THU HỨNG - ĐỖ PHỦ
★ Nguyên bản
秋興 其一
玉露凋傷楓樹林,
巫山巫峽氣蕭森。 .
江間波浪兼天湧,
塞上風雲接地陰。
叢菊兩開他日淚,
孤舟一繫故園心。
寒衣處處催刀尺,
白帝城高急暮砧。
★ Phiên âm
THU HỨNG - Kì nhất
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu sơn Vu giáp khí tiêu sâm
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm
Hàn Y xứ xứ thôi đao xích
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
* Chú thích
峽 giáp: eo đất, eo biển (còn phiên âm là hạp, hiệp). “Đài Loan hải hạp” 臺灣海峽 là eo biển Đài Loan.
★ Dịch nghĩa
Thu hứng - bài 1
Sương móc phủ đầy làm tiêu điều rừng phong;
Khí núi và vùng đất giáp núi Vu Sơn âm u ảm đạm;
Trên khúc sông từng đợt sóng như chảy ập vào lưng trời;
Trên cửa ải mây và gió sà xuống sát mặt đất;
Bụi cúc đã hai lần nở hoa làm rơi nước mắt;
Chiếc thuyền đơn lẻ buộc chặc tình cố hương;
Áo chống rét nơi nơi đang làm rộn ràng dao kéo;
★ Dịch thơ
THU HỨNG
- Thất ngôn
Rừng phong mù mịt phủ hơi sương
Giáp núi Vu Sơn quạnh cảnh trường
Sóng gợn tung trời sông thẳng hướng
Mây sà tiếp đất gió nhuần phương
Thương chùm cúc nở hai lần lệ
Buộc chiếc thuyền hoài một cố hương
Áo rét đang đòi dao kéo rộn
Chày thành Bạch Đế đập khôn lường
- Lục bát
Sương mờ phủ kín rừng phong
Vu Sơn giáp núi mịt mùng xa khơi
Khúc sông sóng gợn lưng trời
Mây sà tiếp đất gió lơi giao hòa
Thương chùm cúc nở lệ sa
Neo thuyền cột chặt tình nhà khúc nhau
Áo hàn may rộn kéo dao
Chày thành Bạch Đế xôn xao những chiều
-----------------------------
★ Lời bình của Gs Đỗ Chiêu Đức
Năm Đại Lịch Nguyên niên (766), Đỗ Phủ lưu lạc ở đất Quì Châu, do loạn An Lộc Sơn nên vẫn còn cảnh chiến tranh loạn lạc. Lúc bấy giờ ông đã 55 tuổi rồi mà hùng tâm tráng chí chưa thi thố được gì, lại thân mang nhiều bệnh tật, bạn bè cách trở sơn khê. Trong cảnh núi non ảm đạm, gió thu hiu hắt làm xúc cảnh sanh tình, khơi niềm cảm hứng mà sáng tác 8 bài THU HỨNG đi liền một thể, nhưng cũng có thể tách riêng mà thưởng thức từng bài một. Bài THU HỨNG thứ nhất là bài được mọi người biết đến nhiều nhất và cũng được các danh nhân Việt Nam diễn nôm nhiều nhất.
★ Nguyên bản
玉露凋傷楓樹林,
巫山巫峽氣蕭森。 .
江間波浪兼天湧,
塞上風雲接地陰。
叢菊兩開他日淚,
孤舟一繫故園心。
寒衣處處催刀尺,
白帝城高急暮砧。
杜甫
★ Phiên âm
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu sơn Vu giáp khí tiêu sâm
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm
Hàn Y xứ xứ thôi đao xích
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
Đỗ Phủ
* Chú thích
峽 giáp: eo đất, eo biển (còn phiên âm là hạp, hiệp). “Đài Loan hải hạp” 臺灣海峽 là eo biển Đài Loan.
★ Dịch nghĩa
Sương móc phủ đầy làm tiêu điều rừng phong;
Khí núi và vùng đất giáp núi Vu Sơn âm u ảm đạm;
Trên khúc sông từng đợt sóng như chảy ập vào lưng trời;
Trên cửa ải mây và gió sà xuống sát mặt đất;
Bụi cúc đã hai lần nở hoa làm rơi nước mắt;
Chiếc thuyền đơn lẻ buộc chặc tình cố hương;
Áo chống rét nơi nơi đang làm rộn ràng dao kéo;
Thành cao Bạch Đế cũng dồn dập tiếng chày chiều.
★ Dịch thơ
- Thất ngôn
Rừng phong mù mịt phủ hơi sương
Giáp núi Vu Sơn quạnh cảnh trường
Sóng gợn tung trời sông thẳng hướng
Mây sà tiếp đất gió nhuần phương
Thương chùm cúc nở hai lần lệ
Buộc chiếc thuyền hoài một cố hương
Áo rét đang đòi dao kéo rộn
Chày thành Bạch Đế đập khôn lường
- Lục bát
Sương mờ phủ kín rừng phong
Vu Sơn giáp núi mịt mùng xa khơi
Khúc sông sóng gợn lưng trời
Mây sà tiếp đất gió lơi giao hòa
Thương chùm cúc nở lệ sa
Neo thuyền cột chặt tình nhà khúc nhau
Áo hàn may rộn kéo dao
Chày thành Bạch Đế xôn xao những chiều
Mai Thắng - 210709
-----------------------------
★ Lời bình của Gs Đỗ Chiêu Đức
Năm Đại Lịch Nguyên niên (766), Đỗ Phủ lưu lạc ở đất Quì Châu, do loạn An Lộc Sơn nên vẫn còn cảnh chiến tranh loạn lạc. Lúc bấy giờ ông đã 55 tuổi rồi mà hùng tâm tráng chí chưa thi thố được gì, lại thân mang nhiều bệnh tật, bạn bè cách trở sơn khê. Trong cảnh núi non ảm đạm, gió thu hiu hắt làm xúc cảnh sanh tình, khơi niềm cảm hứng mà sáng tác 8 bài THU HỨNG đi liền một thể, nhưng cũng có thể tách riêng mà thưởng thức từng bài một. Bài THU HỨNG thứ nhất là bài được mọi người biết đến nhiều nhất và cũng được các danh nhân Việt Nam diễn nôm nhiều nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét