuộc loại hình thể thơ có số từ của câu thơ là 7 từ, (âm Hán Việt gọi là thể thơ thất ngôn). Khi kết hợp với số câu là 8 câu sẽ hình thành một bài thơ 7 chữ 8 câu (âm Hán Việt gọi là bài thơ thất ngôn bát cú);
        b) Luật bằng trắc của thơ Đường là sự kết hợp 2 thanh điệu bằng trắc của từ tiếng Việt của 2 bộ phận cấu trúc niêm, vần hình thành 4 hệ quả dạng thể niêm-vần của bài thơ Đường: - Bài thơ Niêm Bằng Vần Bằng; - Bài thơ Niêm Bằng Vần Trắc; - Bài thơ Niêm Trắc Vần Bằng; - Bài thơ Niêm Trắc Vần Trắc; (Mục 2.7. Sơ đồ minh họa ~ Phụ lục 2) 

         3) Quy định mở:
         Việc điều chỉnh các yếu tố thể loại của bài thơ chính thể sẽ hình thành các loại hình bài thơ biến thể: - Biến thể số từ; - Biến thể số câu; - Biến thể thanh điệu; mỗi loại hình biến thể hình thành một số thể thơ nhất định; 
         
2.3. Quy tắc bố cục

        1) Mục đích và đối tượng:
        Mục đích của quy tắc bố cục là quy định về việc hình thành các phân nhiệm của bộ khung cấu trúc của bài thơ; 
       Đối tượng của quy tắc bố cục là "Từ tổ hợp thành 4 cặp câu bố cục" của bài thơ.

        2) Quy định chuẩn: 
        Bài thơ được phân đoạn thành 4 cặp câu bố cục gắn liền với tên gọi, vị trí và nhiệm vụ:
        a) Cặp đề: cặp câu 1-2, nhiệm vụ giới thiệu chủ đề của bài thơ; 
        b) Cặp thực: cặp câu 3-4, nhiệm vụ trình bày phần thực trạng của chủ đề; 
        c) Cặp luận: cặp câu 5-6, nhiệm vụ mở rộng phần luận điểm của thực trạng;
        d) Cặp kết: cặp câu 7-8, nhiệm vụ đúc kết phần ý tưởng đã trình bày.

        3) Quy định mở: 
        Từ được dùng trong cặp thực và cặp luận không được dùng làm tên bài thơ, vi phạm gọi là lỗi Phạm đề. Quy định này được dùng trong nền thi cử trước đây và ngày nay vẫn còn một số thi đàn áp dụng.

2.4. Quy tắc niêm

       1) Mục đích và đối tượng:
        Mục đích của quy tắc niêm là quy định về việc hình thành một bộ phận cấu trúc giữ vai trò ổn định tính tiết điệu của bài thơ; 
        Đối tượng của quy tắc niêm là “Từ tổ hợp thành bộ niêm xếp ở vị trí cột từ thứ 1 đến thứ 6" của bài thơ. 

       2) Quy định chuẩn: 
        a) Niêm là những cặp từ xếp theo 2 phương ngang và dọc của bài thơ: - Theo phương ngang gọi là cặp từ niêm, xếp ở 3 vị trí cặp từ: 1-2, 3-4, 5-6; - Theo phương dọc gọi là cặp câu niêm, xếp ở 4 vị trí các cặp câu: 1-8, 2-3, 4-5 và 6-7;
        b) Tính chất của niêm: - 2 từ chung cặp thì đồng thanh; - 2 cặp từ liền kề thì đối thanh; - Trường hợp ngoại lệ đặc biệt là cột từ niêm thứ 5 thì luôn phụ thuộc và đối thanh với cột từ vần (cột từ thứ 7) nên cặp từ niêm 5-6 luôn biến đổi là đồng thanh hay đối thanh;
        c) Niêm chủ là từ đại diện bộ niêm đặt ở vị trí từ thứ 2 câu 1. Niêm chủ hình thành bộ niêm căn cứ quy định chuẩn này. (Mục 2.7. Sơ đồ minh họa ~ Phụ lục 1 và Phụ lục 2)

        3) Quy định mở:
        a) Sự tương quan của từ niêm thứ 2, thứ 4 với từ vần thứ 7 hình thành tiết điệu 2-2-3 của câu thơ và là nền tảng hài âm căn bản của thơ Đường. 
        b) Đối với các trường hợp biến thể thanh điệu của các từ ở vị trí thứ 3 của câu vần hoặc vị trí thứ 5 của câu tự do, nếu là từ bằng mà đổi ra từ trắc sẽ gây cảm giác khó nghe thì gọi là “khổ độc” (Chương 3. Hình thức biến thể, Mục 3.4. Biến thể thanh điệu, Tiểu mục 3.4.1. Thể bất luận).

2.5. Quy tắc vần

        1) Mục đích và đối tượng:
        Mục đích của quy tắc vần là quy định về việc hình thành một bộ phận cấu trúc giữ vai trò liên thông tính vần điệu của bài thơ;
        Đối tượng của quy tắc vần là "Từ tổ hợp thành bộ vần xếp ở vị trí cột từ thứ 7" của bài thơ.

        2) Quy định chuẩn: 
        Vần có 3 loại vần:
        a) Vần chính: là các từ vần của các câu thứ 1, 2, 4, 6, 8; đó là các từ đồng vần cái, đồng thanh điệu bằng hay trắc; câu mang vần chính gọi là câu vần;
        b) Vần tự do: là các từ vần của các câu thứ 3, 5, 7; có vần cái tự do và đối thanh điệu với vần chính; câu mang vần tự do gọi là câu tự do;
        c) Vần chủ: là từ đại diện bộ vần, ở vị trí câu 1. Vần chủ cũng là một vần chính đặc biệt, hình thành bộ vần căn cứ quy định chuẩn này.

        3) Quy định mở: 
        a) Sự tương quan của từ vần với từ niêm trọng yếu thứ 2, thứ 4 hình thành tiết điệu 2-2-3 của câu thơ (Mục 2.4. Quy tắc niêm, Tiểu mục 2.4.1. Quy định chuẩn); 
        b) Tiêu chuẩn giá trị của bộ vần gồm 2 loại hình: - Loại vần căn bản là vần chính vận, vần thông vận có giá trị kém hơn; - Cách gieo căn bản của vần chính và vần tự do xếp (liền kề hay liên tiếp) thì phải khác dấu thanh. (Mục 2.7. Sơ đồ minh họa ~ Phụ lục 1 và Phụ lục 2)

 2.6. Quy tắc Đối

        1) Mục đích và đối tượng:
        Mục đích của quy tắc đối là quy định về việc hình thành tính cân xứng từ giữ vai trò biểu cảm đặc thù của bài thơ; 
        Đối tượng của quy tắc đối là “Từ tổ hợp thành cặp câu đối (hay cặp đối) ở vị trí cặp thực và cặp luận" của bài thơ. Mỗi cặp đối có 2 vế đối, mỗi vế đối gồm các từ đối.

        2) Quy định chuẩn
        Các từ đối của 2 vế đối phải được xếp tương ứng cùng vị trí thứ tự trong câu và đảm bảo tính cân xứng từ trong vế đối, hay còn gọi là đối nhau về các mặt:
        a) Từ loại, gọi là đối từ, là sự phân loại từ đối theo lớp từ vựng (thực từ, hư từ), và cấu tạo từ (từ đơn, từ ghép, từ nguyên); 
        b) Âm tiết, gọi là đối âm, là sự cân xứng 2 thanh điệu bằng trắc của các từ đối tương ứng, còn gọi là đối thanh; 
        c) Ý nghĩa, gọi là đối ý, là sự phù hợp ngữ cảnh được diễn tả bằng các sự: đồng nghĩa, trái nghĩa, bổ sung, hỗ tương, … của các từ đối tương ứng.

        3) Quy định mở:  
        Các vế đối có thể điều chỉnh vị trí của các từ đối tương ứng theo quy định cụ thể như sau:
        aGiao cổ đối: là điều chỉnh chia mỗi vế đối thành 2 tiểu vế đối 3 từ và tiểu vế đối 4 từ, đặt ở 2 vị trí trái ngược nhau trong cặp đối sao cho tiểu vế đối 3 từ đối với tiểu vế đối 3 từ, tiểu vế đối 4 từ đối với tiểu vế đối 4 từ, biến thể này còn gọi là phép đối chéo
        bGiao duyên đối: là điều chỉnh đảo ngược thứ tự các từ đối tương ứng sao cho từ đối thứ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 của vế trên đối với từ đối thứ 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1 của vế dưới, biến thể này còn gọi là phép đối đảo. 
        • Ghi chú: Trên thi đàn hiện nay lưu truyền còn nhiều hình thức đối khác, vì xét thấy không theo quy tắc đối này nên chúng tôi không chọn vào đây. 

2.7. Sơ đồ minh họa 

        
• Phụ lục 1) Minh họa sơ đồ cấu trúc Niêm-Vần của bài thơ chính thể  

Cấu trúc Niêm-Vần của bài thơ chính thể

0

1

2

3

4

5

6

7

Bố cục

Đối

1

n

N

n

n

n

n

V

Cặp đề

Ko đối

2

n

n

n

n

n

n

V

3

n

n

n

n

n

n

v

Cặp thực

Đối

4

n

n

n

n

n

n

V

5

n

n

n

n

n

n

v

Cặp luận

Đối

6

n

n

n

n

n

n

V

7

n

n

n

n

n

n

v

Cặp kết

Ko đối

8

n

n

n

n

n

n

V


        Ghi chú:
        - Niêm (n): ô nền màu xanh, 2 loại xanh tượng trưng 2 loại thanh điệu bằng trắc đối nhau, chữ viết hoa (N) là niêm chủ;
        - Vần (v): ô nền màu đỏ, chữ viết thường (v) là vần tự do, viết hoa (V) là vần chính và có gạch đít (V) là vần chủ. 
 
        • Phụ lục 2) Minh họa Luật bằng trắc của bài thơ chính thể 

LUẬT BẰNG TRẮC của 4 bài thơ chính thể

 

1

2

3

4

5

6

7

1

2

3

4

5

6

7

 

1

b

b

t

t

t

b

B

N

b

b

t

t

b

b

T

 

2

t

t

b

b

t

t

B

I

t

t

b

b

b

t

T

 

3

t

t

b

b

b

t

t

Ê

t

t

b

b

t

t

b

 

4

b

b

t

t

t

b

B

M

b

b

t

t

b

b

T

 

5

b

b

t

t

b

b

t

B

b

b

t

t

t

b

b

 

6

t

t

b

b

t

t

B

t

t

b

b

b

t

T

 

7

t

t

b

b

b

t

t

N

t

t

b

b

t

t

b

 

8

b

b

t

t

t

b

B

G

b

b

t

t

b

b

T

 

 

V

N

B

N

G

 

V

N

T

R

C

 

1

t

t

b

b

t

t

B

N

t

t

b

b

b

t

T

 

2

b

b

t

t

t

b

B

I

b

b

t

t

b

b

T

 

3

b

b

t

t

b

b

t

Ê

b

b

t

t

t

b

b

 

4

t

t

b

b

t

t

B

M

t

t

b

b

b

t

T

 

5

t

t

b

b

b

t

t

T

t

t

b

b

t

t

b

 

6

b

b

t

t

t

b

B

R

b

b

t

t

b

b

T

 

7

b

b

t

t

b

b

t

b

b

t

t

t

b

b

 

8

t

t

b

b

t

t

B

C

t

t

b

b

b

t

T

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


        Ghi chú:
       - Chữ viết: b, B = từ bằng; t, T = từ trắc; viết hoa chỉ bộ vần chính
       - Màu nền: niêm → xanh; vần → đỏ nhạt;

★★★

3. HÌNH THỨC BIẾN THỂ

3.1. Chính thể và biến thể

        1) Bài thơ chính thể
        Bài thơ chính thể là bài thơ hình thành đúng quy định chuẩn của các quy tắc căn bản quy định về việc hình thành bài thơ. 
         Các câu thơ của bài thơ chính thể gọi là câu thơ chính thể;
        Về mặt số từ của thanh điệu bằng/trắc, câu thơ chính thể chia ra thành 2 loại câu: - Câu thanh bằng hay Câu Bằng, là câu có 4 từ bằng và 3 từ trắc; - Câu thanh trắc hay Câu Trắc, là câu có 4 từ trắc và 3 từ bằng.
           
        2) Bài thơ biến thể
        Bài thơ biến thể là những hình thức điều chỉnh các yếu tố thể loại của bài thơ chính thể theo các quy định cụ thể. Hệ quả ghi nhận:
        a) Việc điều chỉnh các yếu tố thể loại hình thành 3 loại hình biến thể: - Biến thể số từ; - Biến thể số câu; - Biến thể thanh điệu; mỗi loại hình biến thể có một số thể thơ nhất định; (Chương 2: Luật Thơ Đường, Mục 2.2. Quy tắc thể loại ~ 3) Quy định mở)
        b) Khi đã hình thành, thể thơ biến thể vẫn có tính năng của thể thơ chính thể, tức là có thể áp dụng thêm một hay nhiều dạng biến thể khác; ví dụ như bài thơ ngũ ngôn (biến thể số từ), vẫn có thể có dạng tứ tuyệt (biến thể số câu), hoặc theo thể bất luận (biến thể thanh điệu) và cũng có thể tổ hợp theo thể liên hoàn (biến thể số câu đặc biêt) hay điều chỉnh dấu thanh  theo thể mỹ thanh (biến thể thanh điệu đặc biệt, v.v…);
        Thể thơ biến thể được ghi nhận và trình bày theo 3 nội dung: - Chỉ tiêu điều chỉnh; - Cách điều chỉnh cấu trúc bài thơ; - Các hệ quả hoạt động nếu có.

3.2. Biến thể số từ

        Biến thể số từ là điều chỉnh giảm số từ của câu thơ của bài thơ chính thể;
        Cách điều chỉnh cấu trúc bài thơ là giảm số từ đúng theo quy định cụ thể; 
        Biến thể số từ hình thành 3 dạng biến thể: thể ngũ ngôn; thể lục ngôn; thể yết hậu.

        1) Thể ngũ ngôn
        Là một dạng thể thơ quy định số từ của câu thơ là 5 từ;
        Cách điều chỉnh cấu trúc bài thơ là cắt giảm 2 cột từ đầu (cột từ thứ 1, cột từ thứ 2) của mỗi câu thơ;
        Thể ngũ ngôn được xem như là thể 
giản lược 2 từ đầu của tất cả các câu thơ của thể thất ngôn. 

        2) Thể lục ngôn
        Là một dạng thể thơ quy định số từ trong câu thơ là 6 từ;
        Cách điều chỉnh cấu trúc câu thơ là cắt giảm từ thứ 5 của các câu thơ, các cấu trúc còn lại giữ nguyên theo bài thơ chính thể;
        Bài thơ lục ngôn có thể có thuần câu 6 từ, hay chỉ xen kẽ một số câu 6 từ vào các câu 7 từ của bài thơ chính thể; cần lưu ý nếu áp dụng cho các cặp đối thì phải bảo đảm sự cân xứng từ của vế đối.

        3) Thể yết hậu
        Là một dạng thể thơ quy định số từ của câu thơ cuối là 1 từ;
        Cách điều chỉnh là cắt giảm các từ của câu thơ cuối chỉ chừa lại 1 từ là vần thơ, các cấu trúc còn lại giữ nguyên so với bài thơ chính thể;
        Thể thơ yết hậu có thể áp dụng cho tất cả các dạng thể bài thơ có các loai câu 5 từ, 6 từ, 7 từ.

3.3. Biến thể số câu

        Biến thể số câu là điều chỉnh giảm hay tăng số câu của bài thơ chính thể;
        Cách điều chỉnh cấu trúc của thể thơ áp dụng các biện pháp thích hợp căn cứ vào quy định cụ thể;
        Biến thể số câu có 3 dạng biến thể: thể tứ tuyệt, thể gia cú, và 1 dạng thể đặc biệt là thể liên hoàn.

        1) Thể tứ tuyệt
        Là một dạng thể thơ quy định số câu của bài thơ là 4 câu;
        Cách điều chỉnh cấu trúc thể thơ tứ tuyệt là cắt bỏ và giữ lại từng 2 cặp câu bố cục liền kề, thứ tự từ trên xuống dưới; cụ thể bài thơ có số câu còn lại là (1,2,3,4), (3,4,5,6), (5,6,7,8), (1,2,7,8), cấu trúc các cặp câu này giữ nguyên theo bài thơ chính thể;
        Các yếu tố hoạt động khác: a) Nếu câu thơ chính thể có đối thì có thể áp dụng đối hay không; b) Được kết hợp thành một tổ hợp gọi là thể trường thiên tứ tuyệt với số lượng khổ thơ bất kỳ.

        2) Thể gia cú 
        Là một dạng thể thơ quy định gia tăng từng 2 cặp câu thực và luận vào bài thơ với số lượng bất kỳ;
        Cách điều chỉnh cấu trúc bài thơ là gia tăng từng cặp câu thực và luận (4 câu) theo quy định cụ thể vào vị trí nối tiếp cặp luận của thể thơ chính thể;
        Các yếu tố hoạt động khác là điều chỉnh hài hòa chức năng biểu đạt giữa thực và luận cho phù hợp.

        3) Thể liên hoàn
        Là một dạng thể thơ biến thể số câu đặc biệt, nhằm điều chỉnh mở rộng bài thơ chính thể thành một tổ hợp bài thơ gọi là khổ thơ theo quy định;
        Cách điều chỉnh cấu trúc của thể thơ là áp dụng theo quy định cụ thể về số lượng và mối liên kết hình thành thể thơ biến thể
        Cách trình bày theo 3 tiêu chí: - Số lượng khổ thơ; - Mối liên kết giữa các khổ thơ; - Tương quan của bộ vần chính:

        a) Thể liên hoàn vận
        Số tổng khổ thơ là 2;
        Mối liên kết như 2 khổ thơ bình thường;
        Cấu trúc bộ vần chính của khổ thơ nối tiếp là bộ vần chính đảo ngược thứ tự của khổ thơ đầu.

        b) Thể thuận nghịch độc
        Số tổng khổ thơ là 2: gọi là bài thơ thuận và bài thơ nghịch,
        Mối liên kết là sự đảo ngược thứ tự của số từ trong mỗi câu thơ và số câu trong mỗi khổ thơ của khổ thơ sau so với khổ thơ trước;
        Cấu trúc bộ vần chính của 2 khổ thơ gieo bình thường.

        c) Thể xa luân ngũ bộ
        Số tổng khổ thơ là 5;
        Mối liên kết là 5 câu vần sẽ làm 5 câu mở đề của 5 khổ thơ trong tổ hợp;
        Cấu trúc bộ vần chính của thể thơ áp dụng vần chủ theo quy định, các vần còn lại của từng khổ gieo xoay vòng theo thứ tự của khổ đầu.

        d) Thể lộc lư ngũ bộ
        Số tổng khổ thơ là 5;
        Mối liên kết là 5 vần chính của khổ đầu sẽ làm 5 vần chủ của 5 khổ thơ trong tổ hợp;
        Cấu trúc bộ vần chính của từng khổ có vần chủ theo quy định, các vần còn lại gieo đủ số vần của bộ vần chính.

        e) Thể liên hoàn thức
        Số tổng khổ thơ bất kỳ;
        Mối liên kết là dùng câu 8 của khổ thơ trước làm câu 1 của khổ thơ nối tiếp;
        Cấu trúc bộ vần chính của mỗi khổ thơ nối tiếp là bộ vần đảo ngược thứ tự của khổ thơ trước.

        f) Thể ô thước kiều
        Số tổng khổ thơ bất kỳ (thường thấy là 10);
        Mối liên kết là dùng vài từ của câu 8 của khổ thơ trước đưa vào gợi mở đề cho câu 1 của khổ thơ nối tiếp;
        Cấu trúc bộ vần chính của mỗi khổ thơ gieo bình thường.

3.4. Biến thể thanh điệu

        Biến thể thanh điệu là điều chỉnh thanh điệu của từ ở các vị trí quy định;
    
    
Cách điều chỉnh cấu trúc câu thơ là hoán đổi thanh điệu bằng trắc của
từ: ở các vị trí và thỏa điều kiện quy định cụ thể;
    
    
Biến thể thanh điệu có 4 dạng biến thể: thể bất luận, thể trốn vần, thể khoán thủ, thể mỹ thanh.

       1) Thể bất luận
        Là một dạng thể thơ được phép hoán đổi thanh điệu bằng trắc của các từ ở các vị trí quy định cụ thể là: thứ 1, thứ 3 và thứ 5 của câu thơ chính thể;
        Cách điều chỉnh cấu trúc của bài thơ biến thể là hoán đổi thanh điệu bằng trắc cho các từ có yêu cầu ở các vị trí quy định cụ thể;        
        Bài thơ chính thể vốn là một hệ cấu trúc hài hòa nên việc điều chỉnh thanh điệu của một từ bất kỳ có thể gây xáo trộn cho vấn đề hài âm. Tùy thuộc yếu tố vị trí và mối liên hệ của từ điều chỉnh mà hệ quả hài âm có mức độ ảnh hưởng khác nhau: - Ở vị trí cột từ thứ 1, từ điều chỉnh nằm trong phạm vi cặp từ niêm đồng thanh, hệ quả hài âm gây ảnh hưởng không đáng kể nên thường được dùng làm thể khoán thủ; - Ở vị trí cột từ thứ 3, từ điều chỉnh nằm giữa 2 cặp từ niêm đối thanh nên hệ quả hài âm có trường hợp gây ảnh hưởng nặng hơn; - Ở vị trí cột từ thứ 5, từ điều chỉnh biến đổi theo từ vần khác quy luật với từ niêm nên hệ quả hài âm gây có trường hợp ảnh hưởng rất nặng nề; - Với 2 vị trí cột từ thứ 3 và thứ 5 này, có trường hợp rất là khó nghe, khi từ đáng là từ bằng lại hoán đổi thành từ trắc ở cột từ thứ 3 của câu vần, hoặc ở cột từ thứ 5 của câu tự do, quan niệm lỗi bệnh gọi đó là lỗi “khổ độc”.

        2) Thể trốn vần
        Là một thể thơ quy định hoán đổi thanh điệu vần chủ của bài thơ;
        Cách điều chỉnh cấu trúc của bài thơ biến thể là hoán đổi thanh điệu của vần chủ, đồng thời với vần phụ tương ứng ở vị trí từ thứ 5 câu 1; các cấu trúc còn lại giữ nguyên như bài thơ chính thể;
        Hệ quả hoạt động của bài thơ điều chỉnh là áp dụng thêm 1 phép đối trực tiếp cho cặp đề của bài thơ biến thể.

        3) Thể khoán thủ 
        Là một dạng thể thơ biến thể thanh điệu đặc biệt của thể bất luận, quy định các từ đầu câu (từ thứ 1) gọi là từ thủ phải theo đúng tổ hợp từ quy định sẵn gọi là từ khoán thủ của thể thơ;
        Cách điều chỉnh cấu trúc của thể thơ biến thể là lắp đặt các từ khoán thủ vào vị trí cột từ thủ (cột từ thứ 1) của thể thơ chính thể;
        Thể thơ khoán thủ có các loại hình cụ thể như sau:

        a) Thể thủ nhất tự
        Tổ hợp từ khoán thủ là 1 từ duy nhất được quy định dùng làm 8 từ thủ của bài thơ biến thể.

         b) Thể áp cú
        Tổ hợp từ khoán thủ là các từ vần của bài thơ được quy định từ vần của câu trên thành từ thủ của câu dưới theo thứ tự câu của bài thơ biến thể.

         c) Thể dĩ đề di thủ
        Tổ hợp từ khoán thủ là những cụm từ được quy định dùng tất cả các từ của cụm từ làm thành các từ thủ theo thứ tự cho bài thơ biến thể.

         d) Thể tung hoành trục khoán 
        Tổ hợp từ khoán thủ là 1 cặp thơ thất ngôn được quy định áp dụng theo 2 bước: - Bước 1: dùng 7 từ của câu khoán 1 làm 7 từ thủ của 7 câu thứ tự từ 1 đến 7; - Bước 2: dùng câu khoán 2 làm câu kết của bài thơ biến thể.

        e) Thể khoán thủ chiết tự
        Tổ hợp từ khoán thủ là 1 danh từ riêng được quy định dùng phép phân tích thành tố âm tiết của danh từ riêng thành các ký tự mẫu, để từ đó áp dụng cho mỗi ký tự mẫu thành 1 từ thủ có cùng phụ âm đầu cho bài thơ biến thể.

        4) Thể mỹ thanh
        Là một dạng thể thơ biến thể thanh điệu đặc biệt, nhằm điều chỉnh và sắp xếp dấu thanh theo quy định cụ thể của thể mỹ thanh và không ảnh hưởng đến Luật bằng trắc của thể thơ chính thể.
        Cách điều chỉnh và sắp xếp dấu thanh chỉ thuộc phạm vi thanh điệu bằng trắc của từ trong câu thơ; 
        Biến thể dấu thanh có 2 dạng thể: thể song thanh, thể ngũ độ thanh và 1 dạng thể đặc biệt xem như là một dạng biến thể kết hợp giữa thể bất luận và thể ngũ độ thanh gọi là thể mỹ lục thanh.

        a) Thể song thanh
       Là một thể thơ điều chỉnh dấu thanh của bài thơ chính thể theo quy định về việc hình thành thể song thanh là câu thơ chính thể phải là 3 cặp từ đồng dấu thanh và 1 từ độc lập khác dấu thanh với từ liền kề;
        Cách điều chỉnh dấu thanh căn cứ quy định của Luật bằng trắc (Chương 2. Luật Thơ Đường, Mục 2.7. Sơ đồ minh họa ~ Phụ lục 2), phân chia câu thơ chính thể về mặt cấu trúc thanh điệu thành cặp từ (2 từ) và nhóm từ (3 từ): - Đối với 1 cặp từ thì phải là 2 từ đồng dấu thanh, nếu 2 cặp từ cách khoản thì phải là 2 cặp từ khác dấu thanh; - Đối với nhóm từ đồng thanh bằng/trắc thì có thể hoán đổi vị trí giữa 1 cặp từ đồng dấu thanh và 1 từ độc lập khác dấu thanh.
        Thể song thanh chú trọng về thể thức hài âm điệp thanh của câu thơ gây cảm giác êm tai khi nghe đọc hoặc ngâm thơ.

        b) Thể ngũ độ thanh
        Là một dạng thể thơ điều chỉnh sắp xếp dấu thanh của thể thơ chính thể theo quy định của thể ngũ độ thanh là các từ đồng thanh điệu trong câu thơ phải khác dấu thanh;        
        Cách điều chỉnh dấu thanh của câu thơ chính thể căn cứ vào thanh điệu của câu: - Đối với câu trắc, từ trắc có 4 dấu thanh trắc, phải áp dụng đủ 4 dấu thanh khác dấu vào câu trắc; - Đối với câu bằng, từ bằng có 2 dấu thanh bằng, được xếp trùng dấu vào câu bằng, nhưng phải xếp xen kẽ sao cho 2 từ bằng liền kề không được trùng dấu thanh.
       Thể ngũ độ thanh chú trọng thể thức hài âm hòa thanh của câu thơ, tạo cảm giác êm tai cao nhất khi nghe đọc hoặc ngâm thơ. 

        c) Thể mỹ lục thanh
        Là một dạng thể thơ hoán đổi thanh điệu và sắp xếp dấu thanh của thể thơ chính thể theo quy định của thể mỹ lục thanh, cụ thể là bài thơ phải gồm đủ 8 câu trắc, và gieo dấu thanh theo thể ngũ độ thanh;     
        Cách điều chỉnh cấu trúc là trước hết phải biến thể chúng thành thể ngũ độ thanh (Tiểu mục 4b)tiếp theo là hoán đổi 4 thanh bằng của từ thủ của câu bằng thành 4 thanh trắc khác dấu thanh với các từ trắc khác trong câu; 
        Có thể xem như thể mỹ lục thanh là thể thơ kết hợp của 2 thể ngũ độ thanh và thể bất luận ở từ thứ 1 hay thể khoán thủ thanh trắc.

★★★

5. PHÉP XƯỚNG HỌA

5.1. Khái niệm về xướng họa

        Khi có một bài thơ đã sáng tác xong, trình ra diễn đàn và được một số bài thơ khác trình đáp trả gọi là họa thơ. Bài thơ trình ra trước theo một thể thơ nhất định gọi là bài xướng, các bài thơ đáp trả tuân theo một số nguyên tắc gọi là bài họaĐây là một cách chơi đặc biệt của thơ Đường gọi là phép xướng họa.

5.2. Nguyên tắc xướng họa

        Có 4 nguyên tắc căn bản của phép xướng họa là:
        1) Bài họa phải theo đúng thể thơ mà bài xướng đã dùng;
        2) Bài họa phải theo đúng chủ đề của bài xướng đã diễn tả;
        3) Bài họa phải dùng bộ niêm đối vận với bộ niêm của bài xướng;
        4) Bài họa phải theo đúng bộ vần của bài xướng;

5.3. Ứng dụng mở rộng
       
        Nguyên tắc xướng họa có các hình thức ứng dụng mở rộng như sau:
        1) Về thể thơ: bài thơ không theo đúng thể thơ của bài xướng thì không phải là bài họa mà gọi là bài cảm tác;
        2) Về chủ đề: bài thơ theo không đúng chủ đề của bài xướng thì gọi là bài họa mượn vận hay tá vận;
        3) Về bộ niêm: gặp trường hợp bất khả kháng phải dùng bộ niêm đồng thanh điệu thì không được dùng trùng từ niêm thứ 6 của bài xướng, vi phạm điều này gọi là phạm lỗi khắc lục;
        4) Về bộ vần: bộ vần chính của bài họa có thể áp dụng 1 trong 3 hình thức như sau so với bộ vần chính của bài xướng:
         - Nếu đúng theo thứ tự vần thì gọi là họa y vận hay nguyên vận;
         - Nếu theo thứ tự đảo ngược vần thì gọi là họa đảo vận;
         - Nếu theo thứ tự hoán đổi vần bất kỳ thì gọi là họa hoán vận;
         - Nếu sai vần bất kỳ của bộ vần xướng thì gọi là họa lạc vận.
         - Có trường hợp đặc biệt thường được tổ chức trong các cuộc thi gọi là họa hạn vận, tức là họa theo bộ vần chính được ấn định sẳn.

★★★

5. LỖI BỆNH THƠ ĐƯỜNG

5.1. Vấn đề lỗi bệnh

        Thi đàn hiện hành lưu truyền quan niệm lỗi bệnh của thơ Đường, tất cả được liệt kê thành 12 lỗi và 8 bệnh: 
        - 12 Lỗi: (1) Thất vận/Lạc vận; (2) Thất luật; (3) Thất niêm; (4) Thất đối; (5) Khổ độc; (6) Điệp thanh; (7) Điệp điệu; (8) Điệp âm; (9) Trùng vận; (10) Trùng từ/điệp từ; (11) Trùng ý/Hiệp chưởng; (12) Phạm đề/Mạ đề;
        - 8 Bệnh: (1) Bình đầu; (2) Thượng vỹ; (3) Phong yêu; (4) Hạc tất; (5) Chánh nữu; (6) Bàng nữu; (7) Đại vận; (8) Tiểu vận;
        Với các nhận xét: ”Lỗi là những điều cấm kỵ của thơ, phạm lỗi sẽ dẫn tới sai hỏng bài thơ hoặc ý tứ; bệnh là yếu tố làm giảm tính thơ, mắc bệnh dẫn tới kém chất lượng bài thơ”. (tham khảo các tài liệu đăng trên google)

5.2. Phân loại và diễn giải

        Căn cứ vào các ghi nhận trên, phần trình bày sắp xếp lại thành 3 loại hình lỗi bệnh: 1) Vi phạm quy tắc; 2) Biện pháp dùng từ; 3) Biện pháp hài âm. 
        Mỗi loại hình trình bày thành 4 cột: - Cột 1, số thứ tự theo từng loại hình; - Cột 2, sắp xếp lại thứ tự đã áp dụng cho mã hiệu truyền thống của lỗi bệnh: lỗi = L (từ L1 đến L12), bệnh = B (từ B1 đến B8); - Cột 3, tên gọi của lỗi bệnh; - Cột 4, diễn giải nội dung chi tiết của lỗi bệnh.

        1) Loại hình 1: Vi phạm quy tắc

        Vi phạm quy tắc là áp dụng sai quy định của Quy tắc căn bản của Luật thơ; 
        Có 2 tình huống vi phạm: 
        - Tình huống 1: Vi phạm quy định chuẩn là các lỗi bệnh L1, L2, L3, L4; 
        - Tình huống 2: Vi phạm quy định mở là các lỗi bệnh L5, L12.

        Bảng phân loại và diễn giải lỗi bệnh loại hình 1:

Số mã

Liệt kê

Tên gọi

Diễn giải

1

L1

Thất vận

Vi phạm quy định chuẩn của quy tắc vần đối với từ vần trong phạm vi của bộ vần

2

L2

Thất luật

Vi phạm quy định chuẩn (Luật bằng trắc) của quy tắc thể loại đối với từ trong bài thơ

3

L3

Thất niêm

Vi phạm quy định chuẩn của quy tắc niêm đối với từ niêm trong phạm vi của bộ niêm

4

L4

Thất đối

Vi phạm quy định chuẩn của quy tắc đối đối với các từ đối trong phạm vi các cặp đối

5

L5

Khổ độc

Vi phạm quy định mở của quy tắc thể loại, từ đáng là từ bằng mà đổi ra từ trắc, ở vị trí thứ 3 của câu vần hoặc vị trí thứ 5 của câu tự do

6

L12

Phạm đề

Vi phạm quy định mở của quy tắc bố cục khi  tên bài có từ trùng với từ dùng trong cặp thực, cặp luận theo quy phạm của nền thi cử xưa
         
        2) Loại hình 2: Biện pháp dùng từ

         Dùng từ là biểu đạt tính biểu cảm của từ dùng trong bài thơ gây ấn tượng tốt đẹp hay nhàm chán. Vấn đề lỗi bệnh đặt ra là nêu cảm giác nhàm chán do biện pháp dùng từ trùng lắp tác động vào cấu trúc bài thơ;
        Biện pháp dùng từ trùng lắp các mặt từ biểu lộ ở: chữ viết, ý nghĩa, tiết điệu và từ loại;
        Cấu trúc bài thơ quy định: a) Yếu tố vị trí dùng từ trùng lắp các mặt từ nằm ở vị trí bất kỳ hay có quy định cụ thể trong bài thơ; b) Yếu tố số lượng dùng từ trùng lắp các mặt từ của các câu thơ liên tiếp của bài thơ không được vượt qua là 4 câu.

        Bảng phân loại và diễn giải lỗi bệnh loại hình 2: 

Số mã

Liệt kê

Tên gọi

Diễn giải

1
-
2
L10
-
L9
Trùng từ
- Điệp từ
- Trùng vận
Trùng chữ viết của từ ở vị trí bất kỳ trong bài thơ: - Do dùng biện pháp tu từ gọi là Điệp từ; - Ở vị trí bộ vần gọi là Trùng vận

3

L11

Trùng ý
Hiệp chưởng

Trùng ý nghĩa của từ, cụm từ ở vị trí bất kỳ trong bài thơ; - nếu trùng ở vị trí cặp đối thì có tên là Hiệp chưởng

4

L7

Điệp điệu

Trùng tiết điệu về cách ngắt nhịp của câu thơ có số lượng ≥ 4 câu liên tiếp

5

B1

Bình đầu

Trùng từ loại ở vị trí từ thứ 1 đến thứ 4 trong câu thơ, có số lượng ≥ 4 câu liên tiếp

6

B2

Thượng vĩ

Trùng từ loại ở vị trí từ thứ 5 đến thứ 7 trong câu thơ, có số lượng ≥ 4 câu liên tiếp; - riêng ở vị trí từ thứ 5 thì có tên là Phạm nhãn

    
    
       3) Loại hình 3: Biện pháp hài âm

        Hài âm là tính biểu cảm về mặt thanh điệu của từ dùng trong câu thơ gây cảm giác êm tai hay khó nghe. Vấn đề lỗi bệnh đặt ra là nêu cảm giác khó nghe do biện pháp hài âm trùng lắp các âm tiết của từ tác động vào cấu trúc câu thơ;
        Biện pháp hài âm trùng lắp các âm tiết của từ biểu lộ ở bộ phận cấu trúc âm tiết: âm đầu, vần cái, dấu thanh;
        Cấu trúc câu thơ quy định: a) Yếu tố vị trí các âm tiết trùng lắp ở 2 vị trí của từ niêm thứ 2, từ niêm thứ 4 và từ vần thứ 7 trong câu thơ; b) Yếu tố số lượng các âm tiết trùng lắp trong câu thơ không được vượt qua là 2 đơn vị;

        Bảng phân loại và diễn giải lỗi bệnh loại hình 3:

Số mã

Liệt kê

Tên gọi

Diễn giải

1

B3

Phong yêu

Trùng dấu thanh của từ ở vị trí  từ niêm thứ 2 với từ vần thứ 7

2

B4

Hạc tấc

Trùng dấu thanh của từ ở vị trí từ niêm thứ 4 với từ vần thứ 7

3

L6

Điệp thanh

Trùng dấu thanh của từ với số lượng > 2 từ/câu bất kỳ

4

B7

Tiểu vận

Trùng vần cái của từ ở vị trí từ niêm thứ 2 với từ vần thứ 7, hoặc từ niêm thứ 6

5

B8

Đại vận

Trùng vần cái của từ ở vị trí từ niêm thứ 4 với từ vần thứ 7

6

L8

Điệp âm

Trùng vần cái của từ với số lượng > 2 từ/câu bất kỳ

7

B5

Chánh nữu

Trùng âm đầu của từ với số lượng > 2 từ/câu bất kỳ

8

B6

Bàng nữu

Trùng âm đầu của từ với số lượng > 3+1 hoặc 2+2 từ/cặp câu bố cục

  
        Ghi chú: trường hợp quy định về "nữu" không thống nhất với "thanh" và "vận": - Thiếu sót 2 yếu tố vị trí của từ niêm thứ 2, từ niêm thứ 4 và từ vần thứ 7; -  Không đồng nhất với yếu tố số lượng quy định chung với số từ trùng lắp là 2 từ/câu thơ; - Bệnh "bàng nữu B6" là một trường hợp thêm vào không có quy định tương đồng nào khác. 

5.3. Biện pháp khắc phục và áp dụng

        1) Biện pháp khắc phục
        Các lỗi bệnh có những đặc tính chung của từng loại hình nên biện pháp khắc phục sẽ có các giải pháp chung cho từng loại hình:
        - Loai hình 1: Dùng biện pháp sửa sai để áp dụng cho đúng quy định chuẩn hoặc quy định mở của quy tắc căn bản.
        - Loại hình 2: Chọn giải pháp gây ấn tượng tốt đẹp thể hiện bằng các biện pháp dùng từ: a) Với các mặt từ: chữ viết, ý nghĩa, tránh trùng lắp theo quy định về yếu tố vị trí là vị trí bất kỳ hay cụ thể; b) Với các mặt từ tiết điệu, từ loại tránh vượt qua quy định về yếu tố số lượng là 4 câu thơ trong bài thơ.
        - Loại hình 3: Chọn giải pháp gây cảm giác êm tai thể hiện bằng biện pháp hài âm của các âm tiết: a) tránh trùng lắp theo quy định về yếu tố vị trí là 2 vị trí từ niêm thứ 2 và từ niêm thứ 4 với từ vần thứ 7; b) tránh vượt qua quy định về yếu tố số lượng là 2 âm tiết trong câu thơ.

        2) Biện pháp áp dụng 
        Theo lẽ thường, các quy tắc căn bản hình thành luật thơ luôn tạo các bản sắc tốt đẹp, hài hòa cho bài thơ. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế, ngoại trừ sai sót do vô ý hoặc không thể sửa được, thường xảy ra các trường hợp cố ý vi phạm hoặc áp dụng biện pháp đối kháng:
        - Ở loại hình 1, việc vi phạm Quy tắc là cố ý tạo ra ấn tượng đặc biệt thường được gọi là biện pháp phá cách;
        - Ở loại hình 2, biện pháp dùng từ trùng lắp yếu tố vị trí hoặc vượt qua yếu tố số lượng, thường thuộc về việc áp dụng các biện pháp tu từ;
        - Ở loại hình 3, biện pháp hài âm trùng lắp yếu tố vị trí, hoặc vượt qua yếu tố số lượng thường do áp dụng các biện pháp hài âm nhịp chỏi để nhấn mạnh;
        Tóm lại, việc áp dụng các trường hợp cố ý vi phạm hoặc các biện pháp đối kháng ở một mức độ, ngữ cảnh nào đó nhằm mục đích nhấn mạnh, làm cho nổi bật để gây sự chú ý đặc biệt, rất cần được quan sát kỹ để phán đoán các hệ quả cần thiết.

11 tháng 9 2020

Tùy duyên phúc phận

<D.633><Thơ Thiền>



TÙY DUYÊN PHÚC PHẬN

Cuộc sống cơ bần mãi ruổi dong
Tùy duyên phúc phận sẽ xuôi dòng
Con đường giải thoát ràng vô tận
Pháp bảo cân bằng giữ sạch trong
Nhủ tốt lành vui mùi đạo nghĩa
Gìn chăm chỉ rạng đóa hoa lòng
Thương đời khẽ niệm bền tâm tưởng
Những đợi bao giờ trái quả xong.

Mai Thắng
200909

----------------------------
★ Bài xướng của Thanh Kim Song Phú
(Nhóm Đường Thi Quán)

AN BẦN LẠC ĐẠO

An bần lạc đạo sống thong dong
Vạn sự tùy duyên thỏa tấc lòng
Sách dạy thiên nhiên hằng tự hữu
Thầy truyền vạn vật vốn giai không
Chuông chiều mõ sớm tìm thanh tịnh
Kệ tối Kinh khuya lánh bụi hồng
Phù thế nan trường xin chớ luyến
Con đường giải thoát kiếp nầy xong…

Thanh Song Kim Phú
CA 08/30/2020

Hương Đồng Gió Ruộng

<D.614~Tình Quê>



HƯƠNG ĐỒNG GIÓ RUỘNG

Hương đồng gió ruộng đẫm tình thay
Nắng lửa miền quê chuỗi dạn dày
Rực sáng khung trời phơi thửa vẫy
Vui mừng giống mạ thả hồn say
Dàn tai chuyển động trường ca mới
Dõi mắt hoài chăm cảnh tượng này
Gửi những niềm tin đầy thiết thực
Xin chờ tiếp diễn chuyện cần ngay.

Mai Thắng
200905

-------------------------
★ Bài xướng Nguyễn Mạnh Hoàng

VỊNH RỒNG TIÊN

Hãy vượt non ngàn để tới ngay
Làng ven biển bạc mở thơ này
Bao luồng cá lượn rồi ru ngủ
Mấy bận chim về cũng rủ say
Lạnh lẽo trùng dương trời sưởi ấm
Hồn nhiên hải phận nắng đan dày
Vui vầy lãng mạn tha hồ hưởng
Tổ Quốc tiên rồng đẹp đẽ thay

31-08-2020 N.M.H

Sẽ cam dừng

<D.613><Tuổi Lão> 

SẼ CAM DỪNG

Rồi năm tháng lại cũng kêu ngừng
Gọi mãi thêm cào khó dửng dưng
Suối nhạc tràn tuôn liền dưỡng đổ
Dòng thơ muốn chặn hãy xin đừng
Phô trầm tĩnh gắng không còn tại
Giễu trái ngang đầy chả viện nhưng
Giản tiện trông mùa thay rẫy mới
Chờ im động óc sẽ cam dừng.

Mai Thắng
200829

---------------------------------
★ Bài xướng của Thuận Đăng nhóm 4T

GIỮ NIỀM TIN

Hỏi bé làm sao mãi ngập ngừng
Anh à chả nhẽ mến người dưng
Tầm thơ nũng nịu trêu đùa chớ
Ngẫm nhạc vằn vo cớt nhả đừng
Mộng ủ xuân ngời đau cứ vẫn
Tim hòng hạ ấm khổ mà nhưng
Còn mơ nghĩa nặng ươm ngày tháng
Vọng giữ niềm tin khó thể dừng.

Thuận Đăng

30 tháng 8 2020

Về cảnh gió sương

<D.612><Thời Tiết-Khí Hậu>



VỀ CẢNH GIÓ SƯƠNG

Nhủ mộng khi cùng kết chữ thương
Dìu nhau dạm trải bước can trường
Vui vầy dạo khúc chuyền tâm giữ
Lãng mạn hong tình ngỏ ý vương
Kết nghĩa bền lâu dù ngoảnh mặt
Bồi duyên thắm đẹp dẫu chia đường
Da mồi hiện ảnh màn nhung khép
Hẹn cũng theo về cảnh gió sương.

Mai Thắng
200828

--------------------------------- 
★ Bài xướng của Như Thu
(Thương tặng chị Sông Thu)

ANH VỀ

Đêm nầy trăn trở khóc người thương!
Cứ nghĩ dìu nhau mọi nẻo đường
Kỷ niệm êm đềm đan sợi nhớ
Duyên hài chung thủy gợi hồn vương
Phòng côi dạ ngẫm tình son sắt
Dáng nhỏ niềm vây nỗi đoạn trường
Bỗng thấy anh về trong giấc điệp
Vui mừng tay níu giữa làn sương!

Như Thu
20/08/2020

---------------------------------
★ Bài họa của Phương Hà

TÌNH NGHĨA MỘT ĐỜI

Từ khi lòng chớm kết yêu thương
Ta đã bên nhau suốt quãng đường
Sáng đón chiều đưa, hồn mãi đắm
Đêm mơ ngày tưởng, dạ hoài vương
Một đời chung trải bao mưa nắng
Trọn kiếp cùng chia lắm gió sương
Từ buổi anh đi... sầu tử biệt
Nhòa mi, em khóc mỗi đêm trường.

Sông Thu
(24/08/2020)

Phố cũ chiều sương

<D.611><Thời Tiết-Khí Hậu>


PHỐ CŨ CHIỀU SƯƠNG

Phố cũ giăng trời phủ vạt sương
Chiều trôi lặng lẽ hút bên đường
Âm thầm ráng lịm miền ngây cảm
Lạnh lẽo mưa tràn lối nhỏ thương
Rảo tháng ngày qua trầm ngữ hận
Cài khung cửa khép chặt môi hường
Tâm chìm viễn tượng đầy khao khát
Dỗ giấc đêm dài trải mộng vương.

Mai Thắng
200827

---------------------------------
★ Bài xướng của Ngọc Liên

PHỐ CŨ CHIỀU SƯƠNG

Em về phố cũ một chiều sương
Tháp cổ buồn tênh lá ngập đường
Lặng lẽ mây sầu bên cõi nhớ
Âm thầm nắng ngủ giữa niềm thương
Tình trong kỷ niệm còn thơm ngát
Mộng của thời gian vẫn thắm hường
Mà giấc mơ đầu không trở lại
Nên lòng lữ thứ ngậm ngùi vương.

Ngọc Liên
25.08.20

Giữa khoảng xanh trời

<D.610><Cảnh Thiên Nhiên>

Quê nghèo vẫn thắm màu xanh
Tình quê vẫn ngấm hồn tranh mặn mà
Sen hồng bình thản trỗ hoa
Đời trăm vạn nẻo tình xa sẽ gần



GIỮA KHOẢNG XANH TRỜI

Nền xanh rực rỡ trải hương vời
Những đóa sen hồng mở cuộc chơi
Tạc dấu lung bàu phong nhã gởi
Tràn tia nắng lửa đãi bôi mời
Ong vờn thuận thảo tình quê hỡi
Bướm giỡn yêu kiều cảnh vật ơi
Cảm xúc bình yên lòng đã vợi
Chiều say gió nhẹ thoảng khung trời.

Mai Thắng
200819

----------------------------
★ Bài xướng - Thơ: Cà Phê Muối

NẮNG VÀ HOA.

Ngõ trải ngàn hoa thấy tuyệt vời
Mây lờ lững dạo góc vườn chơi
Phà hơi thuốc nhạt môi ngầm hỏi
Thử chén trà thơm miệng khẽ mời
Gió thoảng ngang vườn khua dậu hỡi
Hiên còn đợi bóng thả tình ơi
Bình minh đã xế ai sầu vợi
Nắng trễ ngoài sân đẹp khoảng trời.

Đinh Việt Phúc
14/08/2020 

Sắc thu

<D.609><Vần Thu Cảm>


SẮC THU

Khí lạnh triền cao phủ dãy mù
Mưa dầm rải mắc điệu buồn ru
Đìu hiu ngọn thác nguồn tuôn chảy
Lặng lẽ hàng thông dáng đổ cù
Dẫu tiếc thương còn say lửa hạ
Nên đành cảm luyến gợi hồn thu
Tìm bao mảnh vá đời nguyên vẹn
Dỗ bóng ngàn xa chẳng ngại … dù …

Mai Thắng
200815

----------------------------------
★ Bài xướng của Trần Ái Thủy

SẮC THU

Triền cao gió lộng phả sương mù
Lạnh vãi mưa phùn thổn thức ru
Bóng liễu vươn mình ôm Thủy tạ
Hàng thông ngửa mặt ngắm Đồi cù
Khơi nguồn suối nhỏ êm nồng giọng
Mượn dãy non vàng đỏ thắm thu
Cảnh sắc tình say Đà Lạt ngỡ...
Hồn vương kỷ niệm dẫu xa ... dù ...

Ai Thuy Tran
10/8/2020

25 tháng 8 2020

Chờ trỗi nhịp ca

<D.608><Giao Tiếp> 


CHỜ TRỖI NHỊP CA

Việc đã lâu dần phải bước qua
Cần không ám thị nhiễu thân già
Luôn cầu mộng đến bên tình dở
Mải đợi mơ bày những ước xa
Vũ trụ muôn trùng khuây khỏa nét*
Thời gian vạn khắc quẩn quanh nhà
Khi mùa khẽ chuyển vòng thiên mệnh
Có thể lên đường trỗi nhịp ca.

Mai Thắng
200809

--------------------------
★ Bài xướng của Đinh Hoàng Nhân

TÌNH TRỞ LẠI

Trăm ngày rối việc cũng dần qua
Rảnh rỗi đùa vui sướng phận già
Nghĩa đẹp muôn đời không cách trở
Duyên lành vạn kiếp chẳng lìa xa
Ghìm bao chữ khổ êm lầu cát
Dẹp những lời đau ấm cửa nhà
Bước thẳng trên đường ta đã chọn
Tay cùng giữ chặt hát tình ca

Đinh Hoàng Nhân
(Nhóm 4T)

Về thăm “Góc nhỏ …”

<D.607><Góc Xướng Họa>



* Nhân 1 năm ngày mất của Cao Linh Tử (04/08/2019). "Góc nhỏ thâm tình" là nhà và nơi xướng họa tâm tình thơ văn cùng CLT

VỀ THĂM “GÓC NHỎ … “

Đã một năm rồi nẻo cách xa
Vào thăm chốn cũ vượng hiên nhà
Sân vườn lặng lẽ giàn cây kiểng
Mái sảnh an nhàn những nụ hoa
Chuyển bước hồn thơ về điện dưỡng
Bày quy chánh đạo hưởng thiên hòa
Con thuyền bát nhã miền quang rạng
“Góc nhỏ thâm tình” khẽ vạch qua.

Mai Thắng
200804

---------------------
★ Các bài họa trên Facebook

1. NHỚ NHÀ THƠ CAO LINH TỬ
nđt

Anh giờ cõi thượng tít mù xa
Giữ lại lòng tôi chút cảnh nhà
Cỗng nhỏ im lìm trông dáng bạn
Sen gầy lặng lẽ nở cành hoa
Gieo vần mãi chuộng từ trong sáng
Bỏ chữ hoài tuông ý thiện hòa
Bữa trước thơ mình ôn kỷ niệm
Quê nghèo lối cỏ dạn dày qua !

Lâm Mỹ Thuận.04/08/2020.
(Họa thơ Mai Thắng)

------------------------ 

2. NHỚ ANH CAO LINH TỬ

Hồi tưởng một mùa vui bỗng xa.
Người đi lan huệ héo sân nhà.
Im lìm cảnh cũ nào đâu bóng.
Lác đác vườn xưa đây đó hoa.
Tri kỹ bao người trang xướng hoạ.
Thời gian mấy đỗi dịp giao hoà.
Tiếc thương mãn kiểp đời không toại.
Cầu nguyện luân hồi sớm đổi qua!

Nguyễn Thị Trọng

------------------------------
★ Bài cảm tác của Xuân Phương

THĂM VIẾNG THÀY CAO

Hôm nay em lại đến thăm thày
Xúc động bùi ngùi mắt lại cay
Di ảnh không mờ đâu phải đổi
Ý thơ vẫn đẹp chẳng hề thay
Lung linh một ánh hào quang rọi
Ảm đạm mấy làn khói nhang bay
Nơi đó trên trời linh có thấy
Đường thi viết tiếp ở nơi này

Xuân Phương
4-8-2020

---------------------
★ Các bài họa của Vườn Thơ Thẩn



1. HỌA VẬN

Anh về đâu tá ?, một năm xa
Nhớ bạn hiền xưa, trở lại nhà
Mai Thắng, cõi trần thăm mộ bạn
Cao Linh Tử bửu tọa sen hoa
Hồn thơ Cao Lãnh còn vang bóng
Đại Đạo Tam Kỳ vẫn thuận hòa
Một kiếp phù sinh, chiều ảm đạm
Con Thuyền Bát Nhã sớm băng qua...

Mai Xuân Thanh
Ngày 03/08/2020


2. NHỚ CAO LINH TỬ

Thời gian thắm thoát tưởng chưa xa
Mới đó một năm vắng bạn nhà
Cao Lãnh chia tay sầu vạn lý
Vĩnh Long họp mặt nở trăm hoa
Trước Lâm chơn chất trông nho nhã
Linh Tử hiền tài tính thiện hòa
Xướng họa còn lưu người vắng bóng
Nhớ hoài tình bạn những ngày qua!

Đỗ Chiêu Đức
Hè 2020


3. NHỚ CAO LINH TỬ

Nhớ ngày Linh Tử bạn rời xa
Để lại buồn đau cả Blog nhà
Bản tánh thiện lương giàu thiện ý
Thơ Anh như gấm đẹp như hoa
Tìm về chốn lạc năm vừa trọn
Thân hữu luyến thương vận hết hòa
Kỷ niệm biết bao còn đọng mãi
Làm sao kéo lại tháng ngày qua.

Quên Đi


4. THƯƠNG NHỚ BẠN THƠ CLT

Mới đó một năm đã trải qua
Từ ngày tin bạn bỏ quê nhà
Vùng trời rong ruổi đà im vắng
Cõi thế rụng rời phải biệt xa
“Thơ thẩn vườn thi” còn ướm nụ
“Long Hồ, Linh Tử” vẫn đơm hoa
Giúp người nghèo khó tình nhân ái
Thân thiện, hiền tâm tính thuận hoà

songquang
20200804


5. TƯỞNG NIỆM CỐ THI SĨ CAO LINH TỬ

Tưởng là gần lắm, hoá ra xa
Tận cuối chân mây, có mái nhà
Người đã một năm trời cách mặt
Thơ còn vạn thủa ý thăng hoa
Hương sen Cao Lãnh luôn thơm ngát
Tình tự quê hương vẫn thái hoà
" Thơ Thẩn Vườn" tình, Linh Tử biệt
Kim bằng bái tạ tháng ngày qua ...

Hawthorne 4 - 8 - 2020
CAO MỴ NHÂN 

03 tháng 8 2020

X91. Hòn Vọng Phu

<D.606~Thiên Nhiên Cảnh Vật> 


HÒN VỌNG PHU

Trơ hằn mãi tạc dáng hoài trông
Hiện vóc người thương cảnh ẵm bồng
Nắng tỏa đìu hiu thời vãn hạ
Sương dầm lặng lẽ buổi đầu đông
Chìm trong khói mịt hương tình cũ
Tưởng giữa ngàn xa vó ngựa hồng
Vẫn xạc xào rơi từng lá nhỏ
Âu nghiền cảm thấu nỗi đời không?

Mai Thắng
200714

--------------------------
★ Bài xướng

CHUYỆN XƯA

Ải vắng chồng đi, vợ mãi trông
Chiều êm, lặng lẽ với tay bồng
Tình xưa...vẫn nhớ lời minh thệ
Nghĩa nặng...đành quên thuở má hồng
Ngõ nhỏ, đêm dài thêm cuối hạ
Đồi cao, bão lạnh suốt tàn đông
Cùng con hóa thạch ngàn năm lẻ
Tích cũ còn ghi chuyện tủi lòng!

Thy Lệ Trang

--------------------------
★ Các bài họa
--------------------------

1. HÒN VỌNG PHU

Chàng xuôi vạn lý, kẻ hoài trông
Đỉnh vợi ngàn năm nhẫn dáng bồng
Dẫu phải dầm mưa ròng tháng hạ
Không sờn chấp lạnh cả mùa đông
Ngày đêm vẫn vẹn câu vàng đá
Nắng lửa tàn phai phận liễu hồng
Cảm nỗi Trời cho nàng hóa tượng
Trần gian tích cũ động muôn lòng

CAO BỒI GIÀ
11-07-2020

--------------------

2. ÔM CON HÓA ĐÁ

Tiễn biệt chàng đi thiếp ở, trông...
Cùng con bé bỏng cũng theo bồng
Tình yêu thoạt nở đà thua thắm
Chỉ tía vừa se đã nhạt hồng
Lạc lõng, tiêu điều nơi núi lạ
Bơ phờ lạnh lẽo chốn phòng đông
Mong chàng vạn thuở thân thành đá
Nhỏ lệ ngàn thu, thấu nỗi lòng...

Thanh Hoà

--------------------------

3. HÒN VỌNG PHU

Ngàn năm dõi mắt mỏi mòn trông
Tuyết đổ, mưa bào đã triệu đông
Trĩu nhớ chồng xa, hoài vọng tưởng
Ngùi thương trẻ dại, mãi ôm bồng
Người xưa hẳn đã vùi sương lạnh
Tích cũ nào phai nhạt vẻ hồng
Đẹp mãi lòng trinh ngời sử sách
Tình chung sỏi đá cũng ghi lòng

Sông Thu
(12/07/2020)

--------------------------

4. HÒN VỌNG PHU

Chàng đi tự ấy mỏi mòn trông
Chạnh nỗi niềm đau trẻ bế bồng
Lặng lẽ mây chiều vương sắc đỏ
U hoài mắt lệ đẫm môi hồng
Không sờn sấm động sầu mưa bão
Chẳng nệ đêm về não gió đông
Tuyết phủ vùi thân người mãi vọng
Nghìn thu tích cũ cảm thương lòng!

Mailoc

-------------------------------------
★ Các bài họa trên facebook
-------------------------------------

1. VỌNG PHU

Lặng lẽ bao ngày cảnh đứng trông
Dầm mưa dãi nắng tận non bồng
Muôn đời lạnh lẽo thương hồn trống
Những buổi âm thầm oán chợ đông
Bởi nghĩa luôn tròn hôm gió lộng
Mà đêm sóng cuộn giữ tâm hồng
Xuân còn mãi đợi ai về cổng
Đá tạc lên người hỏi biết không?

Trần Hằng Nga

-------------------------

2. CẢNH VỌNG PHU SẦU

Đã vạn năm dài mỏi mắt trông
Hoành sơn mẫu tử thế tiên bồng
Âm thầm dõi cả ngày mưa hạ
Lặng lẽ ôm hoài Buổi gió đông
Vó ngựa nào phi về nẻo cũ
Vừng dương ấy đợi tỏa tia hồng
Thương chồng thấy tủi cùng con dại
Cảnh vọng phu sầu nghĩ thấu không …?

28/07/2020 – H V
Nguyễn Mạnh Tiến

--------------------------

3. HÒN VỌNG PHU

Vách thẳm non ngàn nỗi vọng trông
Dầm mưa dãi nắng cảnh tay bồng
Mong ngày thổn thức sầu oi hạ
Dỗi buổi mơ màng nhớ lạnh đông
Ngõ quạnh thờ ơ màu cỏ biếc
Đường xa lặng lẽ áng mây hồng
Thương người thiếu phụ trung trinh hỡi!
Gió trải sương vờn rũ mộng không?

Ai Thuy Tran
28/7/2020.

--------------------------

4. MONG CHỜ

Ở giữa non đầu đứng lặng trông
Hình dung thục nữ với con bồng
Đang chờ mỏi mắt trong chiều Hạ
Mãi đợi se lòng cuối buổi Đông
Vật vã trên ngàn mây phủ trắng
Sầu tư lũng quạnh tuyết pha hồng
Năm dài tháng tận nào đâu quản
Phải đến muôn đời dạ cũng không!

Ngọc Ánh Nguoideplongyen
28/07/2020

--------------------------

5. NHẪN NẠI

N.M.H-2204

Mẹ dưỡng con hiền hiếu thảo trông
Thành ra tượng đá vững tay bồng
Mưa rào đứng chững qua mùa hạ
Gió bụi kiên trì sưởi giữa đông
Tất phải duyên tình đâu chịu sẫm
Cùng nhau số phận chẳng tô hồng
Mong chờ nhẫn nại trường sinh tỏ
Bảo vệ non ngàn quyến rũ không

28-07-2020 N.M.H
Nguyễn Mạnh Hoàng

--------------------------

6. NGHẸN LÒNG

Quên mùa vẫn cố đợi và trông
Để mẹ hằng nom nách ẵm bồng
Dỗi gợn mây vàng thăm thẳm núi
Căm luồng gió lạnh hững hờ đông
Ngàn cơn bĩ cực neo hồn đắng
Vạn ngã trần ai phủi ái nồng
Ngẫm đá trơ mòn gieo cảnh mộng
Muôn đời chửa thấy nghẹn lòng không .

Đặng Thuận

--------------------------

7. LINH HỒN TƯỢNG ĐÁ

Góc bể chân trời quặn nỗi trông
Người ơi! đã thỏa chí tang bồng
Phơi niềm cách trở âm thầm Hạ
Ẩn bến tao phùng lạnh lẽo Đông
Muối mặn gừng cay tròn nẻo cũ
Tình quen nghĩa lạ chéo tơ hồng
Linh hồn tượng đá không sầu tủi
Vọng đến bao giờ hỏi bõ không?

Hong Mai

--------------------------

8. NỖI NIỀM

Xa trường vắng lặng mỗi mình trông
Đứa nhỏ nhìn theo nghĩa nặng bồng
Dõi ánh trăng vàng đêm tỏ mộng
Xem làn gió dịu lửa bừng Đông
Ngày qua tháng tủi ươm hồn cũ
Tuổi ngóng tình chan dệt bữa hồng
Khóc những niềm riêng hờn kỷ niệm
Ơi Chàng có hiểu nỗi lòng không

Hường Xưa

--------------------------

9. MỘT THOÁNG HÒN VỌNG PHU

Bao mùa lệ chảy đắng lòng trông
Giọt mãi dài theo dáng nhỏ bồng
Chốn cũ đang mờ quanh buổi hạ
Vai gầy dẫu ấm cảnh chiều đông
Vì thương vạn thuở gìn tâm sáng
Bởi hết ngàn năm giữ phận hồng
Cũng tạc nên người muôn kiếp ở
Lưng trời gửi bóng não nề không.

VanThoVu_
30/07/2020

--------------------------

10. CÓ RÕ KHÔNG

Bởi vợ xa chồng mới dõi trông
Từ hôm thiếp đã ẳm con bồng
Năm dài chẳng thấy người trong mộng
Tháng rộng không nhìn kẻ giữa đông
Mãi vọng nhưng nào đâu thể sống
Hoài mơ hỏi dễ được duyên hồng
Lâu ngày hóa thạch hồn tan rỗng
Ở tận chân trời có rõ không?

1/8/2020 -
Hữu Long

02 tháng 8 2020

Niềm vui bé nhỏ

<D.605><Cảm Xúc>



NIỀM VUI NHỎ BÉ

Còn chi khắc khoải gợi tay mềm
Vướng cảnh thu buồn ngỡ vị nêm
Lá đổ âu sầu không đợi giữ
Ngày trôi lặng lẽ chẳng mong kềm
Xoay vần số phận tìm phương rỗi
Khuấy động con đường thảo chữ êm
Ngõ mộng ưng gì tơ tưởng nốt
Niềm vui nhỏ bé tạo bên thềm.

Mai Thắng – 190802

------------------------

★ Bài xướng của Thạch Hãn (Lê Cảnh Tiến)

TÌNH & TIỀN

Chết bởi vành môi lẫn ngực mềm
Đau vì nợ vướng cảnh sầu nêm
Màn tơ óng ả chờ đêm rụng
Ngõ mộng vàng hoe để khói kềm
Cuộc lữ xoay vần thân chẳng ấm
Canh đời đảo lộn xác nào êm
Ngày vui bỗng chốc rời hiên cửa
Trả lại quầng đen rã cuối thềm ./.

LCT 30/07/2019
(Đại vận)

Niềm Mơ Ước

<D.604~Thơ Vui>



NIỀM MƠ ƯỚC

Đơn thuần giản tiện mới là hay
Chỉ ước nhà xinh đặng cỡ này
Một ả nhìn mê thời dưỡng phúc
Hai hình quyện chắc khỏi cầu may
Hoàng hôn tĩnh lặng bên triền núi
Cảnh vật bình yên giữa tháng ngày
Cuộc sống êm đềm không diễm ảo
Vui cùng chén rượu đã đời say.

Mai Thắng
200722

-------------------

★ Bài xướng của Kim Trần

DỄ GÌ

Ước cái nhà xinh chỉ cỡ này
Thêm vài vợ đẹp nữa là hay
Thề không léng phéng điêu mù tiệt
Hứa chẳng lằng nhằng láo chết ngay
Thoải mái tìm tòi nghiên cứu sự
Đềm êm ẩn dật lãng quên ngày
Thu đông hạ chuyển xuân nhàn nhã
Rượu ngọt tay ngà chuốc mấy say,

Kim Trần 21/07/20 

23 tháng 7 2020

Dựa lối ngàn mây

<D.603><Cảnh Thiên Nhiên>


DỰA LỐI NGÀN MÂY

Hay mình thử dựa lối ngàn mây
Ngắm chuỗi hoàng hôn rọi ảnh đầy
Nhã nhặn đưa mời âm hưởng dấy
An bình mở chuộng tiếng đàn vây
Vùng quê ẩn náu triền miên sậy
Mảnh đất dầm chan nhão nhện lầy
Mộng dõi thay đồng kho thóc mẩy
Con đường rợp bóng những hàng cây.

Mai Thắng – 200722

---------------------------
★ Bài xướng của Trần Hằng Nga
(Bvđâ, lưu thủy)

TỰ BẠCH

Vẫn hiểu thân mình tựa bóng mây
Dòng kia chửa ngọt sẽ căng đầy
Câu hòa nhã nhạc ngàn câu chảy
Tiếng đổ cung đàn vạn tiếng vây
Đã ước nhân tìm gom hạt mẩy
Đừng quên bước hụt cảnh sa lầy
Trần gian gió cuộn lòng đâu gãy
Nghĩa thẳng tâm bền một dáng cây

21/06/2020
Hằng Nga Trần

Thời hậu dịch

<D.602~Mùa Dịch>



THỜI HẬU DỊCH

Nhiều suy nghĩ lắm lại thêm sầu
Dịch đã xoay vòng chả tránh đâu
Vẫn cảm hoàng kinh lời cáo thị
Còn nghe ớn lạnh chuỗi thun đầu
Bao miền khổ nhọc cam lòn lách
Mấy hãng kiêu hùng phải dẹp câu
Thiểu não gồng gân mà ráng chịu
Chờ ân phép nhiệm thả thiêng mầu.

Mai Thắng
200720

-------------------------
★ Bài xướng của Quên Đi

BIẾT SAO ĐÂY

Chẳng biết làm sao để giải sầu
Đi thời chả biết phải đi đâu
Siêu vi Vũ Hán vừa im tiếng
Tiết hạ mưa giông lại bắt đầu
Cũng muốn đề thơ cùng góp vận
Nhưng mà ý cạn khó thành câu
Mượn men say khước thì không thể
Chẳng biết làm sao để giải sầu.

Quên Đi

601 ~ Những ngày giông bão



NHỮNG NGÀY GIÔNG BÃO

Để gió giông cuồng tự duỗi đưa
Miền quê lũ lụt cuốn dư thừa
Kinh hồn xác gỗ ngang tàng cửa
Nhiễu chuyện khung trời xối xả mưa
Họa dẫn khôn lường đâu thải mứa
Thường mong nhẹ chế đủ thay vừa
Thương đời khốn khổ còn đeo nữa
Hết cảnh điêu tàn? Chạnh … vẫn chưa!

Mai Thắng – 200720

------------------------------
★ Bài xướng của Nguyễn Mạnh Hoàng

LY SẦU

N.M.H-2169
(nđt, ltvt, ntvv, bvđâ)


Ly sầu tiễn biệt chuyến đò đưa
Lệ chảy thành sông ngã nước thừa
Bão lụt ê chề thương hẩm dứa
Giông tràn dã dượi nhớ buồn mưa
Thường xuyên ngưỡng vọng đời vui nửa
Nhấp nhỏm cầu mong cõi dại vừa
Thảm họa chia lìa tê tái nữa
Đau hờn lũ cuốn tủi trời chưa

04-06-2020 N.M.H

Tự Vấn Hồn Thơ

<D.600~Xã Hội> 



TỰ VẤN HỒN THƠ

Nhiều khi tự vấn nhủ riêng mình
Tạo cảm thông cùng sẽ thấy xinh
Lũ bướm vờn hoa chào cảnh tịnh
Loài ong hút mật phổ tâm bình
Chân thành diễn tấu đâu vờ phỉnh
Chính trực phô bàn chẳng rẽ khinh
Tưởng gật gù xem đường vẽ tính
Hồn thơ thực chất mãi lưu tình.

Mai Thắng
200720

------------------------------
★ Bài xướng của Vũ Văn Thơ

HÃY HIỂU NHÉ

Hãy hiểu lòng nhau nhé bạn mình
Duyên này đã quyết dệt giòn xinh
Nào như lũ bướm hoài mong nịnh
Chẳng giống loài ong mãi lục rình
Khắc vẹn câu thề nghe chữ phỉnh
Tô bừa tiếng hẹn ngỡ người khinh
Mà muôn trắc trở nhưng bình tĩnh
Lựa những lời hay_sưởi thắm tình

VanThoVu
07/07/2020

18 tháng 7 2020

Con Chữ Đường Thi

<D.599~Thơ Vui> 



CON CHỮ ĐƯỜNG THI

M- Em mãi yên ngồi chẳng tỉ tê -T
N- Anh vừa dọ dẫm bước bờ đê -Đ
Y- Y lòng điểm hẹn say giò ếch -S
F- Ép bụng câu mời thỏa máu dê -D
H- Hát dạo trên đường mơ tiện ích -X
K- Ca cầm dưới ruộng diễn vân vê -V
R- Rờ lưng cảm lạnh tay mờ ớ -Â
Z- Zách chẩu* men bùng sẽ thích ghê -G

Mai Thắng
200717

* Zách chẩu: tiếng China nghĩa là 1 ly rượu.

Cảnh Sống Ruộng Đồng

<D.598~Tình Quê> 



CẢNH SỐNG RUỘNG ĐỒNG

Đồng xưa thửa ruộng đã siêng cời
Những hạt gieo mùa ủ nắng phơi
Bỏng mặt trầy da gìn giữ đất
Oằn lưng ép dạ đuổi đeo trời
Hương ngào nóng lạnh tình luôn dỗ
Vị ngấm cay nồng nghĩa chẳng lơi
Nhắn nhủ cùng vui hòa xã hội
Bền tâm sống đẹp cảm yêu đời.

Mai Thắng
200718

---------------------
★ Bài xướng của Hồng Mai
(Nđt; Ltt, ntv)

NHÀ NÔNG

Giữa Hạ đồng quê nắng lửa cời
Ai nghề ruộng rẫy cả ngày phơi
Vì duyên nhẵn mặt tình cho đất
Bởi nghĩa còng lưng ái mặc trời
Cạnh thiếp năm cày đâu bữa lủi
Bên chàng vụ cấy chẳng giờ lơi
Làm nông trắc ẩn cùng thôn dã
Sướng khổ nào than vãn sự đời

15/07/20
Hong Mai

17 tháng 7 2020

Ngẫm đời

<D.597><Tuổi Lão> 



NGẪM ĐỜI

Vó ngựa như chừng hoãn sải bon
Hoàng hôn lạnh phủ lối xưa mòn
Duyên hồ hải nhuộm phai màu tóc
Chuỗi bể dâu hằn nhạt dấu son
Phổ khúc ca trù thương hạ vãn
Hòa câu tưởng niệm níu xuân còn
An bình gối mộng say trời biển
Dõi ánh trăng ngà tạc đỉnh non

Mai Thắng
200715

★ Bài xướng của FB Nguyễn Ngọc Nghi

NGẠO ĐỜI

Ta về bóng ngựa nản chân bon
Cỏ trắng sương giăng những lối mòn
Tuyết đẫm vừa pha màu tóc bạc
Năm dài chẳng thẹn tấm lòng son
Cười mai mỉa kiếp cành xuân đổi
Khép ngại ngùng môi chén rượu còn
Quẩy túi thơ sầu ngang bốn bể
Đêm tàn ngạo với mảnh trăng non.

CBMV: chấp bút 8/10/2017
(FB Nguyễn Ngọc Nghi)

X90. Nhẩm Rượu Cài Mơ

<D.596~Rượu Trà> 



NHẨM RƯỢU CÀI MƠ

Hễ rượu vào say cứ nhẩm hề
Cho dù bối cảnh dạo xàng xê
Tình thơ diễn gọi men trầm lắng
Ý tưởng giằng co ngõ hẹn về
Lặng lẽ vầng trăng cài ánh cảm
Âm thầm tiếng nhạc trỗi hồn mê
Màu hoa vẫn sáng đêm huyền hoặc
Chỉ những niềm mơ nhạt ước thề.

Mai Thắng
200715
------------------------------
★ Bài xướng của Cao Bồi Già

TỬU CA

Nghêu ngao, chuếnh choáng tửu ca hề…
Phách đệm, đàn cầm nhịp cống xê
Người cảm, người buồn lời khắc khoải
Nguyệt say, nguyệt lặng ánh đê mê
Vọng lai mật ngọt dầm mơ vói
Sầu khứ men cay thấm gợi về
Gã gió lao xao tuồng hát họa
Giật mình dứt hội, tiếng …gà te!

CAO BỒI GIÀ

-------------------
★ Các bài họa khác

1. SAY

Loạng choạng ngất ngư tựa chú hề
Dường như lạc lối bước xàng xê
Lời ca điệu nhạc cho lòng đắm
Tiếng hát cung đàn khiến dạ mê
Mượn rượu giải sầu xua nạn khứ
Nhờ men quên khổ gọi mơ về
Đêm tàn nguyệt lặn nghe hồn đắng…
Xao xác gà bên đã gáy te !

Thanh Hoà

-------------------

2. TUÝ THƠ

Bút vung tay vẩy nhả thơ hề
Kệ luật thây vần có xịch xê
Quơ chữ hốt câu người tựa xĩn
Rượt vần đuổi vận tướng như mê
Nhìn trời ngúc ngoắc xua trăng chạy
Ngắm đất ngo ngoe kéo gió về
Bỗng tiếng Alarm nơi bếp... ré!
Tỉnh hồn, bài họa đã ... tua te!

Phương Hoa
July 3rd 2020

16 tháng 7 2020

Tuổi hạc

<D.595><Cảnh Quê> 



TUỔI HẠC

Bên trời cánh sải hạc về đâu
Những hạt mù sương phủ mái đầu
Nắn thử chùm cơ chùng bện nhão
Xoa dần khuỷu gối rệu luồn sâu
Màng tai đáp trả âm cường điệu
Lõm mắt làm quen ảnh nhạt mầu
Quãng bể dâu dài niên thất thập
Thu nhìn lá đổ lạnh mùa ngâu.

Mai Thắng
200701

----------------------
★ Bài họa của Hồng Phượng

TUỔI HẠC

Tuổi hạc lâu rày ở tận đâu
Bây chừ tuyết trắng phủ trên đầu
Ra vào mỏi khớp chân tay oải
Đọc thấy mù hình hốc mắt sâu
Cố vẽ đường đời hoa ngũ sắc
Gượng cười cõi tạm tranh muôn màu
Ôi chao thấm thoát mà nhanh thế
Thất thập qua rồi khiến dạ sầu!

Hồng Phượng

Leo núi

<D.594><Tuổi Lão> 



LEO NÚI

Tập tễnh mà xem sức thử trèo
Non ngàn đất hiểm tự lòng leo
Đường oi ả bước tầm hương lạ
Lá khẽ khàng rơi thoảng điệu vèo
Tản mạn hồn say triền quyến rũ
Mơ màng điểm hẹn gió hòa reo
Gần xa khói quyện bay bình thản
Những vạt hoàng hôn đổ xuống đèo.

Mai Thắng
200606

-------------------
★ Bài xướng của Cao Bồi Già

SƠN DU

Nhàn du thử sức mạnh chân trèo
Cảnh vĩ, non hùng giục hứng leo
Lũng thẳm rừng vây, chừng phách lạc
Đồi cao mắt thả, giật mình teo
Là bay nghịch gió, mây chiều tỏa
Mãi đổ xuôi dòng, nhạc thác reo
Lãng thỏa yên hà thơ gợi hứng…
Hoàng hôn rượu ẩm quán bên đèo…

CAO BỒI GIÀ
03-06-2020

----------------------
★ Các bài họa

1. TIÊN ĐỘNG

Cẳng chân yếu xiệu vẫn ham trèo
Tiên động um tùm thích chẳng teo.
Hang hốc mịt mờ sương đêm rỉ
Suối nguồn trong trẻo nhạc lòng reo.
Những khi âu yếm trông vời nguyệt
Bao thuở mê say lặng ngắm đèo.
Hoàng hạc giờ đây buồn cánh mỏi
Núi đồi thay đổi ngại không leo.

MaiLoc
6-4-2020