1.2. Khái niệm về ngữ âm học
Ngữ âm học (Phonectics) là một chuyên ngành ngôn ngữ học nghiên cứu tiếng nói con người. Tiếng nói con người là một loại âm thanh ngôn ngữ do bộ máy phát âm của con người tạo ra. Mỗi cộng đồng có một tiếng nói riêng, tiếng nói của người Việt Nam là tiếng Việt;
Tiếng Việt là toàn bộ các câu nói bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, không biến hình và có thanh điệu;
Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên ngành ngữ âm học, đơn vị ngữ âm của Tiếng Việt là tiếng hay từ thể hiện dưới dạng âm tiết. Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói;
Âm tiết gồm nhiều thành tố, cấu trúc theo các tính năng riêng biệt để hình thành các vần thơ, tính vần điệu của bài thơ;
Phần diễn giải cách trình bày có liên quan đến âm tiết sẽ dùng phiên âm quốc tế IPA đặt trong ký hiệu /…/, khi cần giải thích cho rõ thêm sẽ dùng thêm chữ viết tiếng Việt, có thể đặt trong ký hiệu […]
★★★
2. ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT Âm tiết
(syllable) tiếng Việt có 5 thành tố
(component): 1) âm đầu, 2) âm đệm, 3) âm chính, 4) âm cuối, 5) thanh điệu;
2.1. Âm đầu (initial sound)
Âm đầu là âm đứng đầu âm tiết và bao giờ cũng là phụ
âm (consonant) nên còn gọi là phụ âm đầu; Phụ âm đầu hình thành theo 2 yếu tố cấu âm: a) theo phương thức cấu âm: chia thành các nhóm đối lập tắt/xát, ồn/vang, hữu thanh/vô thanh; b) theo vị trí cấu âm: chia thành các nhóm phụ âm môi, phụ âm lưỡi: đầu lưỡi, mặt lưỡi, cuống lưỡi và phụ âm họng; Âm đầu của âm tiết tiếng Việt
hiện nay có số lượng là 21, và 1 phụ âm câm, không có chữ viết, gồm các âm như
sau:
1. âm /b/, chữ viết [b], ví
dụ: bửu bối,
2. âm /m/, chữ viết [m], ví
dụ: may mắn,
3. âm /f/, chữ viết [ph],
ví dụ: phương pháp,
4. âm /v/, chữ viết [v], ví
dụ: vui vẻ,
5. âm /t/, chữ viết [t], ví
dụ: tư tưởng,
6. âm /t’/, chữ viết [th],
ví dụ: thơm tho,
7. âm /d/, chữ viết [đ], ví
dụ: đông đúc,
8. âm /n/, chữ viết [n], ví
dụ: non nước,
9. âm /z/, chữ viết [d, gi],
ví dụ: dành giật,
10. âm /ʐ,/, chữ viết [r],
ví dụ rành rẽ,
11. âm /s/, chữ viết [x],
ví dụ: xong xuôi,
12. âm /ş/, chữ viết [s],
ví dụ: sung sướng,
13. âm /c/, chữ viết [ch],
ví dụ: chuyên chế,
14. âm /ʈ/, chữ viết [tr],
ví dụ: trớ trêu,
15. âm /ɲ/, chữ viết [nh],
ví dụ: nho nhã,
16. âm /l/, chữ viết [l],
ví dụ: lặng lẽ,
17. âm /k/, chữ viết [c, k,
q], ví dụ: quá cao kều,
18. âm /χ/, chữ viết [kh],
ví dụ: không khí,
19. âm /ŋ/, chữ viết [ng,
ngh], ví dụ: ngốc nghếch,
20. âm /ɣ/, chữ viết [g,
gh], ví dụ: gập ghềnh,
21. âm /h/, chữ viết [h],
ví dụ: hiền hậu,
22. âm câm /?/, không có
chữ viết, ví dụ: yên ổn.
2.2. Âm đệm (medial sound)
Âm đệm là âm xuất
hiện giữa âm đầu và âm chính, là một bán âm
(semi wovel) có cấu tạo như nguyên âm /u/ nhưng chỉ có chức năng tu chỉnh chứ
không tạo nên âm sắc của âm tiết. Nói cách khác,
âm đệm là
một hiện tượng tròn môi của phụ âm đầu hoặc tổ hợp âm chính và âm cuối;
Tiếng Việt
có duy nhất 1 âm đệm /w/ chữ viết ghi là [u]
hay [o], thường xuất
hiện hạn chế trong một số từ tiếng
Việt;
2.3. Âm chính (nuclear sound) Âm chính là âm làm
trung tâm của âm tiết và bao giờ cũng là nguyên âm (wovel), là
thành phần không thể thiếu của âm tiết; Âm chính của âm tiết
tiếng
Việt có 11 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi và phân làm 3 nhóm nguyên âm (nhóm NA):
a) Nhóm NA1, là
nhóm NA hàng trước không tròn môi, có 3 nguyên âm đơn /i, e, ɛ/, chữ viết [i, ê, e] và 1 nguyên âm đôi /ie/, chữ viết [ia-iê, ya-yê];
b) Nhóm NA2: là
nhóm NA hàng sau tròn môi, có 3 nguyên âm đơn /u, o,
ɔ/, chữ viết [u, ô, o] và 1 nguyên âm đôi
/uo/, chữ viết [ua-uô];
c) Nhóm NA3: là nhóm NA hàng sau
không tròn môi, có 5 nguyên âm đơn /ɨ, ə, ə̆, a, ă/, chữ viết [ư, ơ, â, a, ă] và 1 nguyên âm đôi /ɨə/, chữ viết [ưa-ươ]. Trong đó, 2 nguyên âm đơn /ə̆, ă/ là thể ngắn của /ə, a/, và ký hiệu /ə-ə̆/, /a-ă/ là ghi chung cho trường hợp dài ngắn của các âm này.
2.4. Âm cuối (final sound)
Âm cuối là âm đứng
cuối vần, cuối âm tiết;
Âm cuối của âm tiết tiếng
Việt có số lượng là 8, chia thành 2 nhóm: - Nhóm BAC: là nhóm có 2 bán âm /j,
w/, chữ viết [i-y, o-u]; - Nhóm PAC: là nhóm có 6 phụ âm là /m, n, ŋ, p,
t, k/, chữ viết [m, n, ng-nh, p,
t, c-k]; - Ngoài ra, cũng
thường xuất hiện nhóm KAC: là nhóm không âm cuối;
Âm cuối của âm tiết tiếng
Việt có đặc tính mở khép cấu trúc âm tiết, nên
chia thành 4 kiểu âm tiết:
1) Âm tiết mở: kiểu các vần
cái không có âm cuối;
2) Âm tiết hơi mở: kiểu các
vần cái có âm cuối là 2 bán âm /j, w/;
3) Âm tiết hơi khép: kiểu các vần cái có âm cuối là 3 phụ âm /m, n, ŋ/;
4) Âm tiết khép: kiểu các vần cái có âm cuối là 3 phụ âm /p,
t, k/.
2.5. Thanh điệu (tone)
Thanh điệu là sự
nâng cao hay hạ thấp giọng nói trong âm tiết;
Thanh điệu thể hiện trên toàn
âm tiết bằng các dấu thanh: ngang “không
dấu“, sắc “/”, huyền “\”, nặng “.”, hỏi “?”, ngã”~” đặt ngay trên âm chính chữ viết (trừ một số ngoại lệ có quy định khác, hoặc là thanh ngang
không thể hiện dấu thanh, hoặc là thanh nặng đặt dưới âm chính);
Thanh điệu có 6 dấu thanh,
chia thành 2 loại: - Thanh bằng, là các thanh
điệu mang dấu thanh ngang, huyền; - Thanh trắc, là các thanh điệu mang
dấu thanh sắc, nặng, ngã, hỏi;
3. CẤU TRÚC ÂM TIẾT
3.1. Cấu trúc vần, vần cái
Ở dạng đầy đủ nhất, âm tiết tiếng Việt có 3 bộ phận cấu trúc: phụ âm đầu,
vần, thanh điệu, kết hợp theo sơ đồ sau đây:
Âm
đầu
|
VẦN
|
Thanh
điệu
|
Âm đệm
|
Âm chính
|
Âm cuối
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
Bộ phận phụ âm đầu do thành tố âm đầu đảm nhiệm, bộ phận thanh điệu do thành tố thanh điệu đảm nhiệm, riêng bộ phận vần là một tổ hợp 3 thành tố: âm đệm, âm chính và âm cuối;
Vì âm đệm chỉ có chức năng tu chỉnh âm sắc để tạo ra hiện tượng tròn môi của phụ âm đầu hoặc của tổ hợp âm chính và âm cuối, nên tổ hợp âm chính và âm cuối được coi là thành phần cốt lõi của bộ phận vần và được gọi là vần cái (tiếng Hán Việt gọi là vận căn).
3.2. Bảng vần cái
Bảng vần cái được minh họa theo hình thức: - âm chính xếp theo số
mã hàng, chia thành 3 nhóm nguyên âm NA1, NA2 và NA3; - âm cuối xếp theo số
mã cột, chia thành 3 nhóm âm cuối KAC, BAC và PAC; - mỗi ô (cell) gọi là một ô vần cái gồm 1 âm
chính và 1 âm cuối, trừ nhóm KAC chỉ có âm chính mà không có âm cuối. Tất cả được trình bày theo sơ đồ dưới đây:
Số mã
|
Âm IPA
|
Nhóm KAC
|
Nhóm BAC /j/ và /w/
|
Nhóm PAC /m, n, ŋ/ và /p, t, k/ |
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
1
|
/i/
|
i
|
|
iu
|
im
|
in
|
inh
|
ip
|
it
|
ich
|
2
|
/e/
|
ê
|
|
êu
|
êm
|
ên
|
ênh
|
êp
|
êt
|
êch
|
3
|
/ε/
|
e
|
|
eo
|
em
|
en
|
anh
|
ep
|
et
|
ach
|
4
|
/ie/
|
ia
|
|
iêu
|
iêm
|
iên
|
iêng
|
iêp
|
iêt
|
iêc
|
5
|
/u/
|
u
|
ui
|
|
um
|
un
|
ung
|
up
|
ut
|
uc
|
6
|
/o/
|
ô
|
ôi
|
|
ôm
|
ôn
|
ông
|
ôp
|
ôt
|
ôc
|
7
|
/ɔ/
|
o
|
oi
|
|
om
|
on
|
ong
|
op
|
ot
|
oc
|
8
|
/uô/
|
uô
|
uôi
|
|
uôm
|
uôn
|
uông
|
uôp
|
uôt
|
uôc
|
9
|
/ɨ/
|
ư
|
ưi
|
ưu
|
|
ưn
|
ưng
|
|
ưt
|
ưc
|
10
|
/ə/
|
ơ
|
ơi
|
ơu
|
ơm
|
ơn
|
|
ơp
|
ơt
|
|
11
|
/ə̆/
|
|
ây
|
âu
|
âm
|
ân
|
âng
|
âp
|
ât
|
âc
|
12
|
/a/
|
a
|
ai
|
ao
|
am
|
an
|
ang
|
ap
|
at
|
ac
|
13
|
/ă/
|
|
ay
|
au
|
ăm
|
ăn
|
ăng
|
ăp
|
ăt
|
ăc
|
14
|
/ɨə/
|
ươ
|
ươi
|
ươu
|
ươm
|
ươn
|
ương
|
ươp
|
ươt
|
ươc
|
3.3. Tương quan giữa các vần cái - Vần thơ giữ vai trò liên thông âm điệu đặc trưng của thể thơ, thể hiện nơi bộ vần là bộ khung cấu trúc của bài thơ do luật thơ quy định. Mối tương quan giữa 2 vần thơ chính là hệ quả so sánh sự giống nhau và khác nhau của hoặc là âm chính, hoặc là âm cuối tức là vần cái của 2 vần thơ đó;
- Khi so sánh 2 vần thơ cho kết quả:
1) âm chính giống nhau, âm cuối giống nhau, thì mối tương quan này gọi là tương quan chính vận hay vần chính;
2) âm chính khác nhau, âm cuối khác nhau, thì mối tương quan này gọi là tương quan lạc vận hay vần lạc;
3) âm chính giống nhau, âm cuối khác nhau, hoặc là âm chính khác nhau, âm cuối giống nhau, thì mối tương quan này gọi là tương quan thông vận hay vần thông;
- Khi so sánh 2 vần thơ về sự giống nhau hoặc khác nhau của âm chính hoặc âm cuối đó, đòi hỏi phải thỏa các điều kiện quy định cụ thể:
1) các âm giống nhau phải là các âm duy nhất;
2) các âm khác nhau phải là các âm cùng chung nhóm, hoặc là các âm tương ứng của 2 nhóm nguyên âm hàng sau thuộc nhóm NA2 và NA3.
3.4. Tính vần điệu của vần thơ Tính vần điệu của vần thơ được luật thơ quy định thành các loại vần:
- Vần chính được xem như các loại vần chuẩn mực của bài thơ;
- Vần thông có giá trị thấp hơn, nhưng có thể dùng thay cho vần chính;
- Vần lạc có giá trị thấp nhất, không ràng buộc, như là không phải vần.
- Hết -