Đề tài: NĂM HỢI nói chuyện TRƯ BÁT GIỚI
Đọc truyện Tây Du Ký, không ai là không biết đến Trư Bát Giới 豬八戒, nhân vật có cái đầu heo và mình mẩy phốp pháp ú lù như ... Trư Bát Giới ! Vốn dĩ là Thiên Bồng Nguyên Soái 天蓬元帥 ở trên trời, cai quản tám vạn thủy binh ở Thiên Hà, nhưng vì uống rượu say đi lạc vào cung Quảng Hàn, buông lời chọc ghẹo Hằng Nga nên mới bị Ngọc Hoàng Thượng Đế đày phải đầu thay xuống thế gian. Vốn tính hời hợt, lại đang buồn lòng, ù ù cạc cạc chui nhằm vào bụng của con heo nái đang chuyển dạ nên khi chào đời mới có cái hình dạng quái dị mình người mà đầu heo như thế !
Năm Hợi 亥 nói chuyện ... Trư Bát Giới là nói chuyện bao đồng quanh quẩn chung quanh cái con heo ham ăn ham ngủ mà háo sắc nầy để nghe chơi cho đở buồn khi trà dư tửu hậu.
Trư 豬 là Heo, thuộc bộ Thỉ 豕 cũng có nghĩa là Heo, Thỉ là một trong 214 bộ của CHỮ NHO ... DỄ HỌC, thuộc dạng chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết như sau :
Ta thấy từ Giáp Cốt Văn cho đến Đại Tiểu Triện đều là hình tượng của con heo, với cái mỏ nhọn, bụng bự, lưng cong cong, có 4 chân và đuôi hẵn hoi. THỈ 豕 chỉ chung các loại heo rừng hoang dã. Còn Trư 豬 là con heo đã được thuần hóa nuôi trong nhà, cùng với trâu, dê, chó, gà và ngựa họp thành Lục súc 六畜 là 6 con vật mà ta thường nuôi, nên mới có tác phẩm Lục Súc Tranh Công 六畜爭功 mà ta học ở chương trình cổ văn lớp Đệ Lục khi xưa.
Trư là heo, Thỉ cũng là heo, nhưng Hợi không phải là heo. Vì HỢI 亥 là Ngôi thứ 12, ngôi cuối cùng của Thập nhị Địa Chi : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, HỢI. Hợi không phải là heo, nhưng biểu tượng của Hợi là Con Heo, nên người ta cứ tưởng Hợi là Heo và hễ nhắc đến Hợi là người ta nghĩ ngay đến con heo. Nhất là bà con ở nông thôn hay nói chơi với nhau : Nhà hôm nay ăn cơm với thịt "Hợi"; Bà Ba mới bán con "Hợi" được một tạ ! ... và câu ca dao dân gian về :
2019 là năm Kỷ Hợi 己亥. Thiên Can KỶ 己 thuộc Thổ, màu vàng. Địa Chi HỢI 亥 thuộc Thủy, màu đen. Con heo màu đen là con heo đi vùi sình; còn con heo màu vàng là con heo đã được quay xong. Người Hoa gọi con heo quay là Kim Trư 金豬, dùng để tế lễ thần thánh, cúng trả lễ hoặc cúng bình an cuối năm. Còn dân ta thì trình làng cũng quay heo, đám cưới cũng quay heo, đám ma theo lệ xưa thì chàng rể phải cúng con heo quay, vợ chồng gấu ó ra làng hòa giải cũng phải khiêng heo ... cho nên con heo trong Lục Súc Tranh Công đã kể lể là :
Kìa những việc hôn nhân giá thú.
Không heo ra, tính đặng việc chi?
Dầu cho mời năm bảy chuyến đi,
Cũng không thấy một người thấp thoáng.
Việc hòa giải, heo đầu công trạng,
Thấy mặt heo nguôi dạ oán thù.
Nhẫn đến khi ngu phụ, ngu phu,
Giận nhau đánh giập đầu, chảy máu.
Làng xã tới lao đao, láu đáu,
Nào thấy ai gỡ rối cho xong,
Khiêng heo ra để lại giữa dòng,
Mọi việc rối liền xong trơn trải.
Phải chăng, chăng phải,
Nghĩ lại mà coi,
Việc quan, hôn, tang, tế, vô hồi
Thảy thảy cũng lấy heo làm trước !...
Và quan trọng hơn nữa là nhà vua tế Nam Giao hàng năm để cầu cho phong điều vũ thuận 風調雨順, quốc thái dân an 國泰民安 cũng phải có con heo mới thành "Tam Sên", nên con heo lại lên mặt :
Tam Sanh 三牲, dân Nam Kỳ Lục Tỉnh phát theo âm Tiều Châu thành "Tam Sên". TAM SANH 三牲 là ba loại súc sanh, ba loài súc vật tượng trưng cho Tam giới : Thiên giới, Địa giới và Thủy giới. Nên ta thường thấy trên mâm cúng có con gà là phi cầm, tượng trưng cho Thiên giới. Một con heo. Heo là Tẩu thú, tượng trưng cho Địa giới và một con cá tượng trưng cho Thủy giới. Giới bình dân quê tôi cúng "Tam Sên" rất gọn gồm : Một miếng thịt heo, một con gà con và vài con tép cũng đủ để tượng trưng cho Tam Giới như thường. Dĩ nhiên, nhà giàu có hay quan quyền, vua chúa thì thường cúng bằng nguyên con heo quay cho trịnh trọng.
Tam sanh 三牲 thường dùng để cúng TAM THANH 三清, là 3 ông thánh cao nhất của Đạo Giáo : Ngọc Thanh Nguyên Thỉ Thiên Tôn 玉清元始天尊、Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn 上清靈寶天尊、và Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn ( tức Thái Thượng Lão Quân ) 太清道德天尊 (太上老君). Thái Thượng Lão Quân là Lão Tử, người viết ra quyển Đạo Đức Kinh, chủ trương thuyết Thanh Tịnh Vô Vi 清淨無為 ... Nói theo giới bình dân, tu theo Đạo giáo thì thành Đạo sĩ, Đạo cô, Chân Nhân và cảnh giới cao nhất là thành Thần, thành Tiên, biết phép thuật và trường sinh bất tử. Đạo giáo sang đến Việt Nam ta là các Thầy cúng, Thầy bùa, Thầy Pháp ... chuyên trừ bịnh tà, giải nạn, bắt yêu bắt quỷ ...
Còn "Tam sên" ở vùng "Cái răng, Bá láng, Vàm xáng, Phong điền" quê tôi, thường dùng để cúng Thần Tài, Thổ Địa, Đất Đai... là chỉ cần có một lát thịt ba-rọi, một cái trứng luộc và một con khô mực là đủ để tượng trưng cho Tam giới rồi !... và Con heo hay thịt heo là món ăn không thể thiếu trong những ngày giỗ quãy lễ tết, cả những ngày thường nữa, nên các từ thịt nạc, thịt đùi, thịt sườn, ba rọi ... không cần phải có chữ "heo" đi kèm, mọi người vẫn biết đó là thịt heo như thường ! Nhà nghèo nhưng phải cúng trả lễ, không có tiền quay nguyên con heo để cúng thì có thể cúng tượng trưng bằng cái Thủ Vĩ ...
THỦ 首 là cái Đầu; VĨ 尾 là cái Đuôi; nên THỦ VĨ 首尾 là Đầu Đuôi, là cái Đầu và cái Đuôi của con heo, nhưng thường thì có kèm theo 4 cái Móng Heo và một miếng mỡ chài nữa để tượng trưng cho đủ nguyên con heo. Nhưng vì cái đuôi và bốn cái móng nhỏ qúa để bên cạnh cái đầu heo đã được chẻ đôi ở giữa và lận ra cho lớn để cúng, người ngoài nhìn chỉ thấy có cái đầu heo, nên lầm tưởng THỦ VĨ có nghĩa là Cái ĐẦU HEO, mới có các câu nói: (!) Cái mặt như cái Thủ Vĩ. (!) Giận ai mà cái mặt như cái Thủ Vĩ vậy ? (!) Thằng đó nó buồn cái gì mà suốt ngày cái mặt của nó giống như là cái Thủ Vĩ Lận vậy ? ( ý nói : Cái mặt chằm dằm).
Trư 豬 là Heo, còn Bát Giới 八戒 là tám giới cấm theo Giới luật Thanh quy của nhà Phật là : không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói bậy, không uống rượu, không trang điểm, không sống xa hoa và phải ăn chay. Bát Giới là tên mà sư phụ Đường Tăng đã đặt nhằm nhắc nhở cho cái tính tham ăn tham ngủ mà lại lười biếng làm việc của Trư Bát Giới. Đây là nhân vật tiêu biểu cho cái nhân bản của con người nhất của tác phẩm Tây Du Ký. Bản chất con người vốn dĩ thích ăn biếng làm, nếu đã có đủ cái để ăn, thì không ai muốn làm gì cả! Con Heo là con vật được chủ ưu tiên cho ăn no rồi ... ngủ cho mau lớn mau mập để gả bán cho chú lái heo. Nên thành ngữ dành cho lão trư là Cao Chẩm Vô Ưu 高枕無憂. Có nghĩa là : Gối đầu cao cao mà ngủ không lo lắng gì cả, giống như câu "Ăn No Ngủ Kỷ" của ta vậy !
Ta thường nghe câu Tam Quy Ngũ Giới 三皈五戒, Tam Quy là Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Ngũ Giới là : Sát sanh, Trộm đạo, Dâm dục, Vọng ngôn và Uống Rượu. Năm giới cấm nầy chưa đủ làm cho con người trở nên trong sạch, cho nên phải thêm 3 giới cấm nữa là : Không trang sức, Không sống xa hoa phú quý và Không được ăn mặn. Tổng cộng là Bát Giới thì mới dễ dàng giúp cho người tu hành dễ tu tâm dưỡng tánh hơn, nhất là với bản chất đầy đủ cả tham sân si và sắc dục như Trư Bát Giới. Hằng năm viết liễn, thư pháp để gây quỹ cho chùa Tịnh Luật, ở hai bên chữ PHẬT phía sau lưng, tôi đã viết đôi câu đối sau:
Cái tật ăn tạp và háo ăn của Trư Bát Giới còn hình thành một câu thành ngữ mà ai đã đọc qua truyện Tây Du Ký đều biết, đó là câu : "Trư Bát Giới thực nhân sâm qủa,( toàn bất tri kỳ vị) 猪八戒食人参果 (全不知其味)". có nghĩa: Trư Bát Giới ăn qủa nhân sâm, (ý nói Ăn mà không biết được mùi vị gì cả !)".
Nói thêm: đúng ra chữ PHỐI 配 là do 2 chữ Dậu 酉 và Kỷ 己 họp lại mà thành, nhưng nếu đối là "Kỷ Dậu song hợp nãi thành" thì KỶ 己 là ngôi thứ 6 của Thiên Can, nên Kỷ Dậu là " Một Can một Chi" sẽ không ăn với " Hợi Tý " ở câu trên đều là 2 ngôi của Địa Chi. Cho nên mới dựa vào tự dạng của 2 chữ KỶ 己 và TỴ 巳 giống nhau mà "Mập mờ đánh lận con đen" đổi KỶ 己 thành TỴ 巳, để cho "TỴ DẬU song hợp nãi thành" ( Vì theo Tử Vi : Tỵ Dậu Sửu là Tam Hợp ). Và như thế thì 2 Địa Chi "HỢI TÝ" sẽ đối với 2 Địa Chi "TỴ DẬU" rất ăn và rất chỉnh !
Trong văn chương Trung Hoa cũng có giai thoại sau đây :
Tương truyền, vào giữa những năm Hoằng Trị triều Minh, ở đất Quỳnh Sơn tỉnh Quảng Đông có một học giả tên là KHƯU TUẤN 丘濬( 1421-1495 ), tự là Trong Thâm 仲深, đậu Tiến Sĩ năm Cảnh Thái thứ 5, làm quan đến chức Lễ Bộ Thượng Thơ, Văn Uyên Các Đại Học Sĩ. Thế mà xém chút nữa đã bị thua một cô gái nhà quê con chủ quán. Truyện kể ...
Một đêm, khi Khưu Tuấn đang ở trong một quán trọ. Chủ quán có một cô con gái rất thông minh, lại giỏi văn chương, nghe tin có Văn Các Đại Học Sĩ đến, bèn xin ra mắt. Sau khi đàm luận có ra cho ông một câu đố như thế nầy :
二人並坐, Nhị nhân tịnh tọa,
坐到二更三鼓, Tọa đáo nhị canh tam cổ,
一畏貓兒一畏虎。 Nhất úy miêu nhi nhất úy hổ.
Ngồi cho đến canh hai ba hồi trống đổ,
Một người sợ mèo, một người sợ hổ !
Khưu Tuấn nghĩ ngợi hèn lâu, ông đang cân nhắc giữa câu " hai người ngồi ngang nhau " có thể là 2 chữ " Nhân 人 " mà lại một người sợ mèo một người sợ cọp, thì không phải là " 2 người " nữa, mà là 2 con vật gì đó. Con gì sợ mèo ?! Là ... CÁ là NGƯ 魚. Con gì sợ cọp ? Là ... DÊ là DƯƠNG 羊. NGƯ 魚 và DƯƠNG 羊 ghép lại cho "ngồi ngang" với nhau thành chữ TIÊN 鮮 : Có nghĩa là Tươi Ngon. Chắc ăn như bắp, suy nghĩ xong, ông bèn vuốt râu mĩm cười nói ra đáp án.
Nào ngờ, cô gái cũng mĩm cười lắc đầu bảo: "Sai rồi!". Ông ngạc nhiên hỏi: "Sao lại sai?". Cô gái đáp: "Thế thì ông giải thích thế nào về câu: Tọa đáo nhị canh tam cổ? (Ngồi cho đến canh hai ba hồi trống đổ). Khưu Tuấn xịu mặt trầm tư, chợt ông tỉnh ngộ ra, vổ đùi đánh đét một tiếng bảo rằng: "Phải rồi! Canh hai là giờ HỢI 亥, còn Ba hồi trống đổ là Canh ba giờ TÝ 子. Ghép chữ TÝ 子 với chữ HỢI 亥 lại với nhau, ta có chữ HÀI 孩 là Hài Nhi phải không? Cô gái gật đầu cười đáp: " Đúng vậy! TÝ là Chuột sợ mèo; HỢI là Heo sợ Cọp !".
Khưu Tuấn khen lấy khen để, cho đây là câu đố thật tuyệt vời !
Tuổi Hợi là tuổi con Heo, trong đề 36, sau nầy là đề 40, thì con heo mang số 7, có tên chữ là Chánh Thuận 正順, nằm trong Ngũ Hổ Tướng gồm có :
Con heo Chánh Thuận làm cho ta nhớ đến lò heo Chánh Hưng, bên kia Cầu Chữ Y Quận Tám ngày xưa, nơi chuyên mỗ và cung cấp thịt heo cho toàn đô thành Sài Gòn Chợ Lớn. Giới bình dân ghiền số đề hiện nay đánh đề theo vé số Kiến Thiết xổ hằng ngày từ 00 đến 99 lại phải thua thêm 2 số nữa; ngoài số 7 là con heo con ra còn có con heo sồn sồn số 47, và một con heo già, lớn cở ... Trư Bát Giới nữa là con số 87. Giới thua đề thường than với nhau :
Xã hội còn dân nghèo, còn bất công, tham nhũng, thì nạn đánh đề và vé số còn hoành hành và còn làm khổ dân đen mãi mãi. Vì đâu có làm ăn gì bằng được với trúng số, trúng đề :
莫 笑 農 家 臘 酒 渾, Mạc tiếu nông gia lạp tửu hồn,
豐 年 留 客 足 雞 豚。 Phong niên lưu khách túc kê đồn
山 重 水 復 疑 無 路, Sơn trùng thuỷ phục nghi vô lộ
柳 暗 花 明 又 一 村。 Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn
簫 鼓 追 隨 春 社 近, Tiêu cổ truy tuỳ xuân xã cận
衣 冠 簡 樸 古 風 存。 Y quan giản phác cổ phong tồn
從 今 若 許 閑 乘 月, Tòng kim nhược hứa nhàn thừa nguyệt
拄 杖 無 時 夜 叩 門。 Trụ trượng vô thì dạ khấu môn.
陸 游 Lục Du
Đừng cười nhà nông chúng tôi uống rượu Tết không trong, vì rượu chỉ ủ thôi chớ không có cất nấu, và vì được mùa nên mời khách ở lại mà thưởng thức các món ăn do gà heo làm ra ...
DẠO NÚI XÓM TÂY
Thôn dã chớ cười rượu nhạt phèo,
Cuối năm đãi khách sẵn gà heo.
Núi liền sông nước ngờ vô lối,
Liễu rũ đường hoa đến xóm nghèo.
Tiêu trống rộn ràng Xuân Xã đến,
Áo xiêm giản dị cổ phong theo.
Từ nay nếu rảnh đêm trăng sáng,
Gỏ cửa cùng vui gậy khẳng kheo.
Bài thơ trên cho ta biết thêm một từ chỉ Con Heo nữa, đó là từ ĐỒN 豚. Kê Đồn 雞 豚 : là Gà và Heo. Trong Tăng Quảng Hiền Văn có dạy :
貪 他 一 斗 米,失 卻 半 年 糧;(ham tha nhất đấu mễ, thất khước bán niên lương);
爭 他 一 腳 豚,反 失 一 肘 羊。(tranh tha Nhất Cước Đồn, phản thất nhất trửu dương).
Ở đời, hễ tham thì thâm là thế !
Trở lại với nhân vật Trư Bát Giới trong Tây Du Ký, ngoài những thói hư tật xấu đã kể trên, Trư Bát Giới tuy đã xuất gia, nhưng vẫn còn rất nặng nợ với ... gia đình vợ con. Thật vậy, cứ mỗi lần Đường Tăng gặp nạn, bị yêu quái bắt đi hay bị Nữ Vương của Nữ Nhi Quốc giữ lại thì y như là Trư Bát Giới đòi " phân chia tài sản " rồi ai về quê nấy. Tôn Ngộ Không và Sa Tăng thì đâu có "quê" đâu mà về, nhưng Trư Bát Giới thì lại khác, trong lòng y luôn canh cánh nhớ tới Cao Tiểu Thơ của Cao Lão Trang, người vợ mà y thương yêu rất mực và làm việc cật lực hết lòng để làm giàu cho Cao lão Viên Ngoại. Khi đi theo Đường Tăng y cũng có dặn lại rằng : ... Khi nào không thỉnh được kinh thì con sẽ về lại nhà để làm ăn sinh sống như xưa. Cho nên, hễ có dịp là y lại thừa cơ bàn ra và luôn luôn muốn cho tan đàn xẻ nghé !
Nhưng bên cạnh nhiều nhược điểm như trên, Trư Bát Giới còn là một nhân vật với rất nhiều đức tính tích cực. Đó là, không bao giờ chịu khuất phục trước bất cứ một yêu quái nào dù là loại hung dữ nhất hay gặp phải những hoàn cảnh khủng khiếp nhất, bị yêu quái bắt để ăn thịt chẳng hạn, mặc dù ngoài miệng y luôn cằn nhằn cưởi nhưởi, nhưng lại là một trợ thủ đắc lực của Tôn Ngộ Không trên con đường thiên lý đi Tây Thiên thỉnh kinh. Nhân vật Trư Bát Giới trong suốt chặng đường đi đã luôn gây cho người xem các trận cười thoải mái cũng như sự hồi hộp, lòng cảm mến trước những đức tính đáng yêu. Đó là hình tượng một anh nông dân thật thà với những cách nghĩ, cách làm rất... chất phác, dù dưới cái lốp hòa thượng, và y cũng một lòng một dạ đi đến tận Tây phương Lôi Âm Tự để diện kiến đức Thế Tôn : Phật Tổ Như Lai.
Tóm lại, trong Tây Du Ký nhân vật Trư Bát Giới là nhân vật có lý lịch và tâm lý phức tạp nhất và do vậy, y cũng là nhân vật có nhiều tính chất " nhân bản " nhất, kể cả tính tốt lẫn tật xấu và là nhân vật sinh động nhất trong tác phẩm.
Năm Hợi, mong rằng tất cả mọi người đều cùng vượt qua được tham sân si như Trư Bát Giới để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc, một sự nghiệp thành công, một cuộc sống đầy từ bi bác ái tình người và ấm no đầy đủ như là Tịnh Đàn Sứ Giả vậy !
Biên soạn: ĐỖ CHIÊU ĐỨC
Trư Bát Giới
Năm Hợi 亥 nói chuyện ... Trư Bát Giới là nói chuyện bao đồng quanh quẩn chung quanh cái con heo ham ăn ham ngủ mà háo sắc nầy để nghe chơi cho đở buồn khi trà dư tửu hậu.
Trư 豬 là Heo, thuộc bộ Thỉ 豕 cũng có nghĩa là Heo, Thỉ là một trong 214 bộ của CHỮ NHO ... DỄ HỌC, thuộc dạng chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết như sau :
Giáp Cốt Văn Đại Triện Tiểu Triện Lệ Thư
Ta thấy từ Giáp Cốt Văn cho đến Đại Tiểu Triện đều là hình tượng của con heo, với cái mỏ nhọn, bụng bự, lưng cong cong, có 4 chân và đuôi hẵn hoi. THỈ 豕 chỉ chung các loại heo rừng hoang dã. Còn Trư 豬 là con heo đã được thuần hóa nuôi trong nhà, cùng với trâu, dê, chó, gà và ngựa họp thành Lục súc 六畜 là 6 con vật mà ta thường nuôi, nên mới có tác phẩm Lục Súc Tranh Công 六畜爭功 mà ta học ở chương trình cổ văn lớp Đệ Lục khi xưa.
Trư là heo, Thỉ cũng là heo, nhưng Hợi không phải là heo. Vì HỢI 亥 là Ngôi thứ 12, ngôi cuối cùng của Thập nhị Địa Chi : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, HỢI. Hợi không phải là heo, nhưng biểu tượng của Hợi là Con Heo, nên người ta cứ tưởng Hợi là Heo và hễ nhắc đến Hợi là người ta nghĩ ngay đến con heo. Nhất là bà con ở nông thôn hay nói chơi với nhau : Nhà hôm nay ăn cơm với thịt "Hợi"; Bà Ba mới bán con "Hợi" được một tạ ! ... và câu ca dao dân gian về :
Tuổi Hợi là con heo ăn hèm,Ở dơ ở dáy mình lem lắm sình !
Hèm là chất bã của gạo sau khi đã cất lên để lấy rượu, trộn thêm cám vào để cho heo ăn thì heo sẽ rất mau lớn. Ở nông thôn Nam kỳ Lục tỉnh, vì khí hậu nóng nực, bà con nuôi heo hay thả rong ngoài vườn, nên heo hay tìm những vũng nước, vũng sình để vùi mình vào đó cho mát. Vì thế mới có câu "Ở dơ ở dáy mình lem lắm sình".
Theo truyện cổ dân gian kể về Trạng Quỳnh, thì một hôm ông Tú Cát nghe đồn Quỳnh thông minh, nên muốn thử tài, mới ra cho vế đối là: Lợn cấn ăn cám tốn, có nghĩa Lợn Cấn là con lợn đã được thiến để nuôi nâng cho mau lớn, nên ăn rất nhiều rất tốn cám.
Theo truyện cổ dân gian kể về Trạng Quỳnh, thì một hôm ông Tú Cát nghe đồn Quỳnh thông minh, nên muốn thử tài, mới ra cho vế đối là: Lợn cấn ăn cám tốn, có nghĩa Lợn Cấn là con lợn đã được thiến để nuôi nâng cho mau lớn, nên ăn rất nhiều rất tốn cám.
Nhưng vế ra hóc búa ở chỗ CẤN 艮 và TỐN 巽 là 2 quẻ trong Bát Quái là : Càn 乾、Khảm 坎、Cấn 艮、Chấn 震、Tốn 巽、Ly 離、Khôn 坤、Đoài 兌.
Quỳnh đã rất nhanh nhẩu đối lại ngay: Chó khôn chớ cắn càn; có nghĩa Con chó khôn ngoan thì không cắn càn cắn bậy. Mà KHÔN 坤 và CÀN 乾 cũng là 2 quẻ trong Bát Quái nữa, thế mới tài !
2019 là năm Kỷ Hợi 己亥. Thiên Can KỶ 己 thuộc Thổ, màu vàng. Địa Chi HỢI 亥 thuộc Thủy, màu đen. Con heo màu đen là con heo đi vùi sình; còn con heo màu vàng là con heo đã được quay xong. Người Hoa gọi con heo quay là Kim Trư 金豬, dùng để tế lễ thần thánh, cúng trả lễ hoặc cúng bình an cuối năm. Còn dân ta thì trình làng cũng quay heo, đám cưới cũng quay heo, đám ma theo lệ xưa thì chàng rể phải cúng con heo quay, vợ chồng gấu ó ra làng hòa giải cũng phải khiêng heo ... cho nên con heo trong Lục Súc Tranh Công đã kể lể là :
Không heo ra, tính đặng việc chi?
Dầu cho mời năm bảy chuyến đi,
Cũng không thấy một người thấp thoáng.
Việc hòa giải, heo đầu công trạng,
Thấy mặt heo nguôi dạ oán thù.
Nhẫn đến khi ngu phụ, ngu phu,
Giận nhau đánh giập đầu, chảy máu.
Làng xã tới lao đao, láu đáu,
Nào thấy ai gỡ rối cho xong,
Khiêng heo ra để lại giữa dòng,
Mọi việc rối liền xong trơn trải.
Phải chăng, chăng phải,
Nghĩ lại mà coi,
Việc quan, hôn, tang, tế, vô hồi
Thảy thảy cũng lấy heo làm trước !...
Và quan trọng hơn nữa là nhà vua tế Nam Giao hàng năm để cầu cho phong điều vũ thuận 風調雨順, quốc thái dân an 國泰民安 cũng phải có con heo mới thành "Tam Sên", nên con heo lại lên mặt :
... Ai sánh đặng mình heo béo tốt ?Vua ngự lễ Nam giao đại đột,Phải có heo mới gọi tam sanh ...
Tam Sanh 三牲, dân Nam Kỳ Lục Tỉnh phát theo âm Tiều Châu thành "Tam Sên". TAM SANH 三牲 là ba loại súc sanh, ba loài súc vật tượng trưng cho Tam giới : Thiên giới, Địa giới và Thủy giới. Nên ta thường thấy trên mâm cúng có con gà là phi cầm, tượng trưng cho Thiên giới. Một con heo. Heo là Tẩu thú, tượng trưng cho Địa giới và một con cá tượng trưng cho Thủy giới. Giới bình dân quê tôi cúng "Tam Sên" rất gọn gồm : Một miếng thịt heo, một con gà con và vài con tép cũng đủ để tượng trưng cho Tam Giới như thường. Dĩ nhiên, nhà giàu có hay quan quyền, vua chúa thì thường cúng bằng nguyên con heo quay cho trịnh trọng.
Tam sanh 三牲 thường dùng để cúng TAM THANH 三清, là 3 ông thánh cao nhất của Đạo Giáo : Ngọc Thanh Nguyên Thỉ Thiên Tôn 玉清元始天尊、Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn 上清靈寶天尊、và Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn ( tức Thái Thượng Lão Quân ) 太清道德天尊 (太上老君). Thái Thượng Lão Quân là Lão Tử, người viết ra quyển Đạo Đức Kinh, chủ trương thuyết Thanh Tịnh Vô Vi 清淨無為 ... Nói theo giới bình dân, tu theo Đạo giáo thì thành Đạo sĩ, Đạo cô, Chân Nhân và cảnh giới cao nhất là thành Thần, thành Tiên, biết phép thuật và trường sinh bất tử. Đạo giáo sang đến Việt Nam ta là các Thầy cúng, Thầy bùa, Thầy Pháp ... chuyên trừ bịnh tà, giải nạn, bắt yêu bắt quỷ ...
Còn "Tam sên" ở vùng "Cái răng, Bá láng, Vàm xáng, Phong điền" quê tôi, thường dùng để cúng Thần Tài, Thổ Địa, Đất Đai... là chỉ cần có một lát thịt ba-rọi, một cái trứng luộc và một con khô mực là đủ để tượng trưng cho Tam giới rồi !... và Con heo hay thịt heo là món ăn không thể thiếu trong những ngày giỗ quãy lễ tết, cả những ngày thường nữa, nên các từ thịt nạc, thịt đùi, thịt sườn, ba rọi ... không cần phải có chữ "heo" đi kèm, mọi người vẫn biết đó là thịt heo như thường ! Nhà nghèo nhưng phải cúng trả lễ, không có tiền quay nguyên con heo để cúng thì có thể cúng tượng trưng bằng cái Thủ Vĩ ...
THỦ 首 là cái Đầu; VĨ 尾 là cái Đuôi; nên THỦ VĨ 首尾 là Đầu Đuôi, là cái Đầu và cái Đuôi của con heo, nhưng thường thì có kèm theo 4 cái Móng Heo và một miếng mỡ chài nữa để tượng trưng cho đủ nguyên con heo. Nhưng vì cái đuôi và bốn cái móng nhỏ qúa để bên cạnh cái đầu heo đã được chẻ đôi ở giữa và lận ra cho lớn để cúng, người ngoài nhìn chỉ thấy có cái đầu heo, nên lầm tưởng THỦ VĨ có nghĩa là Cái ĐẦU HEO, mới có các câu nói: (!) Cái mặt như cái Thủ Vĩ. (!) Giận ai mà cái mặt như cái Thủ Vĩ vậy ? (!) Thằng đó nó buồn cái gì mà suốt ngày cái mặt của nó giống như là cái Thủ Vĩ Lận vậy ? ( ý nói : Cái mặt chằm dằm).
Trư 豬 là Heo, còn Bát Giới 八戒 là tám giới cấm theo Giới luật Thanh quy của nhà Phật là : không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói bậy, không uống rượu, không trang điểm, không sống xa hoa và phải ăn chay. Bát Giới là tên mà sư phụ Đường Tăng đã đặt nhằm nhắc nhở cho cái tính tham ăn tham ngủ mà lại lười biếng làm việc của Trư Bát Giới. Đây là nhân vật tiêu biểu cho cái nhân bản của con người nhất của tác phẩm Tây Du Ký. Bản chất con người vốn dĩ thích ăn biếng làm, nếu đã có đủ cái để ăn, thì không ai muốn làm gì cả! Con Heo là con vật được chủ ưu tiên cho ăn no rồi ... ngủ cho mau lớn mau mập để gả bán cho chú lái heo. Nên thành ngữ dành cho lão trư là Cao Chẩm Vô Ưu 高枕無憂. Có nghĩa là : Gối đầu cao cao mà ngủ không lo lắng gì cả, giống như câu "Ăn No Ngủ Kỷ" của ta vậy !
Ta thường nghe câu Tam Quy Ngũ Giới 三皈五戒, Tam Quy là Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Ngũ Giới là : Sát sanh, Trộm đạo, Dâm dục, Vọng ngôn và Uống Rượu. Năm giới cấm nầy chưa đủ làm cho con người trở nên trong sạch, cho nên phải thêm 3 giới cấm nữa là : Không trang sức, Không sống xa hoa phú quý và Không được ăn mặn. Tổng cộng là Bát Giới thì mới dễ dàng giúp cho người tu hành dễ tu tâm dưỡng tánh hơn, nhất là với bản chất đầy đủ cả tham sân si và sắc dục như Trư Bát Giới. Hằng năm viết liễn, thư pháp để gây quỹ cho chùa Tịnh Luật, ở hai bên chữ PHẬT phía sau lưng, tôi đã viết đôi câu đối sau:
Hán ngữ:
淨 渡 十 方 迷 眾, 同 登 彼 岸;
律 行 八 戒 清 規, 速 捨 迷 途 。
âm Hán Việt
TỊNH độ thập phương mê chúng, đồng đăng bỉ ngạn;LUẬT hành bát giới thanh quy, tốc xả mê đồ !
có nghĩa :
* TỊNH là Sạch, nên Tịnh Độ là Độ sạch sẽ, là ĐỘ HẾT cho chúng sinh mê muội ở khắp mười phương. Đồng đăng bỉ ngạn là : Cùng qua được bến bờ bên kia, vì chúng sinh đang chìm trong bể khổ, nên qua được bến bờ bên kia là đã vượt qua bể khổ để đến được niết bàn rồi.
* LUẬT là Giới luật, Hành là Thực hành, Thực hành tám cái giới luật và những quy tắc làm cho con người trở nên trong sáng trong sạch hơn của nhà Phật. Tốc xả mê đồ là : Nhanh chóng rời bỏ con đường mê muội mà về với chính giác.
Trư Bát Giới đã không thể "Luật hành bát giới", cho nên mặc dù có công phò Đường Tăng đến tận Tây Phương chầu Phật Tổ để thỉnh kinh, vẫn không thể thành Phật hay La Hán được. Khi thấy Phật Tổ chỉ phong mình làm "Tịnh Đàn Sứ Giả" để làm sạch các bàn thờ, Bát Giới đã khiếu nại và được Phật Tổ giải thích là :
" Tại nhà ngươi ăn khỏe tính lười, dạ dày to lắm. Mà khắp bốn đại bộ châu trong thiên hạ, những nơi ngưỡng mộ đạo ta rất nhiều, phàm các việc Phật, ta giao cho nhà ngươi làm tịnh đàn, cũng là một chức phẩm có được ăn uống, sao lại không tốt ?".( theo Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân ).* TỊNH là Sạch, nên Tịnh Độ là Độ sạch sẽ, là ĐỘ HẾT cho chúng sinh mê muội ở khắp mười phương. Đồng đăng bỉ ngạn là : Cùng qua được bến bờ bên kia, vì chúng sinh đang chìm trong bể khổ, nên qua được bến bờ bên kia là đã vượt qua bể khổ để đến được niết bàn rồi.
* LUẬT là Giới luật, Hành là Thực hành, Thực hành tám cái giới luật và những quy tắc làm cho con người trở nên trong sáng trong sạch hơn của nhà Phật. Tốc xả mê đồ là : Nhanh chóng rời bỏ con đường mê muội mà về với chính giác.
Trư Bát Giới đã không thể "Luật hành bát giới", cho nên mặc dù có công phò Đường Tăng đến tận Tây Phương chầu Phật Tổ để thỉnh kinh, vẫn không thể thành Phật hay La Hán được. Khi thấy Phật Tổ chỉ phong mình làm "Tịnh Đàn Sứ Giả" để làm sạch các bàn thờ, Bát Giới đã khiếu nại và được Phật Tổ giải thích là :
Cái tật ăn tạp và háo ăn của Trư Bát Giới còn hình thành một câu thành ngữ mà ai đã đọc qua truyện Tây Du Ký đều biết, đó là câu : "Trư Bát Giới thực nhân sâm qủa,( toàn bất tri kỳ vị) 猪八戒食人参果 (全不知其味)". có nghĩa: Trư Bát Giới ăn qủa nhân sâm, (ý nói Ăn mà không biết được mùi vị gì cả !)".
Theo Tây Du Ký - Hồi thứ 24, 25, 26 : Trên đường thỉnh kinh, khi đi ngang qua đạo quan Ngũ Trang của Vạn Thọ Sơn, nơi vị Tổ sư của Địa Tiên là Trấn Nguyên Tử tu hành. Nơi đây có một cây Nhân Sâm Qủa, ba ngàn năm mới ra hoa, ba ngàn năm mới kết trái và ba ngàn năm trái mới chín, ăn một qủa có thể sống đến mười ngàn năm, ngửi một cái thôi cũng có thể sống đến ba trăm năm. Vì bận việc đi xa Trấn Nguyên Tử dặn dò hai đệ tử là Thanh Phong và Minh Nguyệt bẻ hai trái Nhân Sâm thết đãi Đường Tăng. Tam Tạng thấy loại trái hình thù như đứa bé, không dám ăn. Bát Giới thấy thèm mà không được ăn, mới xúi sư huynh Tôn Ngộ Không hái trộm. Khi đã hái trộm về 3 qủa, Tôn Ngộ Không kêu cả Sa Tăng đến để chia nhau 3 sư Huynh đệ cùng ăn. Bát Giới vì thèm qúa cầm trái nhân sâm thơm phức bỏ vào miệng, ngoạp một cái là nuốt trọng luôn, nhìn lại thấy Tôn Ngộ Không và Sa Tăng từ từ nhai từ từ thưởng thức, mùi thơm của qủa nhân sâm bay ngào ngạt lại bắt thèm, năn nỉ hai người cho cắn thêm một miếng để thưởng thức từ từ, vì không ai chịu cho nên Bát Giới đâm ra cằn nhằn cưởi nhưởi mãi khiến cho Thanh Phong Minh Nguyệt nghe thấy, mắng cho một trận và mách với sư phụ, tạo thêm một tai nạn rắc rối nữa trên đường đi thỉnh kinh ...
Vì sự việc trên mà sau nầy hễ ăn một cách vội vả cái gì đó, cứ ăn lấy ăn để mà chưa kịp thưởng thức mùi vị của thức ăn, thì mọi người đều bảo là : Ăn như Trư Bát Giới ăn nhân sâm vậy !
Trư Bát Giới còn được Phật Bà Quan Âm đặt cho pháp danh là Trư Ngộ Năng 豬悟能, Ngộ Năng là giác ngộ ra được cái bản năng của con người, của chính mình để mà tu tập sao cho thành chánh giác. Chính vì cái bản tánh của Trư bát Giới thể hiện đầy đủ cả tam độc là Tham Sân Si của con người, nên Quan Thế Âm Bồ Tát mới đặt cho pháp hiệu Ngộ Năng để nhắc nhở, nhưng cố tật tham tài tham sắc vẫn không bỏ được, hễ có dịp là lại thể hiện ra ngay, như hồi thứ 54 qua Nữ Nhi Quốc 女兒國 hay hồi thứ 72 khi đến Bàn Tơ Động 盤絲洞 gặp bảy con yêu nhền nhện cái, Bát Giới đều là người dễ bị mê hoặc, dễ bị dẫn dụ và dễ sa ngã nhất. Bản tánh háo sắc của Trư Bát Giới nổi tiếng đến nỗi làm cho "con heo" cũng bị mang tiếng lây. Bà con bình dân hễ nhắc đến những hành động dâm dục thì đều nói là : Giở trò "con heo". Mắng những người dâm dục hay quan hệ tình dục lăng nhăng thì nói là : Thứ cái đồ "heo nọc"! và phim ảnh khiêu dâm thì gọi là : Phim "con heo"!
Nhưng "Phim con Heo" ở Mỹ lại là một bộ phim hoạt hình rất dễ thương của gia đình chú heo Peppa Pig mà trẻ em rất thích, kể cả trẻ em Việt Nam. Kể từ lần đầu tiên ra mắt khán giả truyền hình năm 2004 tại Anh, Peppa Pig - con heo hoạt hình mặc váy đỏ 4 tuổi không chỉ khiến các nhóc tì mà cả phụ Huynh cũng thích thú. Việt Nam ta cũng có phim hoạt hình Ba Chú Heo con ...
Trư Bát Giới cũng luôn đẩy những người đồng hành với mình vào những tình huống rắc rối bởi sự lười biếng, thói ham ăn và bản tính háo sắc trước những cô gái đẹp của mình. Bát Giới cũng luôn tỏ ra ghen tị với sư Huynh Tôn Ngộ Không của mình và lúc nào cũng muốn tìm cách hạ bệ Ngộ Không xuống. Tại hồi thứ 27, khi Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, Bát Giới đã gièm xiễm rằng Tôn Ngộ Không đã có ác ý giết chết ba mạng người lương thiện để cho Ðường Tăng nổi giận niêm chú khẩn cô trừng phạt sư huynh, rồi quyết định đuổi luôn về Hoa Quả sơn để đến nổi thầy trò đều lâm nạn lớn. Cái tánh ghét ghen ganh tị đó bị người đời thóa mạ là "Cẩu Trệ Bất Như 狗彘不如". Có nghĩa là : Không bằng Chó Lợn hay "Hành Đồng Cẩu Trệ 行同狗彘" là : Hành động giống như là chó là heo vậy.
TRỆ 彘 : là con heo nái; miền Bắc gọi là Con Lợn Sề. Nên cũng có câu mắng để nhục mạ người khác khi có hành vi không đứng đắn, đàng hoàng là : Quân Cẩu Trệ, là Đồ Chó Lợn, mà miền Nam chưởi là: "Thứ cái đồ heo, đồ chó !".
Như vậy là ngoài Trư 豬 và Thỉ 豕 ra, ta còn có Trệ 彘 cũng là Heo nữa. Năm con Heo là năm Hợi 亥, đứng hàng thứ mười hai, là ngôi chót của Thập Nhị Địa Chi xếp sau năm Tuất; Tháng Hợi là tháng Mười âm lịch; Ngày Hợi là ngày đứng trước ngày Tý và Giờ Hợi là từ 9 đến 11 giờ đêm (pm), tức ở cuối canh hai gần sang canh ba. Vì thế mà ta mới có giai thoại văn chương sau đây :
Khi hay tin chị dâu sanh được con gái đầu lòng trong đêm rộn rịp vui mừng, Bà Đoàn Thị Điểm đã đùa với anh rằng:
chữ Hán:
半 夜 生 孩, 亥 子 二 時 未 定 .
âm Hán Việt:
Bán dạ sinh hài, Hợi Tý nhị thời vị định.
có nghĩa là:
Vì sự việc trên mà sau nầy hễ ăn một cách vội vả cái gì đó, cứ ăn lấy ăn để mà chưa kịp thưởng thức mùi vị của thức ăn, thì mọi người đều bảo là : Ăn như Trư Bát Giới ăn nhân sâm vậy !
Trư Bát Giới còn được Phật Bà Quan Âm đặt cho pháp danh là Trư Ngộ Năng 豬悟能, Ngộ Năng là giác ngộ ra được cái bản năng của con người, của chính mình để mà tu tập sao cho thành chánh giác. Chính vì cái bản tánh của Trư bát Giới thể hiện đầy đủ cả tam độc là Tham Sân Si của con người, nên Quan Thế Âm Bồ Tát mới đặt cho pháp hiệu Ngộ Năng để nhắc nhở, nhưng cố tật tham tài tham sắc vẫn không bỏ được, hễ có dịp là lại thể hiện ra ngay, như hồi thứ 54 qua Nữ Nhi Quốc 女兒國 hay hồi thứ 72 khi đến Bàn Tơ Động 盤絲洞 gặp bảy con yêu nhền nhện cái, Bát Giới đều là người dễ bị mê hoặc, dễ bị dẫn dụ và dễ sa ngã nhất. Bản tánh háo sắc của Trư Bát Giới nổi tiếng đến nỗi làm cho "con heo" cũng bị mang tiếng lây. Bà con bình dân hễ nhắc đến những hành động dâm dục thì đều nói là : Giở trò "con heo". Mắng những người dâm dục hay quan hệ tình dục lăng nhăng thì nói là : Thứ cái đồ "heo nọc"! và phim ảnh khiêu dâm thì gọi là : Phim "con heo"!
Nhưng "Phim con Heo" ở Mỹ lại là một bộ phim hoạt hình rất dễ thương của gia đình chú heo Peppa Pig mà trẻ em rất thích, kể cả trẻ em Việt Nam. Kể từ lần đầu tiên ra mắt khán giả truyền hình năm 2004 tại Anh, Peppa Pig - con heo hoạt hình mặc váy đỏ 4 tuổi không chỉ khiến các nhóc tì mà cả phụ Huynh cũng thích thú. Việt Nam ta cũng có phim hoạt hình Ba Chú Heo con ...
Trư Bát Giới cũng luôn đẩy những người đồng hành với mình vào những tình huống rắc rối bởi sự lười biếng, thói ham ăn và bản tính háo sắc trước những cô gái đẹp của mình. Bát Giới cũng luôn tỏ ra ghen tị với sư Huynh Tôn Ngộ Không của mình và lúc nào cũng muốn tìm cách hạ bệ Ngộ Không xuống. Tại hồi thứ 27, khi Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, Bát Giới đã gièm xiễm rằng Tôn Ngộ Không đã có ác ý giết chết ba mạng người lương thiện để cho Ðường Tăng nổi giận niêm chú khẩn cô trừng phạt sư huynh, rồi quyết định đuổi luôn về Hoa Quả sơn để đến nổi thầy trò đều lâm nạn lớn. Cái tánh ghét ghen ganh tị đó bị người đời thóa mạ là "Cẩu Trệ Bất Như 狗彘不如". Có nghĩa là : Không bằng Chó Lợn hay "Hành Đồng Cẩu Trệ 行同狗彘" là : Hành động giống như là chó là heo vậy.
TRỆ 彘 : là con heo nái; miền Bắc gọi là Con Lợn Sề. Nên cũng có câu mắng để nhục mạ người khác khi có hành vi không đứng đắn, đàng hoàng là : Quân Cẩu Trệ, là Đồ Chó Lợn, mà miền Nam chưởi là: "Thứ cái đồ heo, đồ chó !".
Như vậy là ngoài Trư 豬 và Thỉ 豕 ra, ta còn có Trệ 彘 cũng là Heo nữa. Năm con Heo là năm Hợi 亥, đứng hàng thứ mười hai, là ngôi chót của Thập Nhị Địa Chi xếp sau năm Tuất; Tháng Hợi là tháng Mười âm lịch; Ngày Hợi là ngày đứng trước ngày Tý và Giờ Hợi là từ 9 đến 11 giờ đêm (pm), tức ở cuối canh hai gần sang canh ba. Vì thế mà ta mới có giai thoại văn chương sau đây :
Khi hay tin chị dâu sanh được con gái đầu lòng trong đêm rộn rịp vui mừng, Bà Đoàn Thị Điểm đã đùa với anh rằng:
chữ Hán:
半 夜 生 孩, 亥 子 二 時 未 定 .
âm Hán Việt:
Bán dạ sinh hài, Hợi Tý nhị thời vị định.
có nghĩa là:
Nửa đêm sanh con, Hợi Tý 2 giờ chưa định,
ý muốn nói không biết là sanh vào giờ Tý hay giờ Hợi.
Ông anh là Đoàn Viết Luân liền đối lại:
Ông anh là Đoàn Viết Luân liền đối lại:
chữ Hán:
两 情 相 配, 巳 酉 双 合 乃 成 .
âm Hán Việt:
Lưỡng tình tương phối, Tỵ Dậu song hợp nãi thành.
có nghĩa là
两 情 相 配, 巳 酉 双 合 乃 成 .
âm Hán Việt:
Lưỡng tình tương phối, Tỵ Dậu song hợp nãi thành.
có nghĩa là
"Hai tình phối hợp lại với nhau, Tỵ Dậu 2 tuổi hợp lại mà thành".
với lối chơi chữ, 2 chữ Hợi 亥 và Tý 子 ghép lại thành chữ Hài 孩; chữ Tỵ 巳 và chữ Dậu 酉 ghép lại thành chữ Phối 配. Ta còn gọi đây là lối đối chiết tự.
với lối chơi chữ, 2 chữ Hợi 亥 và Tý 子 ghép lại thành chữ Hài 孩; chữ Tỵ 巳 và chữ Dậu 酉 ghép lại thành chữ Phối 配. Ta còn gọi đây là lối đối chiết tự.
Nói thêm: đúng ra chữ PHỐI 配 là do 2 chữ Dậu 酉 và Kỷ 己 họp lại mà thành, nhưng nếu đối là "Kỷ Dậu song hợp nãi thành" thì KỶ 己 là ngôi thứ 6 của Thiên Can, nên Kỷ Dậu là " Một Can một Chi" sẽ không ăn với " Hợi Tý " ở câu trên đều là 2 ngôi của Địa Chi. Cho nên mới dựa vào tự dạng của 2 chữ KỶ 己 và TỴ 巳 giống nhau mà "Mập mờ đánh lận con đen" đổi KỶ 己 thành TỴ 巳, để cho "TỴ DẬU song hợp nãi thành" ( Vì theo Tử Vi : Tỵ Dậu Sửu là Tam Hợp ). Và như thế thì 2 Địa Chi "HỢI TÝ" sẽ đối với 2 Địa Chi "TỴ DẬU" rất ăn và rất chỉnh !
Trong văn chương Trung Hoa cũng có giai thoại sau đây :
Tương truyền, vào giữa những năm Hoằng Trị triều Minh, ở đất Quỳnh Sơn tỉnh Quảng Đông có một học giả tên là KHƯU TUẤN 丘濬( 1421-1495 ), tự là Trong Thâm 仲深, đậu Tiến Sĩ năm Cảnh Thái thứ 5, làm quan đến chức Lễ Bộ Thượng Thơ, Văn Uyên Các Đại Học Sĩ. Thế mà xém chút nữa đã bị thua một cô gái nhà quê con chủ quán. Truyện kể ...
Một đêm, khi Khưu Tuấn đang ở trong một quán trọ. Chủ quán có một cô con gái rất thông minh, lại giỏi văn chương, nghe tin có Văn Các Đại Học Sĩ đến, bèn xin ra mắt. Sau khi đàm luận có ra cho ông một câu đố như thế nầy :
坐到二更三鼓, Tọa đáo nhị canh tam cổ,
一畏貓兒一畏虎。 Nhất úy miêu nhi nhất úy hổ.
Có nghĩa :
Hai người cùng ngồi ngang với nhau, Ngồi cho đến canh hai ba hồi trống đổ,
Một người sợ mèo, một người sợ hổ !
Khưu Tuấn nghĩ ngợi hèn lâu, ông đang cân nhắc giữa câu " hai người ngồi ngang nhau " có thể là 2 chữ " Nhân 人 " mà lại một người sợ mèo một người sợ cọp, thì không phải là " 2 người " nữa, mà là 2 con vật gì đó. Con gì sợ mèo ?! Là ... CÁ là NGƯ 魚. Con gì sợ cọp ? Là ... DÊ là DƯƠNG 羊. NGƯ 魚 và DƯƠNG 羊 ghép lại cho "ngồi ngang" với nhau thành chữ TIÊN 鮮 : Có nghĩa là Tươi Ngon. Chắc ăn như bắp, suy nghĩ xong, ông bèn vuốt râu mĩm cười nói ra đáp án.
Nào ngờ, cô gái cũng mĩm cười lắc đầu bảo: "Sai rồi!". Ông ngạc nhiên hỏi: "Sao lại sai?". Cô gái đáp: "Thế thì ông giải thích thế nào về câu: Tọa đáo nhị canh tam cổ? (Ngồi cho đến canh hai ba hồi trống đổ). Khưu Tuấn xịu mặt trầm tư, chợt ông tỉnh ngộ ra, vổ đùi đánh đét một tiếng bảo rằng: "Phải rồi! Canh hai là giờ HỢI 亥, còn Ba hồi trống đổ là Canh ba giờ TÝ 子. Ghép chữ TÝ 子 với chữ HỢI 亥 lại với nhau, ta có chữ HÀI 孩 là Hài Nhi phải không? Cô gái gật đầu cười đáp: " Đúng vậy! TÝ là Chuột sợ mèo; HỢI là Heo sợ Cọp !".
Khưu Tuấn khen lấy khen để, cho đây là câu đố thật tuyệt vời !
Tuổi Hợi là tuổi con Heo, trong đề 36, sau nầy là đề 40, thì con heo mang số 7, có tên chữ là Chánh Thuận 正順, nằm trong Ngũ Hổ Tướng gồm có :
Số 5 là Chí Cao con Trùng.Số 6 là Khôn Sơn con Cọp.Số 7 là CHÁNH THUẬN con Heo.Số 8 là Nguyệt Bửu con Thỏ.Số 9 là Hán Vân con Trâu.
Con heo Chánh Thuận làm cho ta nhớ đến lò heo Chánh Hưng, bên kia Cầu Chữ Y Quận Tám ngày xưa, nơi chuyên mỗ và cung cấp thịt heo cho toàn đô thành Sài Gòn Chợ Lớn. Giới bình dân ghiền số đề hiện nay đánh đề theo vé số Kiến Thiết xổ hằng ngày từ 00 đến 99 lại phải thua thêm 2 số nữa; ngoài số 7 là con heo con ra còn có con heo sồn sồn số 47, và một con heo già, lớn cở ... Trư Bát Giới nữa là con số 87. Giới thua đề thường than với nhau :
Chánh Thuận chẳng thuận chút nào,Thua hoài thua huỷ quơ quào khắp nơi !
Xã hội còn dân nghèo, còn bất công, tham nhũng, thì nạn đánh đề và vé số còn hoành hành và còn làm khổ dân đen mãi mãi. Vì đâu có làm ăn gì bằng được với trúng số, trúng đề :
Phải thời một vốn bỗng liền bảy mươi !
có nhiều chủ thầu còn cho 1 đồng trúng tới 72, thậm chí 75 nữa là đằng khác. Cho nên dân ghiền số đề cứ cắm đầu vô đó mà chết ! Chánh Thuận 正順 có nghĩa là : Chính trực đàng hoàng thì sẽ được thuận lợi suông sẻ, nhưng Chánh Thuận là con heo của số đề thì không suông sẻ chút nào cả. Vướng vào rồi thì là từ chết đến bị thương mà thôi !
Xét ra thì cũng tội nghiệp cho con heo hiền lành dễ bị thuần hóa bởi con người, nhưng lại bị số đề và hình tượng đầy tính tham sân si của Trư Bát Giới làm cho xấu đi; con heo ục ịch dễ thương, ủn ỉn như lợn ăn khoai thành con heo dâm dật háo sắc, thấy đàn bà đẹp thì thèm rõ dãi như Trư Bát Giới thì qủa thật là tội nghiệp cho con ... " heo đồng cỏ nội " quá đi thôi !
Thịt heo lại là món ăn hiền lành nhất, phổ thông nhất trong dân gian, người ta cử ăn thịt trâu thịt bò thịt chó ... chớ không ai cử ăn thịt heo cả ! ( trừ những người theo đạo Hồi ). Trong dân gian ta đầy rẫy những món ngon được chế biến từ thịt heo, như : Giò, chả, nem, lạp xưởng, thịt khô, thịt đông ... Nhà có tiệc đãi khách, hoặc ngày lễ ngày Tết ... là không thể thiếu thịt heo được, ta hãy đọc một bài thơ rất nổi tiếng của Lục Phóng Ông ( tức Lục Du ) đời Nam Tống tả cảnh xóm tây mời khách ăn Tết trong một cuối năm được mùa như sau:
遊 山 西 村 Du Sơn Tây Thôn Xét ra thì cũng tội nghiệp cho con heo hiền lành dễ bị thuần hóa bởi con người, nhưng lại bị số đề và hình tượng đầy tính tham sân si của Trư Bát Giới làm cho xấu đi; con heo ục ịch dễ thương, ủn ỉn như lợn ăn khoai thành con heo dâm dật háo sắc, thấy đàn bà đẹp thì thèm rõ dãi như Trư Bát Giới thì qủa thật là tội nghiệp cho con ... " heo đồng cỏ nội " quá đi thôi !
Thịt heo lại là món ăn hiền lành nhất, phổ thông nhất trong dân gian, người ta cử ăn thịt trâu thịt bò thịt chó ... chớ không ai cử ăn thịt heo cả ! ( trừ những người theo đạo Hồi ). Trong dân gian ta đầy rẫy những món ngon được chế biến từ thịt heo, như : Giò, chả, nem, lạp xưởng, thịt khô, thịt đông ... Nhà có tiệc đãi khách, hoặc ngày lễ ngày Tết ... là không thể thiếu thịt heo được, ta hãy đọc một bài thơ rất nổi tiếng của Lục Phóng Ông ( tức Lục Du ) đời Nam Tống tả cảnh xóm tây mời khách ăn Tết trong một cuối năm được mùa như sau:
莫 笑 農 家 臘 酒 渾, Mạc tiếu nông gia lạp tửu hồn,
豐 年 留 客 足 雞 豚。 Phong niên lưu khách túc kê đồn
山 重 水 復 疑 無 路, Sơn trùng thuỷ phục nghi vô lộ
柳 暗 花 明 又 一 村。 Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn
簫 鼓 追 隨 春 社 近, Tiêu cổ truy tuỳ xuân xã cận
衣 冠 簡 樸 古 風 存。 Y quan giản phác cổ phong tồn
從 今 若 許 閑 乘 月, Tòng kim nhược hứa nhàn thừa nguyệt
拄 杖 無 時 夜 叩 門。 Trụ trượng vô thì dạ khấu môn.
陸 游 Lục Du
Đừng cười nhà nông chúng tôi uống rượu Tết không trong, vì rượu chỉ ủ thôi chớ không có cất nấu, và vì được mùa nên mời khách ở lại mà thưởng thức các món ăn do gà heo làm ra ...
Thôn dã chớ cười rượu nhạt phèo,
Cuối năm đãi khách sẵn gà heo.
Núi liền sông nước ngờ vô lối,
Liễu rũ đường hoa đến xóm nghèo.
Tiêu trống rộn ràng Xuân Xã đến,
Áo xiêm giản dị cổ phong theo.
Từ nay nếu rảnh đêm trăng sáng,
Gỏ cửa cùng vui gậy khẳng kheo.
Bài thơ trên cho ta biết thêm một từ chỉ Con Heo nữa, đó là từ ĐỒN 豚. Kê Đồn 雞 豚 : là Gà và Heo. Trong Tăng Quảng Hiền Văn có dạy :
貪 他 一 斗 米,失 卻 半 年 糧;(ham tha nhất đấu mễ, thất khước bán niên lương);
爭 他 一 腳 豚,反 失 一 肘 羊。(tranh tha Nhất Cước Đồn, phản thất nhất trửu dương).
Có nghĩa: tham của người ta một đấu gạo, mình lại bị mất hết nửa năm lương thực;( ăn gian chỉ có một đấu, bị phạt đến nửa năm lương );
Tranh với người ta Một Cái Giò Heo, ngược lại mình bị mất đi một cái đùi dê ! ( tranh nhau cái nhỏ để mất đi cái lớn hơn, ngon hơn !).
Ở đời, hễ tham thì thâm là thế !
Trở lại với nhân vật Trư Bát Giới trong Tây Du Ký, ngoài những thói hư tật xấu đã kể trên, Trư Bát Giới tuy đã xuất gia, nhưng vẫn còn rất nặng nợ với ... gia đình vợ con. Thật vậy, cứ mỗi lần Đường Tăng gặp nạn, bị yêu quái bắt đi hay bị Nữ Vương của Nữ Nhi Quốc giữ lại thì y như là Trư Bát Giới đòi " phân chia tài sản " rồi ai về quê nấy. Tôn Ngộ Không và Sa Tăng thì đâu có "quê" đâu mà về, nhưng Trư Bát Giới thì lại khác, trong lòng y luôn canh cánh nhớ tới Cao Tiểu Thơ của Cao Lão Trang, người vợ mà y thương yêu rất mực và làm việc cật lực hết lòng để làm giàu cho Cao lão Viên Ngoại. Khi đi theo Đường Tăng y cũng có dặn lại rằng : ... Khi nào không thỉnh được kinh thì con sẽ về lại nhà để làm ăn sinh sống như xưa. Cho nên, hễ có dịp là y lại thừa cơ bàn ra và luôn luôn muốn cho tan đàn xẻ nghé !
Nhưng bên cạnh nhiều nhược điểm như trên, Trư Bát Giới còn là một nhân vật với rất nhiều đức tính tích cực. Đó là, không bao giờ chịu khuất phục trước bất cứ một yêu quái nào dù là loại hung dữ nhất hay gặp phải những hoàn cảnh khủng khiếp nhất, bị yêu quái bắt để ăn thịt chẳng hạn, mặc dù ngoài miệng y luôn cằn nhằn cưởi nhưởi, nhưng lại là một trợ thủ đắc lực của Tôn Ngộ Không trên con đường thiên lý đi Tây Thiên thỉnh kinh. Nhân vật Trư Bát Giới trong suốt chặng đường đi đã luôn gây cho người xem các trận cười thoải mái cũng như sự hồi hộp, lòng cảm mến trước những đức tính đáng yêu. Đó là hình tượng một anh nông dân thật thà với những cách nghĩ, cách làm rất... chất phác, dù dưới cái lốp hòa thượng, và y cũng một lòng một dạ đi đến tận Tây phương Lôi Âm Tự để diện kiến đức Thế Tôn : Phật Tổ Như Lai.
Tóm lại, trong Tây Du Ký nhân vật Trư Bát Giới là nhân vật có lý lịch và tâm lý phức tạp nhất và do vậy, y cũng là nhân vật có nhiều tính chất " nhân bản " nhất, kể cả tính tốt lẫn tật xấu và là nhân vật sinh động nhất trong tác phẩm.
Năm Hợi, mong rằng tất cả mọi người đều cùng vượt qua được tham sân si như Trư Bát Giới để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc, một sự nghiệp thành công, một cuộc sống đầy từ bi bác ái tình người và ấm no đầy đủ như là Tịnh Đàn Sứ Giả vậy !
Đỗ Chiêu Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét